Thi hài tân nương 5 tuổi được phát hiện trong mộ cổ với nhiều trang sức vàng, hé lộ giai đoạn lịch sử đầy thương tâm thời Trung Quốc cổ đại
Sự tàn khốc của xã hội phong kiến đã được phơi bày cùng với bí mật ngôi mộ cổ.
Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, phương thức tang lễ phổ biết nhất là chôn cất xác người chết. Người xưa thường đặt một số vật phẩm riêng biệt trong mộ để người chết có thể “hưởng thụ” sau khi chết. Đặc biệt đối với những người có thân phận cao quý hơn, vật phẩm chôn cùng có thể thể hiện rõ địa vị xã hội của họ.
Năm 2003, khi một đội xây dựng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) tiến hành tu bổ nơi cư ngụ của nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn Vương Hi Chi đã phát hiện 1 ngôi mộ cổ ở đây.
Trong ngôi mộ có 2 chiếc quan tài rất nhỏ, chúng thuộc về 2 đứa bé, 1 đứa chỉ vừa tròn 1 tuổi và đứa còn lại 2 tuổi. Ở một hướng khác trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hài cốt của một tân nương 5 tuổi. Hài cốt của 3 đứa bé có tuổi đời quá nhỏ đã gây sốc cho các chuyên gia: Tại sao chúng còn bé như thế đã xuất hiện trong ngôi mộ cổ? Tại sao bé gái mới 5 tuổi mà đã trở thành tân nương?
Sau khi tham khảo các thông tin liên quan, cuối cùng các chuyên gia đã tìm ra bí mật của ngôi mộ cổ này, hé lộ một giai đoạn lịch sử vô cùng thương tâm. Hóa ra, chủ nhân của ngôi mộ là Tư Mã Duệ, Hoàng đế khai quốc của Đông Tấn. Và ngôi mộ cổ được xây dựng dành cho con trai yêu quý của ông là Tư Mã Hoán và cháu trai Tư Mã An Quốc.
Theo ghi chép trong Tấn thư (1 trong 24 sách lịch sử Trung Quốc, do Phòng Huyền Linh và Lý Diên Thọ phụng mệnh Đường Thái Tông biên soạn vào năm 648), mặc dù Tư Mã Duệ rất yêu thương Tư Mã Hoán nhưng Tư Mã Hoán từ khi ra đời đã đau bệnh triền miên.
Vì muốn con trai mau khỏe mạnh, Tư Mã Duệ quyết định phong vương cho Tư Mã Hoán. Điều ông không ngờ đến là chính vào ngày phong vương, bệnh trạng của Tư Mã Hoán đã trở nặng và qua đời. Không lâu sau đó, cháu trai Tư Mã An Quốc của ông cũng chết yểu.
Đối với Tư Mã Duệ, cái chết của con trai Tư Mã Hoán là một đả kích lớn, ông đã cử hành minh hôn (tổ chức hôn lễ với người chết), sau đó chôn sống tân nương, để con trai có thể sống hạnh phúc ở thế giới bên kia. Và cô dâu trong minh hôn này là tân nương 5 tuổi mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở thời hiện đại.
Trong xã hội xưa, khi chồng qua đời, người vợ sẽ được an táng theo cùng. Nhưng Tư Mã Hoán chết khi còn quá trẻ nên vua cha đã tìm một bé gái 5 tuổi để chôn cùng con trai.
Sự tàn khốc của xã hội phong kiến đã được phơi bày: Một bé gái còn nhỏ chỉ vì một câu nói của Hoàng đế mà trở thành vật phẩm mai táng và vĩnh viễn ở lại ngôi mộ kia.
Đào đất xây nhà vệ sinh thì phát hiện mộ cổ: Vô số cổ vật bên trong nhưng thi thể chủ nhân 'không cánh mà bay'
Số lượng lớn cổ vật tinh xảo đã được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ tại ngôi làng thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Những người dân trong làng chưa bao giờ ngờ được rằng họ có thể tìm thấy một ngôi mộ cổ thời nhà Đường hoàn chỉnh trong lúc đào móng xây nhà vệ sinh trên khu đất hoang.
Cổng vào ngôi mộ trông tựa như cửa hang động. (Ảnh: Kknews).
Sau 18 tiếng khai quật, hình dáng của ngôi mộ đã lộ diện hoàn toàn. Ngôi mộ có hình vòm cung, cổng vào trông hơi giống một cửa hang động. Ngôi mộ có chiều dài 3,8m, rộng 1,6m và cao khoảng 2,2m, toàn bộ được xây bằng gạch.
Ông Thái Chí Nghênh, một người dân trong thôn chia sẻ với phóng viên rằng: "Chúng tôi dự định xây một nhà vệ sinh công cộng cho thôn dân ở bãi đất hoang này thì bất ngờ đào phải mấy viên gạch khổng lồ trông rất kỳ lạ.
Bên dưới lớp bùn đất là vô số cổ vật. (Ảnh: Kknews).
Bên trên thân của chúng đều được chạm khắc hoa văn hình cá và mây. Ngôi mộ bị phủ một lớp đất rất dày. Chúng tôi đã lập tức dừng công việc và mời nhóm khảo cổ từ bảo tàng Tuyền Châu và Tấn Giang tới làm việc".
Ở phía đông của lăng mộ, nhóm chuyên gia đã tìm thấy một chiếc hộp đựng đồ tùy táng của chủ nhân ngôi mộ cổ. Bên trong có rất nhiều tiền xu cổ, bình gốm miệng bát, bộ đĩa và 5 chén uống rượu bằng gốm, nghiên mực, hộp bằng bạc, đĩa bạc, nhẫn vàng, đồ trang sức bằng ngọc cùng một số đồ dùng bằng gỗ và gỗ sơn mài.
Hình ảnh một số bình gốm đã được các chuyên gia tìm thấy. (Ảnh: Kknews).
Tuy nhiên điều khiến các nhà khảo cổ bất ngờ là dù ngôi mộ cổ được bảo quản rất tốt, thậm chí còn chưa từng có dấu hiệu bị trộm nhưng lại không hề có xương cốt của chủ nhân, dù chỉ là một mảnh xương.
Theo ông Trần Kiến Trung, giám đốc bảo tàng Tấn Giang chia sẻ, toàn bộ ngôi mộ được xây bằng gạch đỏ được chạm khắc hoa văn độc đáo.
Xét trên hình dáng ngôi mộ, đây là kiểu lăng mộ đặc trưng của vùng đồng bằng miền Trung. Ngôi mộ có niên đại nhà Đường. Chúng tôi suy đoán rằng chủ nhân ngôi mộ là người tới từ vùng ven biển. Dựa vào số lượng đồ tùy táng trong ngôi mộ, chủ nhân của mộ hẳn là một nhà quý tộc.
Cận cảnh một món cổ vật được chôn bên trong ngôi mộ cổ. (Ảnh: Kknews).
Tuy nhiên, có một truyền thuyết về danh tính của chủ nhân ngôi mộ được người dân làng truyền tai nhau từ trước nay và cũng được các chuyên gia nhận định rằng có khả năng là thực rất cao.
Đó là ghi chép trong gia phả của dòng tộc họ Thái tại làng Lữ Thố, ban đầu tổ tiên của họ vốn mang họ Lữ. Ông vốn là viên quan ở kinh đô nhưng vì đắc tội với vua mà bị xử chu di cửu tộc. Nhà vua ra lệnh cho quân lính đi tới làng Lữ Thố để truy bắt những người dân ở đây.
Khi quân lính tìm tới, họ gặp một ông già đang rửa rau ở đầu làng và hỏi ở đây có phải làng Lữ Thố không.
Nhưng ông già không hiểu tiếng phổ thông nên đã giơ nắm rau trên tay ra, đám quân lính hiểu nhầm rằng người dân làng mang họ Thái nên đã bỏ đi, vì thế mà dân làng thoát một đại nạn. Kể từ đó, toàn bộ dân làng đã đổi họ Lữ thành họ Thái. Ngôi mộ cổ không chủ kia vốn thuộc về viên quan kia.
Ngôi mộ cổ vô tình được cậu bé chăn cừu phát hiện, chuyên gia hào hứng khai quật nhưng không tìm thấy gì: Hóa ra lý do là đây! Vào năm 1953, ngôi mộ cổ được cậu bé tìm thấy trong một cái hang ở địa phận thuộc tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc. Lối vào bên trong lăng mộ của hoàng đế Nam Đường. (Ảnh: Kknews). Bị sự tò mò kích thích, cậu bé chui vào ngôi mộ cổ và nhìn thấy bên trong có vô số di vật. Cậu bèn nhặt...