Thi đấu tại LPL, SofM có thể giàu đến mức nào: Đánh nửa năm đủ ‘thầu’ 1 team VCS, lương tháng đủ mua chung cư hạng sang?
Cùng thử một phép so sánh vui để xem SofM thực sự “giàu” đến cỡ nào sau nhiều năm chinh chiến tại LPL nhé!
Đầu tiên, cần phải lưu ý rằng tất cả thông tin về mức thu nhập của tuyển thủ đều chỉ mang tính chất tham khảo, bởi nhiều lý do,không có bất kỳ đội tuyển nào công khai những con số mà họ chi ra để trả lương cho người chơi của mình.
Tất cả những thông tin về lương của tuyển thủ này hay ngôi sao kia, vì vậy chỉ mang tính chất “tin hành lang”. Về trường hợp của SofM, thông qua chia sẻ của những “người trong nghề” như Thầy Giáo Ba, Độ Mixi hay “ông chú làm ở LPL” trong những bài viết mới đây mà chúng tôi đưa tin, game thủ có thể thu hẹp con số dự đoán về mức lương của anh tại LPL, đó là trên 2 tỷ VND/tháng, con số cụ thể có thể rơi vào hơn 5 tỷ/tháng, tương đương khoảng 66 tỷ VND/năm, tức 20 triệu Nhân dân tệ.
“Ông chú làm ở LPL” khiến cư dân mạng Trung Quốc dậy sóng trong thời gian gần đây khi tiết lộ “lương SofM ngang ngửa Karsa, chỉ thấp hơn một chút thôi”, trong khi người Đi rừng của TOP Esports được cho là sở hữu mức lương hơn 20 triệu Nhân dân tệ/năm
Mức lương “dự đoán” của SofM chỉ là con số… bình thường tại LPL
Dĩ nhiên, đây là những số liệu rất “khủng khiếp” trong mắt game thủ Việt, nhưng thực tế, đó lại là cột mốc rất bình thường đối với nền thể thao điện tử Trung Quốc – Mảnh đất màu mở cho những ngôi sao hàng đầu thế giới bởi mức đãi ngộ cực khủng.
Uzi – Game thủ được trả lương cao nhất LPL thời kỳ đỉnh cao, hiện đang sinh sống tại một căn hộ cao cấp thuộc Tomson Riviera – Khu nhà chung cư cao cấp bậc nhất thế giới thuộc thành phố Thượng Hải.
Giá một căn hộ thuộc tòa nhà này có thể lên tới 8 triệu USD (khoảng 45 triệu Nhân dân tệ), và giá thuê của nó cũng vô cùng đắt đỏ: dao động từ 85.000 Nhân dân tệ (278 triệu VND) – 200.000 Nhân dân tệ (654 triệu VND) mỗi tháng.
Video đang HOT
Ảnh chụp bên trong căn hộ cao cấp của Uzi, với góc view hướng thẳng ra sông Hoàng Phố và thuộc khu đô thị sầm uất nhất tại Phố Đông, Thượng Hải
Trong những hình ảnh được chia sẻ vào khoảng đầu năm 2020, Uzi được cho là đang thuê một căn hộ thuộc Tomson Riviera có “góc view” hướng thẳng ra sông Hoàng Phố – Một căn hộ có địa lợi tuyệt đẹp, được dự đoán có giá thuê khoảng 130.000 Nhân dân tệ/tháng. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc theo thống kê năm 2019 là 19.560 USD, tương đương khoảng… 138.000 Nhân dân tệ/năm.
Điều này có nghĩa là chỉ tính riêng tiền thuê nhà mà Uzi chi ra mỗi tháng đã ngang bằng với mức thu nhập trung bình của một người dân Trung Quốc trong 1 năm. Dĩ nhiên, mức thu nhập của Xạ thủ RNG sẽ lớn gấp nhiều lần con số 130.000 tệ nói trên.
Ví dụ từ Uzi cho thấy rằng con số thu nhập hàng chục triệu Nhân dân tệ mỗi năm của các tuyển thủ tại LPL không phải là “hư cấu”. Xiaohu cũng từng chia sẻ rằng mức lương mà Karsa nhận được tại TOP Esports nhiều gấp 2 lần khả năng chi trả của RNG, nơi mà cựu tuyển thủ Flash Wolves được cho là hưởng lương 10 triệu Nhân dân tệ/năm.
SofM có thể “giàu” đến mức nào?
SofM đã thi đấu 4 năm tại LPL, và dĩ nhiên anh không phải là cái tên có thể nhận lương bạc tỷ mỗi tháng ngay từ những ngày đầu tiên. Danh vọng và tiền bạc mà SofM có thể có được ngày hôm nay là kết tinh của một chặng đường dài nỗ lực khẳng định vị thế của một người chơi Đi rừng hàng đầu.
Và chúng ta hãy làm phép thử nho nhỏ liên quan đến thông tin về mức thu nhập khủng của SofM vừa được dân mạng Trung Quốc chia sẻ thời gian gần đây. Hãy cùng tưởng tượng với mức lương 66 tỷ/năm, cộng thêm thu nhập từ quảng cáo và liên kết thương hiệu, trừ đi các khoản đóng thuế… thì số tiền mà SofM nhận được có thể cũng không ít hơn 50 tỷ VND/năm.
SofM chưa vô địch LPL, cũng chưa được đi CKTG, nhưng đẳng cấp của anh là điều mà cả LPL đều thừa nhận
Trong trường hợp SofM kết thúc sự nghiệp chinh chiến tại LPL và quay về Việt Nam trong tương lai, khối tài sản mà anh sở hữu có thể dư sức đầu tư vào một đội tuyển tại VCS. Lấy ví dụ, trong một vụ “drama” khá hot liên quan tới vấn đề lương bổng của tuyển thủ tại VCS diễn ra vào cuối năm 2019 – đầu năm 2020, một đội tuyển hàng đầu của LMHT Việt Nam đã bị leak giá trị hợp đồng “sang tên đổi chủ” với giá 10 tỷ VND.
Dĩ nhiên, con số kể trên sẽ tăng phi mã trong vòng vài năm tới, bởi làn sóng đầu tư và sự phát triển của Esports tại Việt Nam. Đặt vào viễn cảnh khả quan nhất, là VCS sẽ tạo được dấu ấn tại các kỳ CKTG tiếp theo, và gia tăng vị thế của mình, thì giá trị của một đội tuyển thuộc top đầu giải đấu có thể rơi vào khoảng trên dưới 30 tỷ VND trong vòng 2 năm tới. Con số này suýt soát bằng… một nửa mức thu nhập dự đoán của SofM hiện tại.
Nghĩa là chỉ cần thi đấu nửa năm tại LPL, SofM sẽ có đủ số tiền để sang nhượng và sở hữu một đội tuyển danh tiếng tại VCS trong tương lai. Dĩ nhiên, con số để duy trì hoạt động và phát triển đội tuyển đó sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Nếu không thể đạt được ước mơ tham dự CKTG khi còn thi đấu ở LPL, việc đầu tư vào một đội tuyển tại Việt Nam và theo đuổi giấc mơ đó cũng là điều hoàn toàn khả thi với SofM. Ocelote – Ông chủ của G2 Esports là một ví dụ điển hình cho trường hợp này
Lại quay trở lại với cột mốc 5,5 tỷ VND/tháng – Mức lương của SofM theo dự đoán của cộng đồng mạng Trung Quốc. Số tiền này cộng thêm thu nhập ngoài luồng của SofM và trừ đi các khoản thuế, cũng thừa đủ để anh mua một căn hộ chung cư hạng sang tại các khu vực thành phố lớn ở Việt Nam, cụ thể là Hà Nội.
Faker – Ngôi sao LMHT hưởng mức thu nhập cao nhất thế giới, đã đầu tư tiền vào lĩnh vực bất động sản từ vài năm nay và sở hữu khá nhiều tài sản giá trị ngay trong Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Liệu sẽ có một viễn cảnh tương tự diễn ra đối với SofM trong tương lai? Và nếu LCK có Chủ tịch Lee, thì LMHT Việt Nam cũng sẽ xuất hiện một “Chủ tịch Duy” hay chăng?
Lưu ý: Bài viết này chỉ là một dự đoán vui về tương lai của SofM, và những con số thống kê chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, với tính cách của SofM, có lẽ anh chàng sẽ hứng thú hơn với việc mở một Cyber Games “sương sương” vài tỷ để làm nơi tụ tập bạn bè và thỏa đam mê chơi game nếu giải nghệ trong tương lai. Vua trò chơi thì chỉ cần sống “giản dị” vậy thôi.
Chúng ta có thể vẽ ra một tương lai vô cùng sáng lạn dành cho SofM, nhưng có lẽ bản thân anh chàng này cũng chỉ mộng mơ về một thiên đường nhỏ để thỏa đam mê chơi game từ bé mà thôi
Caps cũng muốn theo chân SofM gia nhập LPL, trở thành ngoại binh thứ 2 không phải người Hàn tại Trung Quốc
LPL đã có một danh hài Doinb rồi, giờ nếu xuất hiện thêm diễn viên xiếc là Caps nữa thì chắc hẳn là vui nhộn lắm đây.
Sau 2 lần liên tiếp thất bại tại Chung kết CKTG, ngôi sao Đường giữa của G2 Esports - Caps, có vẻ như đang nghiêm túc cân nhắc việc chuyển sang... Trung Quốc thi đấu để tìm kiếm cơ hội giành ngôi vô địch.
Trong buổi stream mới đây, anh chàng đã chia sẻ dự định này với các fan hâm mộ và khẳng định rằng đây sẽ là lựa chọn ưu tiên nếu như G2 Esports không thể giành ngôi vô địch tại giải đấu CKTG 2020 sắp tới.
"Thực sự để mà nói về khả năng cạnh tranh danh hiệu vô địch thế giới, tôi không thấy khu vực nào vượt qua được LPL. Nếu có tham vọng vô địch CKTG, không nơi nào tốt hơn LPL, nếu năm nay G2 Esports vẫn tiếp tục thất bại, tôi sẽ tìm kiếm một lựa chọn có đủ sức cạnh tranh hơn, và LPL là một điểm đến vô cùng tuyệt vời."
Caps đã trải qua 2 lần về nhìn liên tiếp tại CKTG cùng Fnatic và G2 Esports. Cách đây không lâu, khi chia sẻ về lý do rời Fnatic, Caps cũng thừa nhận rằng anh cảm thấy G2 là cái tên có tiềm năng nhất để vươn lên ngôi vô địch thế giới.
Thực tế, "Gánh xiếc" cũng đã thành công trong việc đoạt lấy danh hiệu quốc tế đầu tiên kể từ năm 2011 - Chức vô địch MSI 2019 về với châu Âu, nhưng rốt cuộc đối với bản thân Caps, thành tích của anh vẫn "dậm chân tại chỗ" khi bước vào sân chơi lớn nhất của LMHT chuyên nghiệp.
Năm 2018, Caps trong màu áo Fnatic đã bị Invictus Gaming hủy diệt 3-0 trong trận Chung kết "một chiều và nhàm chán" nhất lịch sử CKTG. Và đến mùa giải năm ngoái, mọi chuyện cũng không khá khẩm hơn khi G2 của anh - Một đội hình hội tụ những ngôi sao đẳng cấp nhất LMHT phương Tây, cũng phải phơi áo 0-3 trước FunPlus Phoenix.
Về phần LPL, giải đấu này luôn được biết đến với truyền thống ưa chuộng những ngoại binh người Hàn. Karsa và SofM là những ngoại binh hiếm hoi không đến từ giải đấu khác mà không phải LCK. Và dĩ nhiên, không chỉ riêng LPL, mà hầu hết các giải đấu lớn tại phương Đông là LCK, VCS cũng chưa từng có tiền lệ sử dụng tuyển thủ phương Tây nào.
Tài năng của Caps là không cần bàn cãi, nhưng liệu màn trình diễn của anh đã đủ để các đội tuyển LPL sẵn sàng phá bỏ tiền lệ để chiêu mộ? Nếu như Caps có cơ hội gia nhập LPL, đây chắc chắn sẽ là một viễn cảnh vô cùng thú vị khi siêu sao LMHT số 1 phương Tây được trải nghiệm không khí cạnh tranh khốc liệt tại giải đấu hàng đầu thế giới.
SofM hưởng lương 65,7 tỷ/năm, 5,5 tỷ mỗi tháng, giá trị chuyển nhượng ngang ngửa Á quân LPL Mức thu nhập siêu khủng của SofM tiếp tục được những nhân vật "từng hoạt động tại LPL" hé lộ. Sau khi bài báo "SofM là một trong 2 người Đi rừng tiên phong định hình lối chơi thống trị thế giới của LPL" được chia sẻ trên các trang MXH Trung Quốc, cái tên SofM bỗng dưng hot trở lại, và vấn...