Thêm một sách giáo khoa lớp 2 được phê duyệt đưa vào sử dụng
Thêm một sách giáo khoa lớp 2 vừa được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, bổ sung vào danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, tính đến nay, đã có tổng số 33 sách giáo khoa lớp 2 đã được phê duyệt.
Ảnh minh họa.
Sách giáo khoa mới nhất được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt bổ sung vào danh mục là cuốn Toán 2 của Nhà xuất bản Đại học Vinh do tác giả Trần Diên Hiển làm chủ biên. Theo TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, một năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phê duyệt sách giáo khoa hai lần. Lần một khoảng tháng 7 sẽ có thông báo tổ chức thẩm định và lần hai vào khảng tháng 12 cùng năm. Cả hai đợt thẩm định đều thực hiện tất cả các nội dung theo quy trình quy định như nhau.
Video đang HOT
Năm 2020 tổ chức thẩm định lần hai có thêm Nhà xuất bản Đại học Vinh nộp thẩm định sách giáo khoa lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt. Qua quá trình triển khai đầy đủ các bước, Hội đồng thẩm định đã kết luận sách giáo khoa môn Toán đạt và được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. sách giáo khoa môn Tiếng Việt không đạt. Như vậy, sách giáo khoa lớp 2 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới có thêm một nhà xuất bản có sách giáo khoa được phê duyệt so với lớp 1.
Cũng theo TS Thái Văn Tài, hiện nay theo quy định của hoạt động thư viện trường học, quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa được triển khai đủ phục vụ cho công tác giảng dạy. Do đó, ngoài sách giáo khoa được lựa chọn dạy học chính thức thì những sách giáo khoa được phê duyệt trong danh mục sẽ được trang bị trong các nhà trường để giáo viên, học sinh tham khảo. Nhất là tổ bộ bôn các trường sẽ triển khai nghiên cứu các sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch môn học một cách hiệu quả.
Sau địa phương, đến trường chọn sách
Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương trên cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong năm học 2021-2022.
Một số ít địa phương chưa công bố danh mục này cũng đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để công khai những đầu sách được chọn.
Ảnh minh họa
Ngày 28/5, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1260/QĐ-UBND phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022. Theo đó, cả 3 bộ SGK được Bộ GDĐT phê duyệt đều có đầu sách được lựa chọn.
Tiêu chí SGK được Thái Bình lựa chọn là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông; SGK phải tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá và các yếu tố khác đi kèm SGK...
Tại Khánh Hòa, ở lớp 6, tỉnh đã phê duyệt 20 bộ SGK trên tổng số 39 bộ SGK được đưa ra để lựa chọn, phục vụ cho 11 môn học. Ở lớp 2, có 10 bộ sách được phê duyệt cho 9 môn học và hoạt động giáo dục (gồm cả bắt buộc và tự chọn). Danh mục được UBND tỉnh phê duyệt căn cứ từ kết quả bỏ phiếu kín từ các hội đồng chọn SGK từng môn học của mỗi khối lớp với nguyên tắc cuốn sách nào có tỷ lệ trên 50% số thành viên lựa chọn sẽ được đưa vào danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt.
Vấn đề tiếp sau đây là việc tập huấn giáo viên như thế nào? Các chuyên gia chỉ ra rằng, để việc tập huấn thành công thì mỗi cơ sở giáo dục cần sớm lựa chọn 1 bộ SGK với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục để sử dụng chính thức cho trường mình, thông báo để phụ huynh biết và mua cho con em.
Bởi không phải mọi cuốn SGK nằm trong danh mục được UBND tỉnh/TP phê duyệt phụ huynh đều phải mua mà còn chờ thông báo chính thức về danh mục SGK được nhà trường lựa chọn. Việc này cần sớm được hoàn thành để tránh tình trạng các nhà xuất bản bị động không kịp in, phân phối sách đến học sinh. Ngoài ra, việc các nhà trường chọn sách sớm cũng giúp giáo viên chủ động nghiên cứu kỹ SGK, tìm cách giảng bài phù hợp hoặc đưa thêm các học liệu khác bổ sung cho bài học để tăng tính hiệu quả.
Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu bền vững - Bài 2: Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, tiệm cận chuẩn quốc tế. Trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo và triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa...