Thi đua nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT ở Hà Tĩnh
Bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thi giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên môn liên khối, liên trường, việc nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong khối THPT ở Hà Tĩnh.
Đây cũng là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hội thi giáo viên dạy giỏi đã được Trường THPT Nghi Xuân tổ chức bài bản, chặt chẽ, đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Trong ảnh: Một giờ dạy thuộc phần thi của giáo viên Trường THPT Nghi Xuân.
Cô Nguyễn Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Xuân thông tin: “Giáo viên ở các tổ chuyên môn vừa được trải nghiệm những giờ phút khó quên của hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Đến với sân chơi bổ ích này, ngoài các tiêu chí, chuẩn nghề nghiệp theo quy định, giáo viên tham gia phải trải qua hai phần thi: trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy. Các phần thi được nhà trường tổ chức bài bản, chặt chẽ, đúng quy định của Bộ GD&ĐT”.
21 giáo viên tham gia đã mang đến hội thi của Trường THPT Nghi Xuân những điều bất ngờ, hấp dẫn. Đó là sự năng động đổi mới trong phương pháp giảng dạy, trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Những giờ dạy cũng đã phát huy tính tích cực, chủ động của người học, tạo không khí hào hứng, nâng cao hiệu quả tiếp thu bài giảng cho học sinh.
Cô Đinh Thị Hương Dịu – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nghi Xuân cho biết: “Hội thi không chỉ tạo điều kiện cho chúng tôi cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy mà qua quá trình chuẩn bị bài thi, phần thi, chúng tôi còn kích hoạt nhiều khả năng tiềm tàng, cố gắng để tích lũy, củng cố về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dạy học”.
Những ngày qua, hoạt động sinh hoạt chuyên môn giữa các trường khối THPT trên toàn huyện Cẩm Xuyên cũng đã tạo nên bầu không khí sôi nổi tại Trường THPT Cẩm Bình. Hoạt động này được thực hiện theo hướng nghiên cứu bài học ở 3 môn: Toán, Sinh học, Lịch sử của lớp 10 – chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Video đang HOT
Thông qua các giờ của hội giảng, học sinh Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Nghiên cứu kỹ chương trình mới và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, các giáo viên Trường THPT Cẩm Bình đã thiết kế nội dung bài giảng thành các hoạt động học tập kế tiếp nhau. Theo đó, học sinh được tiếp cận bài học theo hình thức đổi mới với các bước: từ khởi động (mở đầu) đến khám phá (hình thành kiến thức mới) rồi luyện tập và vận dụng. Từ đó, đặc thù của môn học được phát huy, học sinh có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và phát triển được các phẩm chất, năng lực của bản thân.
Em Nguyễn Trọng Khôi – học sinh lớp 10A9, Trường THPT Cẩm Bình cho biết: “Tiết học Toán với những vấn đề xuất phát từ tình huống thực tế trong cuộc sống đã tạo nên sự hứng thú để chúng em tìm hiểu sâu hơn kiến thức của bài học. Qua đó, chúng em nhận thấy, toán học không phải chỉ là những con số khô khan mà ngược lại, có nhiều điều hấp dẫn, dễ hiểu”.
Giáo viên, học sinh Trường THPT Cẩm Bình trao đổi sau hội giảng.
Thời gian qua, các phong trào thi đua nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 lần đầu tiên được triển khai ở lớp 10 đã lan tỏa, trở thành phong trào thi đua sôi nổi tại các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
Tiêu biểu như: sinh hoạt chuyên môn liên trường dạy học Ngữ văn lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi và Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà); hội giảng – dạy thể nghiệm chương trình giáo dục phổ thông 2018 các môn học ở Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kỳ Anh), Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn)…; các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn đổi mới phương pháp giảng dạy ở THPT Can Lộc…
Từ các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, giáo viên Trường THPT Can Lộc đã vận dụng linh hoạt vào giờ dạy, phát huy hiệu quả chương trình sách giáo khoa mới.
Với sự nỗ lực đổi mới của giáo viên, sự tích cực chủ động, hợp tác của học sinh, các trường THPT đã bắt nhịp và phát huy nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung chương trình mới đã từng bước phát huy hiệu quả như mong muốn, học sinh đạt được năng lực về nhận thức, đồng thời rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại các trường cho thấy tinh thần nhiệt huyết, tìm tòi đổi mới của đội ngũ giáo viên, đáp ứng với nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay. Mỗi tiết học đều bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy. Thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên môn, giáo viên các trường có cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tạo tâm thế thoải mái trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mới.
Thầy Đậu Quang Hồng
Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
Phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc
Sáng 18/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc
Tiết mục văn nghệ lễ phát động của các em học sinh TP Hà Tĩnh.
Tham dự lễ phát động có lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát động Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc.
Thời gian qua, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể thiết thực. Việc xây dựng, phát triển mô hình trường học hạnh phúc dựa trên trải nghiệm hạnh phúc của con người: Kết nối với bản thân - Kết nối với người khác - Kết nối với thế giới tự nhiên.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên, tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Ông Phan Duy Nghĩa - Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông Sở GD&ĐT thông qua quyết định ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc.
Trường học hạnh sẽ mang lại trạng thái cảm xúc vui vẻ, năng lượng sống tích cực và đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn chính đáng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, nhân viên và người lao động. Trong đó, học sinh hạnh phúc phải được đặt ở vị trí trung tâm của nhà trường hạnh phúc, đúng như câu khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu".
Đại biểu tham dự Lễ phát động.
Tại lễ phát động, Sở GD&ĐT thông qua kế hoạch triển khai xây dựng trường học hạnh phúc và quyết định ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Tĩnh.
Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu: năm học 2022-2023, 100% các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc; năm học 2023-2024, phấn đấu có 5% cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn Trường học hạnh phúc; từ năm học 2024-2025 trở đi, phấn đấu mỗi năm học có thêm ít nhất 10% cơ sở giáo dục đạt các tiêu chuẩn trường học hạnh phúc.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành giáo dục Hà Tĩnh cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động giáo dục; thực hiện tốt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Ông giáo khuyết tật và lớp học 4 "không" Tại Hà Tĩnh có một lớp học đặc biệt, miễn phí cho học sinh nghèo, học sinh ở xa có thể ở lại. Bán trâu bò để mua bàn ghế cho học sinh học. Ông giáo có tên Đặng Tiến Dũng ở Hà Tĩnh có duyên với nghề dạy học. Trước đó, ông làm đủ công việc như sửa xe, thợ mộc để...