Theo chân du học sinh 2K người Việt đi mua hàng thùng tại các shop thời trang Úc: Giá “đắt xắt miếng” vì quá nhiều đồ hiệu
Dù chỉ mới 20 tuổi nhưng cô nàng Yến Nga đã có kinh nghiệm đi mua hàng thùng ở khắp các chợ và shop cửa hàng tại Melbourne, Úc. Cùng lắng nghe những trải nghiệm mua hàng ở phương xa của cô nàng du học sinh này nhé.
Đã là phụ nữ, ai cũng sẽ có niềm đam mê với thời trang theo cách nhất định. Và Yến Nga (20 tuổi) cũng không phải là người ngoại lệ. Là một cựu học sinh chuyên anh THPT Phan Bội Châu, Hà Nội sau khi sang Melbourne, Úc du học thì Yến Nga lại có cho mình nhiều cơ hội khám phá thời trang ở nước bạn hơn, nhất là các món hàng thùng vốn được cô nàng mê tít.
“Ở Melbourne, Úc có rất nhiều cửa hàng vintage, antique và secondhand. Đây cũng được coi như một nét văn hóa của người dân. Mọi người thường quan tâm tới môi trường, cộng đồng nên việc tái sử dụng đồ cũ rất được ủng hộ. Bên cạnh đó, theo mình nhận thấy đồ hàng thùng của Úc có kiểu dáng và chất lượng đặc biệt tốt và phong phú. Cộng thêm bản thân cũng yêu thích thời trang và đồ trang trí nên đây chính là cơ hội tốt để thỏa mãn niềm đam mê của mình”, Yến Nga chia sẻ.
Yến Nga, 20 tuổi hiện đang là du học sinh tại Melbourne, Úc.
Cũng giống với nhiều người đam mê hàng thùng, Yến Nga thích sự độc đáo trong chất liệu, màu sắc và kiểu dáng của các loại quần áo này. Chưa kể việc tái sử dụng đồ cũ cũng là một nét văn hóa cần được khuyến khích để bảo vệ môi trường cũng như ủng hộ cộng đồng nên cô nàng chưa bao giờ ngại bỏ thời gian và công sức của mình để đi tìm và mua những bộ quần áo ưng ý.
Hàng thùng ở Úc có gì, phải mua ở đâu?
Ở Melbourne, Úc sẽ có rất nhiều cửa hàng “Opshop” bán hàng thùng. Các cửa hàng này sẽ bán theo ba dạng.
- Một là recycle boutique theo dạng ký gửi, khi mọi người đem gửi những món đồ mình không mặc nữa và cửa hàng sẽ trưng bày và bán cho người khác.
- Thứ hai là “lost and found” nơi có rất nhiều những gian hàng bán hàng thùng cả quần áo, nội thất cũng như đồ trang trí.
- Ngoài ra là các app bán đồ cũ online nên nhìn chung nguồn hàng ở đây sẽ khá dồi dào.
(Hình minh họa).
Tại Úc, muốn mua hàng thùng trong tuần sẽ thường phải đến các shop là chủ yếu. Còn chợ sẽ chỉ họp vào những ngày chủ nhật như chợ Fitzroy Market và Camberwell Sunday Market. Các chợ này cũng có rất nhiều đồ phong phú và bạn có thể mua cả hàng thiết kế với giá cực phải chăng. Nhưng vì chỉ họp 1 tuần một lần nên để cứ rảnh lại chạy đi “soi hàng” như Yến Nga thì tới các shop vẫn là lựa chọn chiếm số lượng nhiều hơn.
Tại các chợ và shop hay app bán hàng thùng đều sẽ rất đa dạng từ quần áo, đồ dùng nội thất, đồ decor, sách, đĩa, máy móc,… bất cứ mặt hàng nào bạn cần thì đều sẽ có bán.
Đồ đẹp, thương hiệu đấy nhưng giá sẽ liệt vào hàng “chát”
(Hình minh họa).
“Mình thấy ở đây có rất nhiều đồ có thương hiệu. Chính vì thế, việc mua sắm sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Tuy nhiên, vì là đồ hiệu nên giá thành cũng sẽ cao hơn. Nếu so sánh với chợ hàng thùng ở Việt Nam mình thấy đắt hơn nhiều.
Những món quần áo hay decor có giá trải dài từ 10 đô (hơn 200.000 đồng) cho một món cho tới vài trăm thậm chí cả ngàn đô la (vài chục triệu đồng). Nếu mua ở các shop giá cả đã được niêm yết sẵn và bạn sẽ không thể mặc cả. Nhưng nếu mua ở chợ có thể thương lượng một chút với người bán nhưng mức giảm sẽ không nhiều”, Yến Nga cho biết.
Mua hàng thùng dù ở đâu đi chăng nữa kinh nghiệm dắt túi mà cô nàng gửi gắm cũng là cần xem xét cẩn thận nhãn hiệu, chất liệu và chất lượng sản phẩm trước khi mua.
Để chọn được những món đồ ưng ý, Yến Nga phải thật sự tinh ý và không ham rẻ. “Việc kiểm tra nhãn mác, chất liệu và soi thật kỹ các lỗi luôn là thao tác bắt buộc khi chọn đồ. Ngoài ra, nếu có cơ hội thì cũng nên thử và nên mường tượng ra cách mình phối với những item mình đã có ở nhà sẽ tránh được cảnh mua về mà vứt xó không sử dụng tới”.
Đồ si ở Úc có nhiều brand trong và ngoài nước nên có thể chọn dễ dàng hơn. Ngoài những cái tên quen thuộc như Ralphn Lauren, Valentino, Calvin Klein, Kate Spade,… còn nhiều hàng designers cao cấp nhưng cần phải có kiến thức và cần tìm những cửa hàng uy tín.
Video đang HOT
Tuy nhiên có rất nhiều điều bạn sẽ yên tâm khi mua sắm ở Úc là mọi thứ rất rõ ràng và dễ dàng. Người bán hàng rất thật nên sẽ không có nhiều xung đột hay vấn đề to tát xảy ra khi mua sắm. Bạn chỉ nên lưu tâm khi mua sắm ở đây là phải đến sớm để chọn được những món đồ đẹp.
Một số kinh nghiệm và bí kíp mua đồ si của Yến Nga ở Úc:
- Nên chuẩn bị tiền nhiều hơn vì đồ si ở Úc có nhiều brand trong và ngoài nước nên có thể chọn được dễ dàng hơn nhưng giá cả cũng đắt hơn.
- Muốn mua đồ designers cao cấp cần phải có kiến thức và cần tìm những cửa hàng uy tín.
- Lựa thì có thể nhiều nhưng cân nhắc trước khi mua, tốt nhất là nên biết sẽ mix&match đồ như thế nào với những món đồ mình đã có.
- Địa chỉ: Mua trực tiếp tại các vintage shop, 2hand shop và flea market. Ngoài ra còn các app bán đồ cũ online.
Theo chân cô nàng du học sinh Phần Lan đi chợ secondhand: Nhân viên sẵn sàng giảm 50% giá nếu đồ bị lỗi
Là một người thích decor nhà, nấu nướng và trang trí đồ ăn, Minh Yên tìm tới chợ secondhand Phần Lan vì muốn tìm các món đồ độc lạ, mới mẻ và cô mê mẩn từ lúc nào không hay.
Trước khi đi du học, bạn Nguyễn Lê Minh Yên (24 tuổi) không có nhiều hiểu biết về đồ secondhand, chủ yếu qua một số sản phẩm ở những shop bán quần áo secondhand trên mạng.
Khi sang đến Phần Lan, may mắn nhờ các bạn đến Phần Lan trước mà Minh Yên biết được một cửa hàng đồ secondhand rất có tiếng ở thành phố đang theo học.
Lần đầu ghé chân, Minh Yên thật sự rất ấn tượng với những hàng hóa và sản phẩm gọi là "secondhand" của cửa hàng. Vì mọi thứ nhìn rất mới và sạch sẽ, đặc biệt là giá cả rất rẻ, chỉ từ vài cents cho tới 1-2 euro (khoảng 20 - 50.000 đồng) đối với những thứ lặt vặt cần mua.
Nguyễn Lê Minh Yên.
Là một người rất thích nấu nướng, trang trí thức ăn và trang trí nhà cửa, cô nàng chủ yếu săn tìm các mặt hàng này. Cùng theo chân Minh Yên đi dạo và tìm hiểu chợ secondhand ở Phần Lan, đặc biệt là những món đồ dùng cho nhà bếp, nội thất hoặc đồ trang trí nhà cửa nhé.
Chợ secondhand Phần Lan có hẳn hai loại, mở bán quanh năm chỉ nghỉ vào ngày lễ
"Kirpiss" trong tiếng Phần Lan dịch sang tiếng Anh có nghĩa là "Yard sale". Nếu ai từng xem "Toy story 2" thì chắc chắn sẽ nhớ phân cảnh mẹ của Andy đặt tấm bảng "Yard sale" và trưng bày các đồ vật cũ trong gia đình trước sân nhà để bán lại cho những người mua chúng. Ở Phần Lan, khi bạn thấy một cửa hàng có dòng chữ "Kirpiss" thì có nghĩa là tại nơi này họ bán hàng hóa secondhand.
Thường thì những cửa hàng secondhand ở Phần Lan sẽ buôn bán quanh năm, nghỉ lễ theo lịch chung của Phần Lan và họ luôn thông báo qua website về những ngày nghỉ hoặc các chương trình kinh doanh của họ.
Ở thành phố Minh Yên đang theo học có hai dạng cửa hàng secondhand rất có tiếng và khá quy mô. Tuy nhiên, cách hoạt động thì không hề giống nhau và khá mới mẻ.
1. Cửa hàng secondhand SPR
Đây là cửa hàng secondhand hoạt động dưới sự quản lý của hội chữ thập đỏ Phần Lan (viết tắt là SPR). Mỗi một thành phố ở Phần Lan đều có một cửa hàng secondhand SPR. Hầu hết đồ đạc mà SPR thu gom đều là đồ được người dân quyên góp nhưng vẫn còn khả năng sử dụng. SPR sẽ dùng nó để bán và sử dụng số tiền đó phục vụ cho các hoạt động xã hội.
Hàng hóa của SPR nhìn rất sạch sẽ và vẫn còn mới tới 70-80%. Giá bán cũng rất rẻ và phù hợp với túi tiền của du học sinh.
Các món đồ được bày bán ở SPR.
Hàng hóa ở SPR được thu gom với quy mô cả nước nên mẫu mã đa dạng. Nhân viên của SPR rất nhiều, chủ yếu là tình nguyện viên. Họ chọn lọc, phân loại khi hàng hóa được vận chuyển tới thành phố và sắp xếp lên kệ hàng.
Một điều rất đặc biêt là khi thanh toán hàng hóa, nếu nhân viên phát hiện hàng bị lỗi, họ tự động sẽ giảm 50% giá trị hàng cho bạn mà không cần đắn đo. Khi Minh Yên mua một chiếc nồi nhỏ khoảng 5 euro, khi mở ra dưới đáy nồi có chút khuyết điểm, thế là cô nàng được giảm ngay lập tức và chỉ cần thanh toán 2 euro.
2. Cửa hàng secondhand tư nhân
Dạng thứ hai là các cửa hàng secondhand hoạt động như một doanh nghiệp. Họ sẽ mở rất nhiều tủ kệ được đánh số. Tại đây, tủ kệ được cho thuê với giá 20 euro/2 tuần. Người bán đặt lên đó đồ đạc và có quyền tự đưa ra giá theo ý.
Chủ cửa hàng sẽ cung cấp name tag cho khách, thậm chí có mã hàng của riêng. Bất cứ thứ gì muốn bán họ sẽ để lên kệ. Tuy nhiên, hạn chế ở những cửa hàng như thế này là chẳng có sự phân loại và sắp xếp hàng hóa theo khu như SPR. Thật sự rất giống một cái chợ trời. Mức giá là do người bán tự quyết định nên không 'hạt dẻ" như của SPR.
Thậm chí, họ còn bán cả những thứ như hàng tồn kho, hàng mới nhưng hết mùa. Nhưng giá cả vẫn giữ nguyên với giá khi bán mới.
Cái gì cũng có, không cần mặc cả
Những cửa hàng secondhand tại Phần Lan sẽ bán tất cả mọi thứ mà bạn có thể nghĩ tới từ đồ dùng bếp, làm bánh, sách, nội thất, đồ chơi, màn cửa, dày dép, quần áo, điện gia dụng. Đôi khi có thể tìm thấy tủ lạnh, bếp, lò nướng và đàn piano cỡ lớn.
Những cửa hàng này mở ra cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt hay chọn lọc nào cả. Bạn có thể đến và tìm mua những thứ bạn cần.
Nếu mua hàng tại SPR thì chắc chắn giá cả rất rẻ. Còn tới những cửa hàng tư nhân thì giá cả phụ thuộc vào người bán, có cái rất rẻ, có cái nhìn giá là muốn "bỏ lại kệ ngay".
Ngoài ra, các sản phẩm đã niêm yết giá vậy nên không ai mặc cả. Thậm chí, nhân viên của SPR sẽ tự động giảm giá không phanh cho bạn khi hàng hóa có sai sót. Còn ở những cửa hàng tư nhân khác thì các chủ kệ hàng cũng sẽ đề bảng "giảm giá 70-80% cho tất cả" khi kệ của họ gần hết hàng và cần thúc đẩy thanh lý nhanh hơn hoặc họ bỗng nhiên muốn giảm thì giảm thôi.
Đồ đạc phân theo khu dễ tìm kiếm
Ở cửa hàng SPR thì các loại hàng hóa secondhand sẽ được phân loại theo khu như: Khu nội thất, khu bán sách, khu bán quần áo,... Tất cả đều nằm gọn trong một cửa hàng.
Còn những cửa hàng secondhand tư nhân cho thuê sẽ phụ thuộc hết vào chủ cửa hàng. Họ tự sắp xếp đồ đạc của mình sao cho người mua có thể nhìn thấy rõ nhất. Theo Minh Yên đánh giá, khu bán đồ secondhand tư nhân có nhiều tủ nhìn "rất rối mắt". Nhưng nếu chịu khó săn lùng từng tủ thì cũng có rất nhiều món đồ thú vị với giá hạt dẻ bất ngờ.
Minh Yên đã mua được một chiếc balo đẹp ngỡ ngàng với giá 7 euro (tương đương 180.000 đồng) nhưng giá mới tại shop lên đến cả 100 euro (khoảng 7 triệu).
Sản phẩm hơi hướng châu Âu, đồ đạc nội thất kiểu Scandinavian là chủ yếu
Mẫu mã hàng hóa secondhand ở Phần Lan thật sự rất đẹp, rất nhiều đồ dùng mang nét đẹp cổ của Châu Âu. Nếu là một người thích décor nhà cửa thì chắc chắn sẽ bị cám dỗ ngay.
Đặc biệt, các cửa hàng secondhand tư nhân cũng bán các đồ dùng theo mùa. Như mùa Đông họ sẽ trưng bày nhiều đồ ấm, giày đi tuyết và đồ trang trí Noel. Mùa nhập học vào tháng 8-9-10 thì rất nhiều đồ nội thất, gia đụng, điện gia dụng được mang ra. Vào mùa hè thì bạn sẽ thấy có rất nhiều quần áo mùa hè, thậm chí có cả lò nướng BBQ,...
Còn quần áo tuy là loại cũ nhưng rất sạch sẽ và hầu hết đều là hàng hóa của các nhãn hàng có thương hiệu như H&M, Newyorker, Levi's,... Bạn sẽ rất dễ chìm đắm và khó mà kiểm soát túi tiền của mình.
Vậy nên, tips mua sắm đồ secondhand của Minh Yên là:
- Phải xác định đồ cần mua và chỉ mua đúng đồ mình cần.
- Thường xuyên đi tham khảo hàng hóa của nhiều cửa hàng trước khi quyết định mua
- Đối với đồ trang trí nhà cửa thì nên có một sự hình dung hay set-up trước trong đầu là mình sẽ trang trí và mua đồ như thế nào.
- Lựa chọn những đồ dùng trang trí đơn giản nhưng khả năng áp dụng đa dạng. Không nhất thiết phải mua hết đồ mình cần trong một lần.
Nét văn hóa sử dụng đồ secondhand có trách nhiệm
" Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua sắm ở các cửa hàng secondhand ở Phần Lan. Người dân ở đây có lối sống rất sạch sẽ, chân thành. Bản tính người Phần khá hiền lành, ngại ngùng, nội tâm và giữ kẽ khoảng cách cá nhân của mỗi người nữa. Họ không có thói quen đánh giá cách ăn mặc của người khác và cũng không thích người khác đánh giá mình", Minh Yên cho biết.
Đối với người Phần Lan, đồ secondhand là những thứ còn giá trị và chứa đựng kỉ niệm mà họ từng sử dụng nó. Và khi đồ dùng của họ đến với người chủ mới thì giá trị của nó sẽ đi lên chứ không mất đi. Khi họ có mong muốn mua những đồ dùng mới thì họ luôn tìm cách cho đi những đồ dùng cũ hoặc bán lại, không ai muốn vứt đi một cách lãng phí.
Những đứa trẻ ở đây cũng được cha mẹ khuyến khích cho đi hoặc bán lại đồ dùng cũ một cách có trách nhiệm và nhân văn. Bằng chứng là các khu đồ chơi và đồ dùng trẻ em ở hấu hết các của hàng secondhand đều rất sạch sẽ và rất nhiều các thể loại truyện tranh, truyện chữ cho trẻ em được giữ gìn rất tốt.
Cùng ngắm thêm một vài hình ảnh trong không gian sống của Minh Yên với các món đồ secondhand được cô nàng săn tìm:
Ở Việt Nam chỉ vài chục ngàn, mít bên Nhật 1,5 triệu đồng/quả Một quả mít tại Nhật được bán có giá lên tới 1,5 triệu đồng, tính trung bình 1 kg mít bóc sẵn cũng tiền triệu. Ở Việt Nam, mít chưa tới 10 nghìn đồng/kg tính ra chỉ vài chục ngàn/quả. Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật chia sẻ hình ảnh những quả mít bày bán tại siêu thị có mức...