Theo dõi đường lây lan của virus SARS-CoV-2 bằng công nghệ giải trình gene siêu nhanh
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales (UNSW) của Australia, đã đi tiên phong trong việc áp dụng một phương pháp giải trình tự gene mới đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể xác định đường lây lan của virus trong 4 giờ, thay vì từ 24 đến 48 giờ của phương pháp tiêu chuẩn.
Virus SARS-CoV-2 (màu xanh) trên bề mặt các tế bào lấy từ mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phương pháp giải trình tự gene siêu nhanh này đã được các nhà khoa học tại 2 viện trên áp dụng tại bang New South Wales (NSW) và sẽ được triển khai trên toàn Australia trong thời gian tới.
Phương pháp trên, được gọi là giải trình tự nanopore, giúp các cơ quan y tế nhanh chóng theo dõi các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có mối liên hệ với nhau như thế nào, kích hoạt biện pháp cách ly kịp thời những người tiếp xúc gần và giảm thiểu rủi ro khác.
Ira Deveson, người đứng đầu nhóm công nghệ gene tại Trung tâm gen lâm sàng Kinghorn thuộc Garvan cho biết, bằng cách sử dụng các thiết bị nanopore, nhóm có thể tạo ra trình tự bộ gene cuối cùng nhanh nhất là trong vòng 2 giờ sau khi nhận được DNA được khuếch đại của virus SARS-CoV-2 từ một ca mắc bệnh. Thiết bị giải trình tự nanopore có kích thước bằng một chiếc điện thoại di động. Các sợi DNA được đưa qua các cảm biến nhỏ để đo dòng điện. Tín hiệu kết quả được giải mã để cung cấp trình tự DNA hoặc RNA cụ thể.
Tiến sĩ Deveson đánh giá đây là phương pháp có giá thành hợp lý, cơ động và không yêu cầu cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm cần thiết như các công cụ gene mầm bệnh tiêu chuẩn hiện nay.
Đã có những lo ngại về độ chính xác của phương pháp giải trình tự nanopore, nhưng các nhà khoa học của Viện Garvan và Kirby đã công bố một bài báo phân tích rõ về cách thức giải trình tự bộ gene virus SARS-CoV-2.
Được đăng trên tạp chí Nature Communications, bài báo không chỉ chứng minh độ chính xác cao của phương pháp giải trình tự siêu nhanh này mà còn cung cấp các hướng dẫn thực hành tốt nhất để các bệnh viện và phòng thí nghiệm khác của Australia và trên thế giới có thể áp dụng rộng rãi.
Biden có thể giữ lập trường cứng rắn về Biển Đông
Giới phân tích cho rằng chính quyền Biden có thể duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc như Trump trong một số vấn đề như Biển Đông.
"Với nền tảng của Joe Biden là một thượng nghị sĩ kỳ cựu, chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều cái đầu chụm vào để giải quyết các vấn đề trên thế giới", giáo sư Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, phát biểu tại diễn đàn trực tuyến do Hiệp hội Phóng viên nước ngoài của Philippines tổ chức hôm 9/11.
Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á và giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, cũng nói tại sự kiện rằng các nước trong khu vực sẽ chịu ít áp lực "chọn phe" trong căng thẳng Mỹ - Trung một khi Biden lên nắm quyền.
Cả hai chuyên gia nhận định Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục chính sách tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOPS) ở Biển Đông. Hải quân Mỹ đã tăng cường thực hiện các chiến dịch FONOPS ở Biển Đông trong những năm qua, nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Joe Biden tại cuộc tranh luận tổng thống thứ hai ở Nashville, bang Tennessee hôm 22/10. Ảnh: AP.
Trong cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ hồi tháng 2, Biden cũng từng tuyên bố muốn Trung Quốc hiểu rõ rằng "họ phải chơi theo luật" trên Biển Đông.
Hồi năm 2016, trong một chuyến thăm Australia, Biden cũng từng cam kết rằng Mỹ sẽ "đảm bảo các tuyến đường biển được an toàn và bầu trời rộng mở". "Tôi đảm bảo với bạn rằng Mỹ sẽ không đi đâu cả. Mỹ sẽ luôn có mặt ở Thái Bình Dương", ông nói.
Từ một người ủng hộ mối quan hệ với Bắc Kinh, quan điểm của Biden đối với quốc gia châu Á này đã trở nên cứng rắn hơn trong thập kỷ qua. Giới phân tích nhận định lập trường của Biden với Trung Quốc sẽ có nhiều điểm tương đồng với chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trong nhiệm kỳ của Trump, Mỹ đã có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề, trong đó có Biển Đông. Hồi tháng 7, Mỹ ra tuyên bố bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ dưới thời Biden sẽ có cách tiếp cận "dân sự hơn" và "hướng tới đồng thuận" đối với các mối quan hệ quốc tế, đồng thời thể hiện vai trò lãnh đạo nhiều hơn trong các vấn đề toàn cầu, theo giáo sư Batongbacal.
Trong khi đó, giáo sư Thayer nhận định mối quan hệ liên minh giữa Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản cũng "ít đối kháng hơn", đồng thời hợp tác nhiều hơn để đưa ra chiến lược ứng phó với Trung Quốc.
32 năm Biden hiện thực hoá giấc mơ tổng thống. Video: Vox.
Bài báo khoa học là một thành quả tri thức, sao lại dùng từ "mua- bán"? Mỗi một bài báo được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt từ Việt Nam là một đóng góp vào tài sản tri thức của đất nước Việt Nam. Những ngày gần đây, câu chuyện về hợp tác nghiên cứu hay mời visiting researcher để công bố bài báo khoa học quốc tế đang gây sự chú ý của...