Theo các chuyên gia, đây là 5 dấu hiệu “báo động” cho thấy con bạn đang thiếu ngủ trầm trọng
Thiếu ngủ không chỉ có thể khiến trẻ mệt mỏi mà thực chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý ngắn hạn và dài hạn của trẻ.
Chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ và việc ngủ đủ đối với sức khỏe của con người, và đối với trẻ em thì điều này lại càng đặc biệt quan trọng. Theo một phát ngôn được đăng trên Tạp chí Y học giấc ngủ lâm sàng, thiếu ngủ không chỉ có thể khiến trẻ mệt mỏi mà thực chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý ngắn hạn và dài hạn của trẻ.
Thiếu ngủ không chỉ có thể khiến trẻ mệt mỏi mà thực chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ (Ảnh minh họa).
Nhưng may mắn là nếu bạn không chắc về việc liệu con mình có đang ngủ đủ không, con cũng sẽ báo hiệu cho bạn biết bằng nhiều dấu hiệu khác nhau. Sau đây là 5 dấu hiệu phổ biến nhất mà các chuyên gia đã chỉ ra:
1. Trẻ không ngủ đủ số giờ được khuyến nghị
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học giấc ngủ lâm sàng, từ khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi và cho đến sinh nhật đầu tiên, trẻ thường cần ngủ tối thiểu 12 đến 16 tiếng mỗi ngày – bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và ngủ trưa trong ngày – để luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nếu con bạn không ngủ đủ, bạn không hề đơn độc bởi một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Quỹ giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation) thì đã có đến 29% phụ huynh cho biết con mình ngủ ít hơn lượng tối thiểu 12 tiếng vào ban đêm và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cả trẻ và cả những ông bố bà mẹ đã sẵn mệt mỏi.
Video đang HOT
Trẻ không được ngủ đủ sẽ mệt mỏi suốt cả ngày (Ảnh minh họa).
2. Ngủ không ngon vào ban đêm
Cũng theo Quỹ giấc ngủ quốc gia, việc không tích lũy đủ giờ ngủ mỗi ngày có thể khiến trẻ ngủ không yên vào ban đêm. Theo khảo sát quốc gia của họ, những đứa trẻ không ngủ đủ giấc mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ, thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm, có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ và thay đổi vị trí ngủ hơn.
3. Trẻ hay lè nhè và càu nhàu
Như bác sĩ nhi khoa Bucklen viết trên trang web childrensmd.org, những đứa trẻ không ngủ đủ giấc sẽ dễ dàng bị kích động và, do đó, không dễ để có thể xoa dịu được. Cục Y tế Stanford cũng lưu ý rằng thiếu ngủ cũng có thể khiến trẻ trở nên cực kì lè nhè khó chịu. Nếu con bạn có vẻ khó chịu và không thể làm cách nào để có thể vỗ về xoa dịu được vào mỗi tối, thì có thể là con cần ngủ nhiều hơn.
4. Trẻ bị ốm thường xuyên
Những trẻ thiếu ngủ thường rất hay lè nhè và khó xoa dịu (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Shalini Paruthi, Phó giáo sư tại khoa Nhi Đại học Y Saint Louis và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ trẻ em, viết cho tờ Sleep Review rằng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé bằng cách gây ảnh hưởng đến khả năng của hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật. Bệnh tật có thể lại quay lại làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
5. Trẻ tỏ ra quá mệt mỏi
Theo nhà nhân chủng học tiến hóa Gwen Dewar, Ph.D. trên trang Parentingscience.com, những đứa trẻ quá mệt mỏi thường sẽ cho bạn biết rằng chúng cần ngủ nhiều hơn. Trẻ nhỏ hơn có thể cho thấy những hành động “thất thần” và không quan tâm đến bạn hoặc những thứ xung quanh, ngáp hoặc nghịch tai. Trang này cũng lưu ý rằng những đứa trẻ lớn tuổi hơn có thể biểu hiện quá mệt mỏi bằng cách trở nên vụng về hoặc thậm chí vấp ngã.
Khi trẻ quá mệt, để đưa trẻ vào giấc ngủ, bác sĩ Bucklen đề nghị giảm ánh đèn, tạo ra một môi trường yên tĩnh, hoặc thậm chí là thử xoa dịu, ôm ấp vỗ về hoặc đung đưa để giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Nguồn: Romper
Tại sao chúng ta thường chóng mặt, dễ ngã sau một đêm mất ngủ?
Không ngủ đủ giấc làm mắt và não mệt mỏi. Điều này khiến chúng ta thường chóng mặt và té ngã vào ngày hôm sau.
Ảnh: Shutterstock/Astrid Gast
Nghiên cứu mới của các chuyên gia Đại học Warwick (Anh) công bố trên tạp chí Scientific Reports chỉ ra rằng việc thiếu ngủ đêm hôm trước sẽ khiến cho cơ thể dễ mất kiểm soát sự cân bằng hơn trong ngày hôm sau.
Điều này là do một đêm mắt không được nhắm (trong trạng thái nghỉ ngơi) mà liên tục hoạt động sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trong khi việc nhìn rõ lại có phần không nhỏ trong việc giữ cơ thể thăng bằng khi đứng.
"Khi ngủ không ngon giấc chúng ta có thể cảm thấy hơi chóng mặt và dễ bị vấp ngã. Điều này ngược lại với lúc cơ thể khỏe mạnh. Khả năng này cũng sẽ giảm khi chúng ta già đi hoặc khi tình trạng sức khỏe không tốt", tiến sĩ Leandro Pecchia nói.
Để đưa ra kết luận này, nhóm chuyên gia đã quan sát 20 tình nguyện viên có sức khỏe tốt, xác định họ ngủ bao lâu và điều này ảnh hưởng như thế nào đến việc giữ thăng bằng của họ trong hai ngày liên tiếp.
Những tình nguyện viên này được đeo các cảm biến theo dõi nhịp tim và sự thăng bằng. Thiết bị này thu lại và mô tả cách thức hoạt động của mắt và não liên tục.
Kết quả cho thấy sau một đến hai ngày thiếu ngủ, chỉ số thiết bị cảm biến có sự thay đối. Cơ thể những người này gặp tình trạng choáng váng, chóng mặt và dễ bị ngã.
Nhóm nghiên cứu cho biết cần có những thí nghiệm chuyên sâu hơn để làm rõ mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự cân bằng kém. Tuy nhiên, phát hiện này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thường xuyên té ngã ở người già.
'"Những bệnh nhân cao tuổi khi mới nhập viện thường hay té ngã và chóng mặt. Nguyên nhân có thể do tình trạng sức khỏe yếu, cộng thêm việc ngủ trong một môi trường xa lạ, nhiều ánh sáng về đêm và tiếng ồn", tiến sĩ Pecchia nói.
Việc mất thăng bằng vào ngày hôm sau cũng dễ xảy ra ở những trường hợp thức đêm dùng điện thoại thông minh.
MINH HẢI
Theo Daily Mail
Mẹo phòng trị viêm da Rửa mặt bằng nước lạnh, dưỡng ẩm, ăn uống điều độ và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để bảo vệ làn da. Da có thể bị viêm ở tất cả các mùa trong năm. Nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dị ứng, thiếu ngủ, nhiễm trùng... Ảnh: Theo Boldsky Boldsky giới thiệu một số mẹo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

Đục thủy tinh thể vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt
Có thể bạn quan tâm

Nữ NSND sở hữu biệt thự 100 tỷ ở Thủ Đức, 2 lần đò vẫn lẻ bóng, quyết ở Việt Nam không sang Mỹ sống
Sao việt
06:28:02 27/04/2025
iPhone 16 Pro bất ngờ trở thành 'kẻ thua cuộc', iPhone 16 thăng hoa
Đồ 2-tek
06:20:10 27/04/2025
Hành động khẩn của CEO Nvidia sau 1 lệnh cấm, Elon Musk có tuyên bố sốc
Thế giới
06:16:09 27/04/2025
3 loại rau lá xanh đứng đầu trong việc giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên, tận dụng để đổi món ngay cho trẻ
Ẩm thực
05:56:13 27/04/2025
Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án
Phim việt
05:53:58 27/04/2025
4 phim Hàn xuất sắc nhất từ đầu năm 2025 tới giờ: Lỡ phim nào tiếc hùi hụi phim đó!
Phim châu á
05:52:58 27/04/2025
Nữ thần sang nhất phim Hàn Quốc: Gương mặt đài các, khí chất lạnh lùng, 40 tuổi vẫn đẹp như sương sớm
Hậu trường phim
05:52:16 27/04/2025
Nghe lỏm được chuyện chị gái mình cho các cháu 10 triệu tiền đi du lịch, cô em chồng đến tận nhà tôi đập phá để đòi bằng được số tiền đó
Góc tâm tình
05:33:18 27/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025