Thêm hy vọng cho ông Trump: Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép điều tra các cáo buộc về gian lận bầu cử
Ngày 9/11 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã cho phép các công tố viên liên bang tiến hành điều tra các “cáo buộc thực chất” về những bất thường trong bầu cử.
Hãng thông tấn AP News đưa tin, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr ngày 9/11 vừa ủy quyền cho các công tố viên liên bang trên toàn nước Mỹ tiến hành điều tra các “cáo buộc thực chất” về những bất thường trong bầu cử trước khi kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 chính thức được xác nhận.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi nhiều hãng truyền thông lớn tại Mỹ và trên thế giới đồng loạt gọi tên ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là tân tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Trong khi ông Biden đã có bài diễn văn tuyên bố chiến thắng, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không nhận thua và khẳng định sẽ tiến hành cuộc chiến pháp lý tới cùng dù vẫn chưa đưa ra các bằng chứng cho cáo buộc đảng Dân chủ “gian lận”.
Trong bản ghi nhớ được gửi tới các công tố viên liên bang ngày 9/11, ông Barr nêu rõ rằng các cuộc điều tra “có thể được tiến hành nếu có những cáo buộc rõ ràng, đáng tin cậy về những bất thường trong bầu cử có thể gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang ở một bang riêng lẻ”.
Trong khi đó, ông Barr nói rằng những cáo buộc “rõ ràng không ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang” nên được hoãn lại cho đến khi các cuộc bầu cử đó được xác nhận, và các công tố viên có thể mở các cuộc điều tra sơ bộ – cho phép các điều tra viên và công tố viên tìm kiếm thêm các bằng chứng để thực hiện điều tra sâu hơn.
Video đang HOT
AP cho biết ông Barr không nêu cụ thể bất cứ trường hợp gian lận nào trong bản ghi nhớ: “Mặc dù việc các cáo buộc đáng tin cậy cần được giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả là hành động cần thiết, nhưng các nhân viên của Bộ [Tư pháp] cũng cần phải thận trọng một cách hợp lý và tuân thủ cam kết tuyệt đối của Bộ về tính công bằng, trung lập và không thiên vị đảng phái”.
Hạn chót để giải quyết các tranh cãi về bầu cử của các tiểu bang là ngày 8/12. Trong khoảng thời gian này, các tiểu bang có thể tiến hành kiểm đếm lại phiếu bầu và giải quyết tranh chấp về bầu cử tại tòa án. Kết quả chung cuộc sẽ được chốt sau cuộc họp ngày 14/12 của các đại cử tri đoàn.
Thông thường, chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ là “không tiến hành các cuộc điều tra công khai, bao gồm việc đặt câu hỏi dành cho cá nhân cử tri, trước khi các hành vi gian lận ảnh hưởng đến kết quả bầu cử được xác nhận”.
Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ ngày 9/11, ông Barr lập luận rằng ảnh hưởng của những hành vi gian lận đối với kết quả bầu cử có thể vô tình được giảm thiểu khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, và trong một số trường hợp, các cuộc điều tra không thể bị trì hoãn đến khi kết quả bầu cử được xác nhận.
AP dẫn lời một quan chức giấu tên trong Bộ Tư pháp khẳng định quyết định của ông Barr không phải do ông Trump hay bất cứ ai trong Nhà Trắng hoặc các nghị sĩ Mỹ yêu cầu.
Bộ trưởng Barr từng nhiều lần bị cáo buộc chính trị hóa Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, theo AP. Hôm 9/11 vừa qua, ông Barr đã gặp gỡ lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell của đảng Cộng hòa, người trong cùng ngày đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến của ông Trump. Ông Barr đã từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên khi rời khỏi văn phòng của ông McConnell.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ: Bỏ phiếu qua thư như "đùa với lửa"
Quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp Barr tương tự với những gì Tổng thống Donald Trump từng nói khi phản đối bỏ phiếu qua thư.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr nói rằng việc bỏ phiếu qua thư đối với cuộc bầu cử ngày 3/11 tới có thể sẽ xảy ra tình trạng gian lận. Quan điểm này tương tự với những gì Tổng thống Donald Trump từng nói về việc ông phản đối bỏ phiếu qua thư.
"Những người đang tìm cách thay đổi luật lệ với phương pháp này có vẻ rất cởi mở với gian lận và cưỡng ép. Điều đó là thiếu thận trọng và nguy hiểm và những người này đang đùa với lửa", ông Barr trả lời phỏng vấn CNN ngày 2/9.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: Reuters
Bỏ phiếu qua thư không phải là điều mới lạ ở Mỹ. Cứ 4 cử tri thì có gần 1 cử tri bỏ phiếu bầu Tổng thống năm 2016 theo cách này. Các chuyên gia nói rằng việc gian lận phiếu bầu dù cử tri bỏ phiếu theo hình thức nào cũng là điều rất hiếm gặp ở Mỹ.
Ông Barr dẫn một báo cáo năm 2005 của Ủy ban cải cách bầu cử liên bang, do cựu Tổng thống Jimmy Carter và cựu Ngoại trưởng James Baker đứng đầu, trong đó kết luận rằng, lá phiếu của những người vắng mặt trong ngày bầu cử (phiếu bầu qua thư) có khả năng xảy ra gian lận.
Ông nói thêm rằng, hiện đang có nhiều cuộc điều tra liên quan đến gian lận phiếu bầu ở một số bang.
Cuộc bầu cử ngày 3/11 tới dự kiến sẽ có số lượng người bỏ phiếu qua thư cao kỷ lục do những lo ngại về việc bỏ phiếu trực tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ tìm cách "đánh cắp" cuộc bầu cử bằng việc thúc đẩy bỏ phiếu qua thư. Trong khi đó, đảng Dân chủ nói rằng, ông Trump và đảng Cộng hòa đang tìm cách trấn áp phiếu bầu để có lợi thế.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Barr nói rằng, các điểm bỏ phiếu có thể sắp xếp nhằm bảo vệ cử tri khỏi dịch bệnh và những người có bệnh lý nền có nguy cơ cao mắc Covid-19 có thể bỏ phiếu qua thư.
Ông cũng nêu quan ngại về việc nước ngoài làm giả phiếu bầu của Mỹ, dù chưa thấy bằng chứng nào về việc này. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho rằng, trong vấn đề can thiệp bầu cử, Trung Quốc là mối đe dọa còn lớn cả Nga./.
Bầu cử Mỹ: Trump thấy tia hi vọng mới, Biden có thể vụt mất giấc mơ làm tổng thống Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden có thể giành được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ ứng cử viên tổng thống Mỹ nào trong lịch sử nhưng con đường vào Nhà Trắng của ông vẫn chưa rõ ràng khi ông Donald Trump có hy vọng lội ngược dòng ở bang Arizona. Ông Trump vẫn có một "khe cửa hẹp" để thắng...