Thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản đã siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13 tỉnh, thành tại Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta. Trong khi đó, thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác cũng đang phải áp đặt biệt pháp mạnh hơn là tình trạng khẩn cấp.
Số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản đã vượt 1 triệu ca vào ngày 6/8, trong bối cảnh số ca mắc mới theo ngày tại nước này liên tục ghi nhận mức cao chưa từng thấy, làm gia tăng quan ngại hệ thống y tế có thể sụp đổ. Ngày 7/8, số ca mắc mới tại Nhật Bản cũng ghi nhận mức cao nhất trong 4 ngày liên tiếp, với 15.753 ca. Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 liên quan đến Olympic Tokyo kể từ đầu tháng 7 đến nay là 430 ca. Trong ngày 8/8 – ngày thi đấu cuối cùng tại Thế vận hội mùa Hè Tokyo, đã có thêm 26 trường hợp mắc bệnh. Không có vận động viên nào mắc COVID-19 trong 3 ngày liên tiếp và toàn bộ các ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ qua bao gồm 16 nhà thầu, 5 thành viên của giới truyền thông, 3 tình nguyện viên, 1 quan chức thể thao và một thành viên Ban tổ chức. Những người này đều không sống trong làng vận động viên. Cho đến nay, số ca mắc COVID-19 liên quan đến Olympic tại làng vận động viên rất thấp, do ban tổ chức đã thiết lập hệ thống bong bóng, tức chế độ cách ly riêng.
Cùng ngày, Trung Quốc đại lục thông báo có thêm 81 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó tỉnh Giang Tô có số ca nhiễm cao nhất, với 38 ca, sau đó là Hà Nam, với 24 ca. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 93.701 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó 1.507 bệnh nhân vẫn đang phải điều trị, 44 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 8/8, Trung Quốc ghi nhận 30 ca mắc mới COVID-19 không biểu hiệu triệu chứng. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 39.070 ca mắc và 491 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia Nam Á này lên lần lượt là 31,93 triệu và 427.862.
Biden tái cam kết bảo vệ Nhật Bản
Tổng thống Joe Biden tái khẳng định cam kết Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Yoshihide Suga.
Động thái cam kết của Biden hôm 27/1 là lời trấn an của Mỹ dành cho đồng minh châu Á bởi trước đó, khi cựu tổng thống Donald Trump còn đương nhiệm, các đồng minh châu Á thường đặt câu hỏi liệu Washington có giữ lời hứa bảo vệ họ trong trường hợp bị tấn công hay không.
Joe Biden phát biểu tại lễ nhậm chức ở Đồi Capitol ngày 20/1. Ảnh: Reuters .
Trump từng tuyên bố cân nhắc rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có hơn 20.000 binh lính Mỹ đang đồn trú để ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào của Triều Tiên.
Biden và Suga đều kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước từ khi Biden nhậm chức tuần trước. Hai bên thảo luận về "cam kết kiên định của Washington trong việc bảo vệ Nhật Bản theo Điều 5 của Hiệp ước an ninh giữa hai nước", theo Nhà Trắng.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết cam kết của Mỹ "bao gồm cả quần đảo Senkaku", khu vực cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền (Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Hai lãnh đạo cũng "thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên. Họ cùng nhau khẳng định sự cần thiết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên".
Suga đồng ý tới thăm Mỹ trong thời gian sớm nhất. Sau cuộc gọi, ông nói với các phóng viên ở Nhật Bản rằng chuyến đi sẽ được lên kế hoạch "trong lúc vẫn theo dõi thêm tình hình Covid-19". Hãng thông tấn Jiji cho hay hai lãnh đạo không bàn bạc về Thế vận hội Olympic Tokyo vốn bị trì hoãn sang năm nay và có thể bị đe dọa một lần nữa bởi Covid-19.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 27/1 cũng điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, nhấn mạnh cam kết của Biden là "tăng cường tương tác với thế giới", theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Việc Mỹ nhắc trực tiếp tới Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo không có người ở là điểm nóng suốt nhiều thập kỷ, có thể sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Trong khi Biden đang lật ngược nhiều chính sách của Trump, nhóm của ông cam kết tiếp tục một số chính sách ngoại giao của cựu tổng thống, bao gồm duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Biden từng có nhiều năm làm việc trong ủy ban đối ngoại Thượng viện. Ông đã đi khắp thế giới để gặp gỡ các lãnh đạo nước ngoài, trước khi làm phó tổng thống cho Obama, người thúc đẩy Mỹ như một "cường quốc Thái Bình Dương".
Trong thời gian đương nhiệm, Trump đã làm các đồng minh châu Á "đứng ngồi không yên" khi gây chiến thương mại với Trung Quốc, xúc tiến ngoại giao với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và công khai khả năng rút quân khỏi khu vực.
Thủ tướng Nhật đã nói chuyện với Biden hồi tháng 11/2020 sau bầu cử Mỹ, cảnh báo rằng tình hình an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang "ngày càng nghiêm trọng".
Thách thức Nhật Bản phải vượt qua để tổ chức Olympics Tokyo 2020 Việc triển khai tiêm chủng của Nhật Bản phải đối mặt với những trở ngại về hậu cần có thể khiến chiến dịch chậm tiến độ trước thềm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Liều vaccine dán nhãn COVID-19 được trữ trong đá khô. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, là quốc gia công nghiệp cuối cùng triển khai chương trình tiêm chủng...