Thêm động lực cho giáo dục miền núi
Công tác dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Dạy và học tiếng DTTS ngày càng được quan tâm, chú trọng.
Tạo cơ hội đổi thay cho giáo dục trẻ em người DTTS nói riêng và giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi nói chung, nhiều chính sách mới được ban hành và có hiệu lực trong năm 2022.
Bước chuyển biến tích cực
Đều đặn hàng tuần, học sinh người Chăm tại Trường Tiểu học Lâm Thiện, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận được học hai tiết tiếng mẹ đẻ. Lớp học do cô Thông Thị Lệ, giáo viên môn Tiếng Chăm đứng lớp.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Tiểu học, cô Lệ về quê giảng dạy và tự tìm hiểu phương pháp dạy tiếng nói và chữ viết tiếng Chăm. Qua 2 – 3 năm, thấy cô Lệ có kiến thức cơ bản, nhà trường cho phép cô đứng lớp 1. Sau đó, cô tiếp tục tham gia chương trình bồi dưỡng của Sở GD&ĐT Bình Thuận để lấy chứng chỉ giảng dạy môn Tiếng Chăm.
Hầu hết học sinh người Chăm đều biết nói nhưng không biết đọc hoặc viết chữ tiếng Chăm. Khi dạy môn này, cô Lệ vận dụng các phương pháp dạy tiếng Việt như tập đọc, chính tả, luyện từ và câu… Cô giáo nhận xét dạy tiếng Chăm có thể hỗ trợ học sinh học tiếng Việt, nhất là học sinh lớp 1. Vì các em chưa biết hoặc không hiểu một số từ tiếng Việt, cô giáo sẽ giải thích những từ này sang tiếng Chăm để các em có thể học tốt các môn khác bằng tiếng Việt.
Cô Lệ cho biết: Nhiều học sinh người DTTS lớn lên trong gia đình nghèo, trình độ nhận thức còn thấp. Tuy nhiên, khi thấy con cái được học tiếng mẹ đẻ, cha mẹ đã ý thức hơn về việc đến lớp và động viên con cái học hành. Ngược lại, học sinh học đọc, viết chữ tiếng Chăm có thể về hướng dẫn cha mẹ, ông bà bảo tồn tiếng nói và chữ viết cội nguồn.
Trường Tiểu học Lâm Thiện có 283 học sinh, trong đó gần 150 em là người DTTS, hầu hết là người Chăm. Thầy Nguyễn Thành Định, Hiệu trưởng chia sẻ:
Nhà trường có 2 giáo viên giảng dạy môn Tiếng Chăm. Giáo viên dạy tiếng Chăm thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn theo kế hoạch của Sở GD&ĐT để kịp thời cập nhật những phương pháp giáo dục dễ hiểu, khoa học. Khi triển khai Chương trình GDPT 2018, các thầy cô cũng chịu khó đổi mới phương pháp, mô hình giảng dạy theo hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.
Video đang HOT
“Ban đầu, nhiều em chia sẻ học tiếng mẹ đẻ sao khó hơn tiếng Việt. Chữ viết còn xiêu vẹo. Nhưng càng được học sâu, các em càng yêu thích môn học này. Thầy cô giáo cũng tích cực lồng ghép nhiều công cụ dạy học trực quan, sinh động. Bên cạnh học chữ, giáo viên thường kể chuyện, hát các bài dân ca, điệu múa của dân tộc Chăm để các em hứng thú hơn”, thầy Định chia sẻ.
Trong 2 năm gần đây, nhà trường đều có học sinh tham gia cuộc thi viết chữ Chăm đẹp dành cho học sinh DTTS của địa phương. Năm ngoái, học sinh nhà trường giành được giải Nhì, còn cô giáo giành giải Khuyến khích. Trong các buổi lễ, hoạt động của nhà trường, học sinh người Chăm cũng tích cực đóng góp các tiết mục múa dân gian để giới thiệu với bạn bè về văn hoá của dân tộc mình.
Một tiết học của học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Hừa Ngài, tỉnh Điện Biên.
Động lực đổi thay giáo dục vùng khó
Tại Trường PT DTBT Tiểu học Hừa Ngài, tỉnh Điện Biên, công tác dạy học tiếng DTTS thực hiện theo Đề án dạy tiếng dân tộc cho học sinh TH và THCS được duy trì suốt 10 năm qua. Thầy Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Với 100% học sinh là người Mông, nhà trường cử 2 giáo viên dạy tiếng DTTS tham gia lớp bồi dưỡng tại Trường Cao đẳng Lào Cai, và các khoá tập huấn của sở. Năm học 2021 – 2022, trường có một giáo viên dạy tiếng Mông cho học sinh lớp 3 đến lớp 5, mỗi lớp học 2 tiết/tuần.
“Nhà trường coi dạy tiếng DTTS là mục tiêu quan trọng nhằm duy trì và bảo tồn tiếng nói, chữ viết của người Mông, đặc biệt khi chữ viết đang dần bị mai một. Giáo viên dạy theo chương trình, sách giáo khoa tiếng DTTS; đồng thời, tăng cường tự làm đồ dùng học tập trong quá trình dạy do bộ đồ dùng học tập có sẵn còn nhiều thiếu thốn”, thầy Điệp cho hay.
Khắc phục khó khăn để duy trì việc dạy tiếng DTTS trong trường học, vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo đó, giáo viên dạy tiếng DTTS bảo đảm số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 4 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 2 tiết/tuần trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Chế độ phụ cấp dạy tiếng DTTS được chi trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Cơ sở vật chất tại các lớp học tiếng DTTS được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng được Chương trình GDPT mới. Thiết bị dạy học tiếng DTTS được trang bị theo quy định của Bộ GD&ĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng DTTS.
Bày tỏ vui mừng, thầy Điệp tin tưởng khi thực hiện theo thông tư mới, đồ dùng học tập, sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học sẽ được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; đáp ứng mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Theo cô Lệ, những năm qua, giáo viên dạy tiếng DTTS được tham gia nhiều khoá bồi dưỡng nghiệp vụ; hưởng chính sách, phụ cấp theo quy định giúp giảm khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình dạy học tiếng Chăm còn một số khó khăn. Đơn cử, sách giáo khoa tiếng Chăm có số lượng ít. Đồ dùng dạy học phần lớn do giáo viên tự làm, rất cần bổ sung trong thời gian tới.
Quảng Nam: Kể chuyện sáng tạo giúp trẻ mầm non học tiếng Việt tốt hơn
Nhằm giúp trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số học tiếng Việt tốt hơn, Quảng Nam thực hiện sáng kiến xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ thông hoạt động "kể chuyện sáng tạo".
Trẻ học tập và vui chơi trong môi trường giàu ngôn ngữ, đa dạng tương tác
Đây là một can thiệp nhằm xóa bỏ rào cản có ảnh hưởng đến học tập của trẻ mầm non thuộc dự án BAMI do VVOB (Tổ chức phi chính phủ của Bỉ) thực hiện tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và KonTum từ năm 2017 đến nay.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt đối với các trẻ đồng bào dân tộc thiểu số, việc phát triển song ngữ cân bằng (giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ) là một trong những vấn đề cần được quan tâm trước tiên.
Trong quá trình này, giáo viên có vai trò mang tính quyết định: từ việc tạo ra môi trường học tập phù hợp cho đến việc thiết kế, sáng tạo các hoạt động bên trong lớp học cho trẻ. Thấu hiểu được vai trò đặc biệt này, dự án "Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống" (Dự án BAMI) trong nhiều năm qua đã thực hiện rất nhiều hoạt động tập huấn, đào tạo, trang bị kỹ năng cho giáo viên của 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và KonTum để giáo viên có thể triển khai nhiều ý tưởng và mô hình mới trong việc giúp trẻ học đồng bào học tiếng Việt tốt hơn.
Bắt đầu từ việc tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ
Cô Hạnh Thúy - hiệu trường trường mẫu giáo Cà Dy (huyện Nam Giang, Quảng Nam) chia sẻ: "Để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, trước tiên cần môi trường học tập phù hợp. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ đảm bảo 3 tiêu chí: một là, trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái; hai là, có các hoạt động có ý nghĩa - thực tế và cuối cùng là trẻ được học thông qua các tương tác với người xung quanh. Được học tập trong môi trường giàu ngôn ngữ sẽ là nền tảng vững chắc giúp trẻ tiếp nhận kiến thức và học tập, khám phá mọi thứ xung quanh một cách tự tin hơn."
Trên cơ sở đó, các giáo viên tại trường mẫu giáo Cà Dy cũng thực hiện đa dạng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu... tại các góc tương tác trong và ngoài lớp học. Xây dựng góc đọc hấp dẫn, cho phép trẻ đóng góp sách yêu thích của mình vào góc đọc. Ngoài ra, tăng cường sự xuất hiện của chữ viết trong không gian lớp học để trẻ làm quen với ngôn ngữ một cách thụ động trong quá trình trên lớp.
Và triển khai ý tưởng "kể chuyện sáng tạo"
Ý tưởng "kể chuyện sáng tạo" là sáng kiến được các giáo viên thực hiện tại trường mẫu giáo Cà Dy sau khi tham dự các chương trình tập huấn cũng như hướng dẫn của Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Nam về "Phát triển ngôn ngữ" cho trẻ - thuộc khuôn khổ dự án BAMI.
Cô L. - người trực tiếp triển khai ý tưởng chia sẻ: "Việc sử dụng các tương tác giàu ngôn ngữ trong môi trường lớp học là rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ cho các em. Tôi và các đồng nghiệp đã tổ chức các hoạt động làm sách sáng tạo, lồng ghép các hoạt động khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ thông qua các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là cho trẻ được kể các câu chuyện theo hiểu biết và sự sáng tạo của các em mà không có sự áp đặt hay đánh giá. Trẻ học tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ cân bằng hơn trước rất nhiều khi được học tập và vui chơi theo đúng 4 giai đoạn phát triển song ngữ."
4 giai đoạn phát triển song ngữ của trẻ
Đối với trẻ mầm non mới đến trường và chưa sử dụng thành thạo tiếng Việt, các hoạt động "kể chuyện sáng tạo" trong lớp giúp trẻ học thêm được các từ mới, cải thiện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu đạt bằng hành động. Cô Thu Hà. - giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Cà Dy chia sẻ: "Tôi chia lớp ra thành từng nhóm nhỏ và mỗi nhóm được nhận một bức ảnh. Nhiệm vụ của các em là tự tưởng tượng và kể lại một câu chuyện dựa trên các chi tiết có trong ảnh. Tôi trực tiếp quan sát quá trình làm việc của trẻ và có sự hỗ trợ khi cần thiết, có thể là đặt thêm các câu hỏi hoặc gợi mở các ý chuyện cho trẻ. Các em cũng đặc biệt hứng thú với hoạt động kể chuyện tiếp nối. Khi tôi kể một câu chuyện bất kỳ và dừng lại giữa chừng, rồi yêu cầu trẻ tự sáng tạo kể phần tiếp theo thì ban đầu trẻ còn rụt rè, nhưng khi thực hành được vài lần, trẻ bắt đầu tự tin sáng tạo và thể hiện bản thân. Tôi xem đây là cơ hội để quan sát và hiểu hơn về trẻ, tiếp tục cải tiến các hoạt động giảng dạy trong tương lai."
Trẻ tham gia các hoạt động kể chuyện theo tranh, kể chuyện nối tiếp trên lớp
Qua nhiều chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên ở các điểm trường mầm non tại Quảng Nam, có thể thấy rằng hoạt động "kể chuyện sáng tạo" sau thời gian triển khai thực tế đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực. Trẻ được nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với ngôn ngữ, phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng - sáng tạo, khả năng phán đoán và ghi nhớ. Các hoạt động kể chuyện sáng tạo được sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ do đó trẻ được nâng đỡ và mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh. Sau khi kết thúc hoạt động kể chuyện, trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi do giáo viên thiết kế liên quan đến nội dung của câu chuyện đó. Khi trẻ được tự do, thoái mái và hứng thú với hoạt động tại lớp, các giáo viên cũng sẽ dần kết nối sâu hơn với trẻ, góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy.
Với những giá trị thiết thực và tích cực mà sáng kiến mang lại, hi vọng "kể chuyện sáng tạo" sẽ được nhân rộng hơn nữa tại nhiều trường mầm non trên cả nước, đặc biệt là tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống trong tương lai.
Xem thêm thông tin về dự án BAMI và các dự án khác của VVOB Việt Nam tại: https://vietnam.vvob.org/vi
Tên nhân vật và tên trường trong bài báo đã được thay đổi để đảm bảo tính bảo mật
Hướng dẫn dạy và học tiếng dân tộc thiểu số: Đồng bộ và chặt chẽ Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở GD phổ thông, trung tâm GDTX nhận được sự quan tâm đặc biệt của thầy cô vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Một giờ học tại Trường PT DTBT Tiểu học Hừa Ngài, tỉnh Điện Biên. Chia sẻ cùng thầy...