Thế giới năm 2013: Theo dòng sự kiện
Từ vụ thử hạt nhân thứ ba của CHDCND Triều Tiên tới vụ đánh bom cuộc đua maratông ở Boston, Mỹ năm 2013 đầy ắp những sự kiện đáng nhớ.
Vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk của Nga hôm 15-2
Năm 2013 cũng là một năm gây tranh luận đối với chính quyền Obama ở Mỹ với vụ đóng cửa chính phủ một phần và một nhà thầu quốc phòng tiết lộ lượng thông tin mật khổng lồ của Cơ quan An ninh nội địa (NSA).
Dưới đây là những sự kiện nổi bật theo dòng thời gian:
11-1: Pháp đưa quân vào can thiệp xung đột ở Mali để ngăn Al-Qaeda nuốt chửng nước này.
16-1: Hơn 800 con người bị cầm giữ làm con tin tại nhà máy khí đốt Algeria. Đây là vụ tấn công ngoạn mục nhất năm nhằm vào các lợi ích phương Tây. Hậu quả là ít nhất 39 con tin nước ngoài thiệt mạng cùng một nhân viên an ninh địa phương và 29 tay súng.
12-2: CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba, lôi kéo những chỉ trích kịch liệt từ Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và đẩy các mối quan hệ của Triều Tiên với phần còn lại của thế giới xuống những mức thấp mới.
15-2: Khối thiên thạch nặng 10 tấn nổ trên bầu trời Chelyabinsk của Nga làm khoảng 1.200 người bị thương. Khi nó đi vào bầu khí quyển trái đất với tốc độ 52.800 km/giờ, nó tạo ra tiếng rít dữ dội thổi bay nhiều cửa sổ và làm rung chuyển các tòa nhà.
5-3: Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela qua đời khi còn đương chức. Cuối cùng Đảng Xã hội đã tập trung đằng sau người kế nhiệm được chỉ định của ông Chavez, Nicolas Maduro trong một cuộc bầu cử được tổ chức hồi tháng tư.
Video đang HOT
15-4: Vụ đánh bom cuộc đua maratông ở Boston, Mỹ đã làm ba người chết và hơn 250 người bị thương khi hai trái bom chế từ nồi áp suất phát nổ trên vỉa hè chật cứng người xem gần cuối đường đua.
24-4: Một nhà máy dệt may trái phép ở thủ đô Dhaka của Bangladesh bỗng đổ sụp làm chết hơn 1.100 người. Thảm họa đã phơi bày những chi phí thực siêu rẻ của những bộ cánh cao cấp được mặc khắp thế giới phương Tây.
5-6: Thế giới choáng váng với tiết lộ kho thông tin bí mật từ NSA của Edward Snowden. Câu chuyện này riêng bản thân nó đã rất nhạy cảm, nhưng nhiều ngày và nhiều tuần sau đó, các báo Guardian và Washington Post còn công bố một loạt bài báo tương tự lôi ra ánh sáng những góc tối nhất của hoạt động do thám từ các cơ quan tình báo Mỹ và Anh.
3-7: “Đảo chính” ở Ai Cập dẫn tới phế truất Tổng thống Mohammed Morsi. Vụ can thiệp của quân đội đã dẫn tới những ngày tồi tệ nhất trong lịch sử Ai Cập cận đại cho phong trào Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi, khi cảnh sát và binh sĩ dọn hiện trường biểu tình lớn nhất tại Cairo, khiến hơn 600 người chết.
21-8: Ước tính khoảng 1.400 người chết trong vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học ở Syria. Một vụ tấn công từ Mỹ đã tránh được vào phút chót nhờ sáng kiến hủy vũ khí hóa học của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
22-8: Là ngày diễn ra phiên xử được chú ý nhất năm với bị cáo là chính trị gia Trung Quốc bị thất sủng – Bạc Hi Lai – về tội tham nhũng, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền. Cuối cùng, ông Bạc bị kết án tù chung thân.
21-9: Nhóm khủng bố al-Shabaab ở Somali thực hiện vụ tấn công khủng bố nhằm vào một trung tâm mua sắm ở Nairobi, làm ít nhất 67 người chết, hơn 200 người bị thương.
1-10: Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần làm hơn 800.000 công chức không được trả lương và nhiều công trình quốc gia phải đóng cửa.
8-11: Siêu bão Haiyan đổ bộ vào miền trung Philippines với sức gió giật trên cấp 17 và những bức tường sóng cao tới nóc nhà ven biển. Số người chết được xác nhận hồi giữa tháng 12 là hơn 6.000 người và hơn 1.700 người còn mất tích.
24-11: Nhiều năm đàm phán không thành, cuối cùng thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt được, theo đó Tehran đồng ý tạm thời hạn chế các hoạt động của mình đổi lấy giảm nhẹ cấm vận.
5-12: Người con ưu tú nhất của Nam Phi, vị tổng thống da đen đầu tiên của nước này, người đấu tranh không mệt mỏi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nam Phi đã qua đời. Ông Nelson Mandela thọ 95 tuổi.
Theo CATPHCM
"Ngày tận thế" được dời sang năm 2013?
Ngày 21/12/2012 đã qua nhưng câu chuyện về "ngày tận thế" vẫn được nhiều người nhắc tới, đặc biệt là khi xảy ra vụ nổ thiên thạch trên bầu trời nước Nga.
Ngày được cho là tận thế 21/12/2012 đã qua, nhưng câu chuyện sự sống trên trái đất sắp bị huỷ diệt lại được nhiều người nhắc tới khi ngay đầu năm 2013 này, một thiên thạch nặng trên 10 tấn, có sức công phá bằng 20 quả bom nguyên tử đã lao vào bầu khí quyển của trái đất. Tin đồn càng được củng cố khi các nhà khoa học dự báo trong năm 2013 sẽ có hàng chục trận bão mặt trời (bão từ) với cấp độ cực đại đổ bộ xuống địa cầu.
Cảnh tượng thiên thạch rơi tại Nga hôm 15/2/2013. Ảnh: Reuters
Đón chờ hàng chục trận bão từ cực mạnh
PGS.TS Hà Duyên Châu, nghiên cứu viên cao cấp của viện Vật lý địa cầu, viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, chu trình hoạt động của bão mặt trời là 11,2 năm. Cách đây 260 năm, người ta bắt đầu quan sát được bão từ. Đến bây giờ tất cả đã quan sát được 24 chu kỳ, tuy nhiên không phải chu kỳ nào cũng phải chính xác 11,2 năm (có chu kỳ chỉ bảy, tám năm, nhưng có chu kỳ tới 13, 14 năm phụ thuộc vào hoạt động của mặt trời).
"Năm 2001, bão từ đạt cực đại thì năm 2012 sẽ là thời gian hoạt động cực đại của bão từ. Nhưng trong năm ngoái chúng tôi ghi nhận có tất cả 32 trận bão từ, về số lượng là nhiều hơn những năm trước (chỉ khoảng 9 - 10 trận) nhưng không mạnh hơn. Hiện nay đã gần hết tháng 2/2013, chúng tôi chưa ghi nhận được trận nào. Như vậy nó sẽ xuất hiện vào năm 2013 hoặc có thể sang tới năm 2014. Theo dự đoán, năm 2013 sẽ có khoảng 40 - 45 trận bão từ và có khả năng có những trận cực đại, cường độ có thể lên tới 500 - 600 nT", ông Châu nói.
Bão mặt trời sẽ tác động đến các vệ tinh đầu tiên, trước khi ụp xuống Trái Đất (Ảnh minh họa)
Vào năm 1989, những trận bão từ cường độ cực đại đã làm hỏng hệ thống truyền tải điện của Canada, thiệt hại hàng tỉ USD. Tương tự, vào năm 1997 vệ tinh AT&T của Mỹ cũng bị phá hỏng. Hiện có thể dự báo được bão từ với các cấp độ thời gian: chu trình 11 năm, 1 tháng, 1 - 2 ngày và nửa tiếng. Dù không phải là hiểm hoạ huỷ diệt, những bão từ cũng ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế: tác động tới đường dây truyền tải điện, đường ống dẫn dầu khí, hoạt động vệ tinh nhân tạo, máy bay và tới sức khoẻ con người như hệ xương khớp, tim mạch, thần kinh.
Đặc biệt, theo ông Châu, hiện nay chúng ta dùng công nghệ GPS nhiều, bão từ có thể làm mất tín hiệu GPS từ vệ tinh xuống, hoặc máy bay sẽ khó điều chỉnh hướng lái, thậm chí tác động tới những vật thể mà con người đưa vào trong không gian. Để phòng tránh, các chuyến bay cần tránh xa thời điêm xảy ra bão từ. Những người bệnh thần kinh, tim mạch, xương khớp phải chú ý cân thân khi tham gia giao thông, không làm việc trên cao. "Nhưng dù hoạt động của mặt trời có đạt cực điểm vào năm 2013 thì những tác động của nó cũng không thể gây nên ngày tận thế", ông Châu khẳng định.
Năm của sao chổi
Trong khi nhiều người vẫn lo lắng về năm "thiên tai vũ trụ" 2013 thì các nhà khoa học một lần nữa khẳng định đây cũng là năm những người yêu thích thiên văn vũ trụ được tận hưởng những bữa tiệc đầy màu sắc từ những hiện tượng thiên văn thú vị của bầu trời.
Dù không phải là hiểm hoạ huỷ diệt, nhưng bão từ cũng ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế: tác động tới đường dây truyền tải điện, đường ống dẫn dầu khí, hoạt động vệ tinh nhân tạo, máy bay và tới sức khoẻ con người như hệ xương khớp, tim mạch, thần kinh.
Cụ thể, ông Nguyễn Đức Phường, hội Thiên văn - vũ trụ Việt Nam chia sẻ, 2013 sẽ là năm một loạt sao chổi liên tiếp xuất hiện. Đặc biệt, có những sao chổi sẽ "sáng như trăng rằm" - có thể quan sát bằng mắt thường, cơ hội trăm năm có một. Đó là các sao chổi C/2012 S1 (hay còn gọi là ISON) và C/2011 L4 (PanSTARRS), cả hai đều mới được phát hiện vào năm 2011 và 2012. Theo tính toán, hai sao chổi này rất sáng, có thể quan sát được bằng mắt thường. C/2011 L4 (PanSTARRS) sẽ hiện rõ trên bầu trời vào các tháng 3, tháng 4, còn sao chổi C/2012 S1 sẽ xuất hiện rực rỡ vào tháng 10 - 11/2013, thậm chí sao chổi này còn sáng đến tận đầu năm 2014. Đây cũng là cơ hội tốt cho các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết sao chổi.
Ông Phường cho biết thêm, ngoài hiện tượng đặc biệt của sao chổi trong năm nay thì cư dân trái đất sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng hai lần nhật thực và ba lần nguyệt thực. Lần nhật thực đầu tiên là nhật thực hình khuyên xảy ra ngày 10/5/2013. Dải nhật thực toàn phần sẽ được quan sát từ Úc tới những hòn đảo trên Thái Bình Dương như Papua New Guinea, đảo Solomon và đảo Gilbert. Nhật thực một phần sẽ được quan sát trên một vùng rộng hơn bao gồm: Úc, Indonesia, New Zealand, Thái Bình Dương. Lần nhật thực thứ hai sẽ xảy ra vào 3/11/2013. Đây là một hiện tượng hiếm vì trong suốt quá trình bóng mặt trăng quét trên bề mặt trái đất, có nơi quan sát được nhật thực toàn phần, trong khi những nơi khác lại chỉ quan sát được nhật thực hình khuyên.
Hiện tượng nguyệt thực đầu tiên sẽ xảy ra ngày 25/4/2013. Nguyệt thực sẽ được quan sát trong một vùng rộng lớn bao phủ một nửa địa cầu gồm: châu Phi, châu Âu, châu Á, Ấn Độ Dương và Úc. Lần thứ hai sẽ là nguyệt thực nửa tối xảy ra ngày 25/5/2012. Nguyệt thực lần này sẽ được quan sát trong một vùng rộng bao gồm: châu Mỹ, Đại Tây Dương, phần lớn châu Phi, phía Nam Thái Bình Dương. Lần nguyệt thực cuối cùng trong năm 2013 cũng là nguyệt thực nửa tối sẽ xảy ra ngày 18/10/2013. Những khu vực như châu Mỹ, Đại Tây Dương, châu Âu, châu Phi, châu Á (trong đó có Việt Nam) sẽ quan sát được hiện tượng này.
Theo 24h
Giải đáp bất ngờ chất lạ bầy nhầy hậu nổ thiên thạch Chất nhầy kỳ lạ xuất hiện chỉ cách hiện trường vụ nổ thiên thạch khoảng 1.500km cuối cùng đã được các nhà khoa học nhận diện. Chất bầy nhầy được cho là bí ẩn xuất hiện sau mưa thiên thạch ở Nga Tuy nhiên câu trả lời lại đến từ một nhà sinh vật học, thay vì từ một nhà thiên văn học...