Thế giới thay đổi ra sao vì đại dịch Covid-19?
Mỗi sự kiện lớn mang tầm “cú sốc” đối với thế giới đều để lại di sản của nó và đại dịch Covid-19 cũng sẽ không ngoại lệ.
Đại dịch Covid-19 là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe làm rung chuyển kinh tế và xã hội thế giới. Chỉ trong vài tháng, người dân tại 4 châu lục đã quen với việc phải đeo khẩu trang, tích trữ thực phẩm, hàng hóa, làm việc tại nhà, nhiều sự kiện kinh tế – chính trị lớn cũng đã bị hủy bỏ.
Ngay cả những quốc gia với số ít trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện cũng đang phải “căng mình” ứng phó.
Phản ứng đối với dịch bệnh sẽ tạo thành những thói quen và những thói quen như vậy sẽ tồn tại rất lâu ngay cả khi dịch bệnh đã chấm dứt.
Người dân ra đường trong dịch Covid-19 tại Hồng Kông (ảnh: Straitstimes)
Các nhà sản xuất quốc tế sẽ buộc phải tính toán lại về nguồn cung và thị trường bán những sản phẩm của họ. Thương chiến Mỹ – Trung chưa chấm dứt lại thêm sự đình trệ vì dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến những doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư sản xuất tại một khu vực (Trung Quốc hoặc Mỹ).
Nhiều công chức, viên chức và nhân viên văn phòng cũng đã tìm được một phương thức làm việc mới cho mình trong dịch Covid-19, đó là làm việc trực tuyến tại nhà.
“Một khi những cách thức làm việc hiệu quả được phát hiện, người ta sẽ rất dễ gắn bó với chúng”, bà Karen Harris, giám đốc tại công ty tư vấn tài chính Bain’s Macro Trends Group (Mỹ), cho biết.
Ngành du lịch thế giới cũng đang chứng kiến sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi dịch Covid-19. Các chuyến bay, du thuyền, khách sạn và hệ thống dịch vụ nghỉ dưỡng của nhiều công ty đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Mặc dù sau khi dịch bệnh được kiểm soát, khách du lịch chắc chắn vẫn sẽ háo hức được khám phá thế giới và thư giãn trên các bãi biển, nhưng thời gian để ngành du lịch phục hồi sẽ là khá lâu.
Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh (ảnh: CNN)
Sản xuất vật tư, trang thiết bị y tế, vệ sinh và kinh doanh bảo hiểm là một trong các lĩnh vực phát triển nhất trong dịch Covid-19. Các quy tắc an toàn vệ sinh cũng sẽ thúc đẩy mua bán trực tuyến phát triển, khi người tiêu dùng lựa chọn mua hàng qua mạng thay vì trực tiếp gặp gỡ người bán tại các khu chợ truyền thống.
Một bài viết về tác động kinh tế vĩ mô do dịch Covid-19 từ Viện Brookings (Mỹ) cho biết, chính phủ và các tổ chức y tế toàn cầu đã và sẽ đầu tư nhiều tiền hơn cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các nước có hệ thống y tế kém phát triển, tương tự như sau dịch SARS năm 2003.
“Cú sốc về nguồn cung dầu đầu thập niên 70 đã giúp thế giới có những nỗ lực đầu tiên về phát triển năng lượng. Lần này, dịch Covid-19 có thể sẽ thay đổi mọi thứ, từ học tập, làm việc và mua bán trực tuyến đến các chiến lược, mô hình kinh doanh đều sẽ được tính toán lại”, ông Fabrizio Pagani – cựu cố vấn kinh tế của Thủ tướng Ý, cho biết.
Một nhà sư đang đo thân nhiệt cho du khách tham quan (ảnh: Reuters)
“Sự hội tụ của 3 yếu tố: Brexit, thương chiến Mỹ – Trung và dịch Covid-19 có thể sẽ định hình lại chuỗi cung ứng của nền sản xuất thế giới”, ông Michael Murphree, chuyên gia đến từ Đại học Nam Carolina (Mỹ) cho biết.
Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị thế giới. Việc kiểm soát thành công dịch bệnh sẽ là phép thử không nhỏ đối với lãnh đạo các nước, điển hình như tại Mỹ, nơi đang diễn ra cuộc canh tranh gay gắt cho vị trí Tổng thống.
Ứng cử viên số 1 của đảng dân chủ, ông Joe Biden đang thúc đẩy một kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn dân như dưới thời của cựu Tổng thống Obama. Ở phía ngược lại, Tổng thống đương nhiệm, ông Donald Trump thì lại cố hạ thấp nguy cơ dịch bệnh đối với nước Mỹ và tìm cách đẩy trách nhiệm về những hậu quả mà Covid-19 gây ra cho bên ngoài.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
6 học sinh dương tính với H1N1, trường học đóng cửa
Để tránh virus H1N1 lây lan, nhất là trong dịp năm mới, trường tiểu học ở Malaysia tạm thời đóng cửa, chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.
Trường Tiểu học SK Stella Maris (Malaysia) buộc phải đóng cử từ ngày 22/1 theo chỉ thị của Sở Y tế Kota Kinabalu, Asiaone đưa tin.
Datuk Poon, Bộ trưởng Y tế Malaysia, cho biết vấn đề không nghiêm trọng, việc đóng cửa trường tạm thời chỉ là cách xử lý tình huống sau khi phát hiện 6 học sinh dương tính với virus H1N1. Bộ này không đưa ra thông tin khi nào trường sẽ hoạt động trở lại.
Từ ngày 22/1, trường Tiểu học SK Stella Maris (Malaysia) tạm thời đóng cửa theo chỉ thị của Sở Y tế địa phương. Ảnh: SCMP.
"Đây không phải dấu hiệu dịch bùng phát. Chúng tôi không thể nói gì thêm", Bộ trưởng Y tế Malaysia thông tin.
Đại diện Bộ Y tế cho biết thêm quyết định này nhằm mục đích tránh cúm H1N1 lây lan, nhất là trong dịp năm mới.
Hiện, các học sinh dương tính với H1N1 được theo dõi tại nhà. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên phòng tránh lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.
Trước vấn đề người dân lo lắng thiếu vắc xin phòng cúm H1N1, Bộ trưởng Y tế Malaysia khẳng định nguồn thuốc luôn sẵn sàng ứng phó, ngay cả khi dịch bùng phát.
Tiến sĩ Christina Rundi, Giám đốc Sở y tế Sabah, cho biết bà nhận được nhiều phản đối từ phía giáo viên, phụ huynh trường Tiểu học SK Stella Maris. Họ cho rằng không cần phải đóng cửa trường, trừ khi đó là nguồn lây nhiễm dịch.
Đại diện sở chia sẻ họ sẽ theo dõi sát sao tình hình tại các trường và ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Theo Zing
Gần 300 người chết vì nCoV ở Tây Ban Nha Số người chết vì nCoV tại Tây Ban Nha hôm nay tăng mạnh lên gần 300 ca, số ca nhiễm đạt gần 8.000. Tây Ban Nha, ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai châu Âu, ngày 15/3 phát hiện 2.000 ca nhiễm nCoV mới và 105 người chết, nâng tổng số ca nhiễm lên 7.753 và số người chết là 288. Người dân đeo...