Thế giới yêu cầu Hong Kong chấm dứt nạn bạo hành “Ô-sin”
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng, bản kiến nghị này đã thu hút được 103.307 chữ kí trên toàn thế giới. Nó thúc giục chính quyền Hong Kong nên ngăn chặn ngay lập tức tình trạng bạo hành người giúp việc nước ngoài.
Hôm 27/4, bản kiến nghị, thu thập 103.307 chữ kí từ 160 quốc gia trên thế giới, đã được gửi tới chính phủ Hong Kong.
Người giúp việc nước ngoài ở Hong Kong biểu tình yêu cầu chính quyền hành động để bảo vệ họ.
Elizabeth Tang Yin-Ngor, Tổng thư ký Liên đoàn Người giúp việc Quốc tế cho biết: “Đã đến lúc phải nói cho chính quyền Hong Kong biết rằng không chỉ có chúng tôi mà mọi người trên khắp thế giới đều muốn họ nhanh chóng ngăn chặn tình trạng bạo hành những người giúp việc”.
Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp người giúp việc nước ngoài bị chủ nhà tra tấn dã man. Bản kiến nghị này bắt nguồn từ khi vụ việc người giúp việc Indonesia, Erwiana Sulistyaningsih, bị bạo hành dã man, được tiết lộ hồi tháng Giêng vừa qua. Sự việc gây chấn động dư luận không chỉ ở Hong Kong mà còn trên khắp thế giới.
“Ô-sin” Sulistyaningsih đã phải làm việc rất nhiều và phải ngủ dưới sàn nhà. Cô thường xuyên bị chủ nhà đánh đập bằng cây lau nhà, thước, móc quần áo… Bị đánh đến nỗi chân bị thương không thể đi lại và làm việc được. Thay vì đưa cô đi chữa trị, chủ nhà Hong Kong còn nhẫn tâm đuổi cô đi và để cô một mình về nước.
Ngoài việc thu thập chữ kí trên mạng, Liên đoàn Người giúp việc Quốc tế, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Liên đoàn Lao động còn phát động phong trào lấy chữ kí trên đường phố, kêu gọi chấm dứt hình thức nô lệ hiện đại này.
Video đang HOT
Bản kiến nghị đề xuất nhiều quy định hạn chế rủi ro và bảo vệ người giúp việc hơn. Theo đó, nó thúc giục chính phủ thiết lập một cơ quan chịu trách nhiệm thu phí tuyển dụng từ người lao động trước khi chuyển cho các công ty tuyển dụng nhằm ngăn chặn việc lạm thu phí đối với người lao động.
Chính quyền sẽ làm việc cùng với người lao động để quyết định số tiền phí tuyển dụng. Những quy định bắt buộc rằng người giúp việc nước ngoài phải ở với chủ nhà và phải rời Hong Kong trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc hợp đồng cũng cần được bãi bỏ vì hai quy định trên đã cản trở người giúp việc tố cáo bị chủ bạo hành.
Vicky Kanyoka, điều phối viên của Liên đoàn Người giúp việc Quốc tế ở khu vực châu Phi, cho biết, người giúp việc ở châu Phi cũng đang phải đối mặt với tình trạng bạo hành tương tự như phải làm việc quá sức, không có ngày nghỉ và thậm chí không được trả lương.
Bà nói: “Khi người giúp việc bị ốm, họ cũng không được điều trị tốt. Họ chỉ được uống Panadol. Điều kiện làm việc cũng rất tồi tệ”.
Còn theo Sonia Rani, một đại diện của Sewa Bharat, tổ chức bảo vệ quyền của người lao động nữ ở Ấn Độ, cảnh báo một số phụ nữ còn bị chủ nhà hãm hiếp. Bà nói: “Họ không có cảm giác an toàn. Họ phải đối mặt với rất nhiều hành vi lạm dụng tình dục, thể chất và tình thần. Họ không có ngày nghỉ và không được nghỉ ngơi. Một số còn không được trả lương”.
Số người giúp việc nước ngoài chiếm khoảng 3% dân số Hong Kông, Năm 2013, Hong Kong có khoảng 320.000 người giúp việc nước ngoài, trong đó có 50% đến từ Philippines, 47% đến từ Indonesia, và 3% còn lại đến từ các nước như Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
Theo Infonet
Bí ẩn cái chết của kẻ bị Nga truy nã gắt gao nhất
Doku Umarov là một nhân vật khét tiếng không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới bởi trùm khủng bố này đã dành 20 năm trong đời thực hiện các chiến dịch chống lại Moscow. Hắn là tác giả của một loạt vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào dân thường.
Là một phiến quân Hồi giáo, Doku Umarov gắn với các cuộc chiến gần đây ở Chechnya trong những năm 1990 và 2000, trở thành thủ lĩnh của phong trào phiến quân toàn khu vực Bắc Caucasus. Hắn hoạt động chủ yếu ở phía tây nam Chechnya, gần và xuyên qua các biên giới với Ingushetia và Grudia.
Trùm khủng bố Chechnya Doku Umarov
Hồi giữa tháng 3, trang web Kavkaz Center đại diện cho nhóm thánh chiến hồi giáo ở miền nam nước Nga, thông báo Doku Umarov đã chết ở tuổi 49. Nguyên nhân cái chết cùng nhiều chi tiết khác liên quan không được công bố.
Cũng theo Kavkaz Center, một thủ lĩnh trẻ hơn đến từ Dagestan đã đảm nhận vị trí ông trùm thay Umarov.
Tổng thống Chechnya RamzanKadyrov sau đó xác nhận tin này, nói rằng trùm khủng bố đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch đặc biệt của các cơ quan an ninh Chechnya.
Trước đó, nhiều lần có tin Umarov đã bị quân đội Nga giết chết hoặc bắt giữ song tất cả đều không đúng sự thật.
Cái chết của Umarov rất có thể sẽ khép lại một thời kỳ sợ hãi và bi thảm nhưng đối với nhiều người dân Chechnya và người Nga, trùm khủng bố này vẫn là hiện thân của quỷ dữ.
Umarov từng đứng ra nhận trách nhiệm hai vụ đánh bom liều chết ở ga tàu Moscow khiến 39 người chết và 70 người bị thương. Hắn tuyên bố đã đích thân ra lệnh thực hiện vụ này để trả thù cho cái chết của thường dân Chechnya vì tay lính Nga ở thị trấn Arshty, Bắc Caucasus, hồi tháng 2.
Trước đó, năm 2011, trùm khủng bố cũng tự nhận tổ chức một vụ tấn công nhằm vào sân bay Domodedovo làm 36 người chết.
Mới đây nhất, Doku Umarov thề sẽ tấn công Thế vận hội Mùa đồng 2014 ở Sochi. Tuy nhiên, việc đại hội thể thao này diễn ra suôn sẻ khiến cho nhiều người nghĩ rằng phong trào phiến quân Chechnya có thể đã suy yếu.
Umarov bị cả Nga và Mỹ truy nã quốc tế gắt gao. Năm 2001, Ủy ban Trừng phạt Taliban và al-Qaeda của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thêm y vào danh sách các cá nhân có liên quan đến hai tổ chức này.
Năm 2008, công tố viên trưởng của Chechnya Valery Kuznetsov mở một cuộc điều tra hình sự nhằm vào Umarov vì "kích động thù hằn giữa các dân tộc và kêu gọi lật đổ chính phủ Nga trên Internet".
Vào tháng 5/2011, Chính quyền Washington cũng treo giải 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ Umarov, dựa trên cơ sở những hành động thù địch của hắn nhằm vào các lợi ích Mỹ. Khoản tiền này được nêu ra trong một thông điệp chung giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Nga khi đó, Dmitry Medvedev, về hợp tác chống khủng bố.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Học theo Crimea, 22.000 người Alaska kiến nghị "trở về" Nga Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, hơn 22.000 người đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi ly khai Alaska khỏi Mỹ để thống nhất vào Nga. Bản kiến nghị được một người nào đó đưa lên trang web của Nhà Trắng hôm 21/3, sau 4 ngày đã thu hút được 22.000 chữ ký. Nếu có 100.000 chữ ký trong vòng một...