Thêm ’sức mạnh’ cho học sinh nghèo
Với sự quan tâm đặc biệt của Tông công ty Tai chinh cô phân Dâu khi Viêt nam (PVFC) và Tông công ty Dâu Viêt Nam (PV Oil), quỹ học bổng của hai đơn vị này mới đây đã sáp nhập làm một. Việc làm này nhằm mang lại cơ hội học tập cho học sinh nghèo học giỏi trên cả nước.
Nguyễn Minh Phú ở Nghệ An là nạn nhân chất độc da cam, tàn tật bẩm sinh, được tuyển thẳng vào đại học.
Quỹ “PV Oil chắp cánh ước mơ” và “Thắp sáng niềm tin” hoạt động trong lĩnh vực khuyến học, khuyến tài với mục tiêu tìm kiếm và trao học bổng cho học sinh, sinh viên hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, những trường hợp nhận học bổng còn được hướng nghiệp và tiếp sức trên con đường lập nghiệp.
Năm 2011 quỹ “Thắp sáng niềm tin” đã xét chọn 110 sinh viên để trao tặng mức học bổng toàn phần, 10 triệu đồng một năm học. Các em nhận được học bổng đều có thành tích học tập tốt, gia đình khó khăn.
Bên cạnh đó, quỹ còn tích cực hợp tác với các tổ chức xã hội, ban ngành tham gia nhiều chương trình khuyến học như “Tiếp sức đến trường”, “Cùng em tới trường”, “Ngôi sao ước mơ” của VTV6…
Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn lại mồ côi cha mẹ nhưng Hoàng Văn Tiệp ở Hải Phòng đã nỗ lực thi đậu ĐH Bách khoa Hà Nội với số điểm 28,5.
Video đang HOT
Sau hơn 4 năm hoạt động quỹ đã chung tay góp sức cho cộng đồng hơn 6 tỷ đồng. Số lượng sinh viên được nhận học bổng đến nay là 420. Trong năm 2011 có 30 sinh viên đầu tiên của quỹ tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định tại các cơ quan doanh nghiệp.
Việc sáp nhập hai quỹ đánh dấu sự phát triển sức mạnh “chung tay thắp sáng niềm tin” của người lao động tại PVFC và PV Oil, góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Trong thời gian tới quỹ học bổng Thắp sáng niềm tin sẽ mang lại thêm nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi ở khắp mọi miền, giúp các em vươn lên, thực hiện được ước mơ của mình.
Theo VNE
Lớp học kỳ lạ ở đỉnh Nam Nung
Đang nói chuyện, ông Điền bỗng giật mình: "Thôi chết, trễ dạy rồi!" Nhanh như cái máy, ông vơ tập giáo án scđể sẵn trên bàn, tất tả leo lên núi. Đêm, đường lên núi tối đen như mực và lộc cộc đá cuội, vậy mà bước chân tuổi 60 của ông Điền vẫn thoăn thoắt như đi giữa đường cái quan.
Làm cái gì, học cái ấy
"Lớp học đây rồi", ông chỉ tay về ngôi nhà có ánh điện mập mờ.
"Chào bác Điền". "Hôm nay đông đủ nhỉ? Xin lỗi vì bác Điền có khách!" Sau mấy câu chào hỏi chớp nhoáng, thầy trò họ vào ngay "vấn đề": "Hôm nay, chúng ta học gì nào?" - "Học nuôi heo ạ!" Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì ông Điền đã bày xong bảng: "Ai viết được cho bác Điền chữ "cách nuôi heo"?"... "Viết đúng rồi! Chúng ta đọc lại nào... Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nuôi heo làm sao cho hiệu quả nhé".
Chẳng cần giở giáo án, ông Điền bắt đầu hướng dẫn cách chọn giống, làm chuồng, chăm sóc heo cho cả lớp... Đang thao thao, bất chợt ông hỏi: "Nhà Mị có có bảy con heo. Mị bán ba con, làm thịt một con. Hỏi Mị còn mấy con heo?" Sau vài phút im lặng, Dương Văn Sinh phát biểu: "Dạ, còn ba con ạ". Dương Văn Thành cãi lại: "Một con thôi". Ông Điền vặn: "Sao lại một?" "Tôi mới thấy lúc chiều, trong chuồng nhà nó chỉ có một con?" Câu nói... chẳng ăn nhập vào đâu của Thành làm cho cả lớp được một trận cười còn ông Điền phải mất công giải thích lại.
Lớp học của ông Điền cứ thế tiếp diễn suốt hai giờ liền trong không khí nhiệt tình, vui vẻ. Hôm ấy, học trò của ông Điền được học tất cả những vấn đề liên quan đến heo. Từ làm toán, viết văn đến cả việc đánh vần các chữ cũng liên quan đến... heo.
Theo ông Điền thì lớp của ông học theo... thời vụ. "Học sinh" đến lớp không chỉ học chữ mà quan trọng hơn là học cách làm ăn. Cứ chuẩn bị trồng gì, nuôi gì là họ đòi học về thứ ấy. Vậy nên, khi bắt đầu đi dạy, ông Điền đã phải mày mò tìm và đọc rất kỹ tất cả các sách kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt.
Ông Điền (đeo kính) cùng học sinh của mình.
Cả làng đi học
Chỗ ông Phan Văn Điền đang dạy học nằm lưng lửng giữa núi Nam Nung, thuộc Bon Choih, xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, Dăk Nông. Ban đầu lớp được bố trí ở hội trường thôn. Chỗ ấy tiện cho ông Điền mà vất vả cho bà con, nên lớp học ngày càng vắng. Vậy là ông Điền quyết định mượn nhà của Dương Văn Lành làm nơi dạy học. Tuy bừa bộn, chật chội nhưng lại rất thuận tiện cho bà con, chỉ cần đi vài bước chân là họ đã đến được lớp.
Trong danh sách chính thức, lớp học của ông Điền chỉ có 17 người. Nhưng có khi "học sinh" lên đến vài chục người. Ban đầu, nhiều người đến lớp chỉ là do... thấy lạ. Nhưng rồi những "cái lạ" mà ông Điền mang đến đã "hút" họ. Điều khiến mọi người thích thú nhất đó là học được cách làm ăn hiệu quả.
Do chỉ có một bóng điện treo ở giữa bảng nên "học sinh" được bố trí ngồi theo hình chữ U. Họ hầu hết là đồng bào H'mông di cư tự do, có người đã 50 tuổi, nhưng cũng có người đang còn... trên lưng mẹ. Ban đầu, lớp của ông chỉ có những người lớn tuổi không biết chữ, và mỗi gia đình chỉ có một, hai người. Nhưng càng về sau, lớp học của ông càng đông đúc. Ngay cả những học sinh đang theo học tại trường tiểu học trong thôn cũng tham gia để được ông Điền dạy thêm...
Hoàng Thị Mị (30 tuổi) kể: "Ban đầu thấy lớp học của bác Điền mình cũng muốn theo học. Nhưng cứ đi làm về là mắt sụp lại, lại còn phải lo cho hai thằng nhỏ, mấy con heo... Bữa trước ghé qua xem thử, thấy bác Điền dạy hay quá nên mới quyết định đi học. Mấy bữa đầu thằng nhỏ khóc suốt không chịu ngủ, giờ nó quen rồi, cứ cõng đến lớp là ngủ ngon lành"... Từ bữa theo học đến giờ cái đầu của Mị đã thay đổi nhiều lắm. Chưa kể đến cái chữ ngày càng ăm ắp trong đầu, Mị biết thêm được rất nhiều thứ từ những chuyện nhỏ như tỉa ngô, gieo lúa... đến những chuyện lớn như cách chăm sóc con cái.
Cũng như Mị, Hoàng Thị Sài (35 tuổi) đi học với đứa con nhỏ trên lưng. Sài đi học trước Mị nên giờ đã nói tiếng Kinh thông suốt, viết chữ khá rành và còn đọc hiểu cái chữ nói gì. "Hồi bác Điền đến gọi đi học, mình chẳng thèm để ý. Nhưng bây giờ, vắng bác một hôm là buồn lắm. Đi làm trên rẫy mà cứ nao nao trông cho trời tối", Sài tâm sự.
Trong danh sách chính thức, lớp học của ông Điền chỉ có 17 người. Nhưng có khi "học sinh" đến lớp lên đến vài chục người. Ban đầu, nhiều người đến lớp chỉ là do... thấy lạ. Nhưng rồi những "cái lạ" mà ông Điền mang đến đã "hút" họ. Lớp học cứ thế ngày càng chật chội, những người không nằm trong danh sách đành phải đứng để học. Điều khiến mọi người thích thú nhất đó là học được cách làm ăn hiệu quả. Dương Văn Sinh - một học sinh "xuất sắc" của ông Điền tâm sự: "Bà con đến đây phần nhiều là để học cách làm ăn. Hồi chưa đi học, cái đầu mình tối lắm. Trước đây, mình chỉ biết sản xuất, chăn nuôi theo kinh nghiệm, được thì ăn, trật thì đành chịu. Nhưng giờ có bác Điền, là cái gì cũng đạt. Dân mình sắp giàu rồi!"
Người thầy bất đắc dĩ
Năm 2010, được sự hỗ trợ của tổ chức AtionAid (một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế), lớp học của ông Điền hình thành. Dù chỉ với 600.000 đồng AtionAid hỗ trợ mỗi tháng, nhưng ông Điền vẫn sẵn lòng làm công việc "cải tạo cái đầu" cho nhóm đồng bào người H'mông di cư trong xã. Lớp học của ông Điền có lúc lên đến vài chục người, có lúc lại chỉ có một người. Trước tình trạng ấy, nhiều lần ông Điền định bỏ lớp. Nhưng vốn là thôn phó, lại là cán bộ hội Nông dân, ông hiểu nguồn cơn cái khó, cái nghèo của bà con chính từ sự thiếu hiểu biết. Suy nghĩ ấy đã động viên ông tiếp tục vận động bà con đến lớp. Hồi mới chuyển lớp về nhà Dương Văn Lành, ông Điền phải dạy dưới ánh đèn dầu. Mãi sau này, ông mới xin kéo được điện về cho bà con. Để nhà anh Lành không phải chịu thiệt, mỗi tháng, ông Điền trích 50.000 từ số tiền ít ỏi mà dự án cấp trả tiền điện cho lớp học.
Một cái khó lớn hơn nữa là ban đầu, giữa ông Điền và học viên không có "tiếng nói chung", họ chẳng hiểu ông nói gì và ngược lại. Vậy là ông Điền phải "đi thêm bước nữa" - học tiếng H'mông. Thầy trò họ, cứ thế học qua học lại, cuối cùng cũng có "tiếng nói chung". Hơn một năm qua, cứ đúng 19 giờ các ngày thứ hai, tư, sáu hàng tuần, ông Điền đều đều đến lớp bất kể mưa, gió, rét mướt. 60 tuổi, cùng một lúc làm rất nhiều việc cho xã, nhưng ông Điền không nề hà bất cứ việc gì.
Từ Quảng Nam vào Dăk Nông lập nghiệp, cái chữ cũng như kinh nghiệm làm ăn, ông Điền mang theo không nhiều. Nhưng vốn năng động và chịu khó, ông Điền đã trở thành người hiểu biết nhất thôn. Đấy cũng chính là lý do dự án chọn ông đứng lớp. "Tui dạy cho bà con vì thương họ quá nghèo nàn lạc hậu. Già rồi, làm được cái gì đó cho bà con thì làm thôi. Nói thật, ban đầu tôi cũng thấy nản vì bà con không nhiệt tình. Nhưng nếu mình không làm thì cũng chẳng có ai làm. Mang tiếng là phó thôn, cán bộ hội Nông dân mà chẳng giúp gì được cho dân coi sao được", ông Điền trải lòng.
Theo SGTT
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Phải xem dạy nghề là một mục tiêu" "opn lu hngua Nh nc, phi xem dy ngh ltu, n. Thanh Hóa cch, cng bnho chon". ó lt trongng ý kiến chỉoa Phóng Chí Nguyễn trong chuyến thăm v kiểm tra côcop,n theo Quyếtnh 1956ia hôm qua 7/12. Phóng cóngánh giá v chỉ rang hngi cho côcop,na. Phón thăm lngúcng truyn thốngi x Thiệu Trung, huyệu Hóa, Thanh Hóa. Ti Thanh Hóa,...