Những ca phẫu thuật cấy ghép kỳ lạ nhất năm 2013
Cấy ghép đầu lên ngực, mũi lên trấn, bàn tay dưới mắt cá chân là những ca phẫu thuật khó tin trong năm qua.
Xiaolian được cấy ghép mũi trên trán.
Trong một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào tháng 8/2012, Xiaolian, 22 tuổi, bị thương nặng, đặc biệt ở mũi.
Do điều trị không đúng cách nên phần mũi của Xiaolian bị nhiễm trùng và sau đó phải cắt bỏ. Đội ngũ bác sĩ sau đó phải lấy một phần sụn ở sườn và các mô da của Xiaolian để cấy ghép một chiếc mũi mới cho cậu. Mũi mới của bệnh nhân được cấy ghép tạm thời ngay trên trán. Ca phẫu thuật được tiến hành tại bệnh viện Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc.
Tay của Xiao Wei được cấy ghép dưới mắt cá chân.
Xiao Wei, người Trung Quốc, bị đứt bàn tay phải trong tai nạn lao động xảy ra hồi đầu tháng 11 vừa qua. Anh đã phải trải qua ca phẫu thuật cấy ghép tạm thời bàn tay đứt lìa vào mắt cá chân.
Video đang HOT
Ban đầu, anh Wei được đưa tới bệnh viện địa phương thuộc thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam, nhưng các bác sĩ tại đây không đủ khả năng để phục hồi bàn tay đứt lìa. Vì vậy, 7 tiếng sau đó, anh Wei đã được chuyển tới bệnh viện cấp cao hơn ở thành phố Trường Sa. Các bác sĩ tại đây cho biết, bàn tay của anh Wei có thể được gắn lại nhưng phải chờ một thời gian sau khi điều trị vết rách trầm trọng ở cánh tay phải. Để giữ cho bàn tay phải không bị chết trong thời gian chờ đợi, các bác sĩ đã cấy ghép nó tạm thời vào mắt cá chân của anh Wei.
Đầu ở ngực
Các bác sĩ cấy ghép mặt cho Jianmei.
Cô gái Jianmei (17 tuổi) sống ở một làng chài nhỏ thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, luôn tự ti vì diện mạo xấu xí của mình.
Lên 5 tuổi, Jianmei bị thương nghiêm trọng trong một vụ hỏa hoạn. Cô bị mất cằm, mí mắt và hơn một nửa tai phải. Đến năm ngoái, cô mới được cấy ghép miễn phí khuôn mặt. Bác sĩ Jiang Chenghong cho biết, đầu tiên, họ lấy một dải mô từ đùi Jianmei sau đó cấy ghép vào ngực cô gái. Sau đó, họ sử dụng một thiết bị đặt dưới lớp da, nơi dải mô được cấy ghép vào. Thiết bị này sẽ có tác dụng sản sinh ra đủ lớp da cần thiết cho tái tạo khuôn mặt mới. Ca phẫu thuật cuối cùng của Jianmei đã kết thúc tốt đẹp vào 21/10 vừa qua.
Người được cấy ghép mặt phức tạp nhất
Norris giờ có khuôn mặt mới.
Anh Norris bị thương trong một tai nạn súng vào năm 1997. Bức ảnh bên trái được chụp sau 7 tháng tai nạn xảy ra. Giờ đây, anh đã có khuôn mặt với hàm răng, lưỡi và quai hàm mới. Ca phẫu thuật kéo dài 36 giờ đồng hồ tại bệnh viện đại học Maryland.
Trong suốt 15 năm, anh Norris đã sống như một người không danh tính tại Hillsville, Virginia, nước Mỹ với chiếc mặt nạ che hầu hết khuôn mặt và chỉ dám ra khỏi nhà vào buổi tối. Cho đến hiện tại, Norris đã tự tin hơn, có thể cảm nhận được sự hiện diện khuôn mặt mới, đánh răng và cạo râu như những người đàn ông bình thường khác.
Ngoài ra, anh Norris cũng đã hồi phục được khứu giác từng mất sau tai nạn kinh hoàng. Khi tự bắn vào mặt mình năm 1997, anh Norris thậm chí đã mất đi phần mũi, môi và hầu như không thể cử động miệng. Anh đã phải trải qua rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp nhằm tái tạo khuôn mặt, trong đó bao gồm việc thay thế dây thần kinh và các cơ từ da đầu tới cổ.
Thiếu nữ sống nhờ trái tim để trong túi xách
Kyah, 13 tuổi, người Anh, được đưa tới bệnh viện cấp cứu từ một giấc ngủ sâu khi cô bé 10 tuổi. Các bác sĩ đã rất bất ngờ khi phát hiện Kyah bị suy tim. Đây là hệ quả của chứng bệnh giãn cơ tim khiến cho tim của cô bé trở nên suy yếu tới mức không thể đập.
Tim của Kyah từng không thể đập.
Khi đó, Kyah đã phải trải qua một thời gian chờ đợi đầy đau đớn để được phẫu thuật thay tim. Trong khoảng thờ gian chờ đợi này, cô bé luôn phải mang bên mình một chiếc túi xách có chứa nguồn điện để duy trì nhịp cho trái tim nhân tạo giúp cô sống sót.
Các bác sĩ đã phải phẫu thuật để cấy ghép vào ngực của Kyah ống bơm bằng titan có cơ chế hoạt động giống như nhịp co bóp của trái tim để bơm máu đi khắp cơ thể duy trì sự sống. Năng lượng giúp ống bơm này vận hành liên tục chính là nguồn điện từ pin được đặt trong chiếc túi xách mà Kyah luôn mang theo.
Cấy ghép thành công 5 cơ quan nội tạng cho bé trai
Khi mang thai được 4 tháng, bà Aracelis Ortiz – mẹ bé Adonis đã nhận tin thông báo rằng cậu bé trong bụng cô đang phát triển với một dị tật bẩm sinh được gọi là gastroschisis. Dị tật này khiến ruột của em bé nhô ra qua một lỗ ở thành bụng.
Bé Adonis được cấy ghép thành công 5 cơ quan nội tạng.
Bà Ortiz – một trợ lý điều dưỡng, đã được các bác sĩ khuyên nên phá bỏ thai trong bụng nhưng bà quyết định sinh đứa bé.
Và sau khi sinh, cậu bé Adonis đã phải trải qua ca phẫu thuật để sửa các khiếm khuyết trong cơ thể. Năm ngày sau ca phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện nội tạng của cậu bé này hư hại nặng và ruột không phát triển đầy đủ. Theo các bác sĩ, Adonis chỉ có 28 cm ruột. Trong khi đó, những đứa trẻ bình thường khác phải có tới 250 cm. Adonis đã phải trải qua 2 ca phẫu thuật sau đó nhưng tình trạng của bé vẫn xấu đi. Tới tháng 8 năm nay, bé trai này lại được chẩn đoán xơ gan giai đoạn 2 và cần phẫu thuật cấy ghép gan. May mắn đã đến với gia đình bé Adonis vào tháng 10 vừa qua. Gia đình cậu bé đã tìm được người hiến nội tạng là một em bé đã tử vong.
Bé Adonis trải qua ca phẫu thuật cấy ghép tới 5 cơ quan nội tạng gồm gan, tụy, dạ dày, ruột non và ruột kết tại Trung tâm y tế thuộc đại học Miami Jackson Memorial (Mỹ). Cơ thể nhỏ của bé Adonis đã mang những vết sẹo lớn sau nhiều ca phẫu thuật. Hiện cậu bé được cho ăn qua một ống nhỏ chạy từ ruột kết đến mũi. Tuy nhiên, các bác sĩ hy vọng rằng trong một vài tháng tới, bé sẽ bắt đầu tiêu thụ thức ăn theo cách thông thường. Bé Adonis sẽ được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện cho đến tháng 2 năm 2014. Tại đây, các bác sĩ theo dõi chặt chẽ sự phục hồi và những dấu hiệu để đảm bảo cơ thể của bé thích ứng với các cơ quan mới sau ca cấy ghép nội tạng.
Theo Zing
Đàn ông Myanmar thích... mặc váy, nhai trầu
Mặc váy là một nét khá đặc sắc trong văn hóa mặc của người Myanmar. Không riêng phụ nữ mà cả đàn ông cũng thường xuyên quấn longyi - tên loại váy truyền thống của người Myanmar, tương tự xà rông của một số dân tộc thiểu số Việt Nam - mỗi khi ra đường.
Longyi thực chất là miếng vải được may dạng ống dài từ thắt lưng tới mắt cá chân, phía sau hông được quấn phẳng phiu và trước bụng là nút thắt to. Đàn ông Myanmar diện váy longyi trong mọi sinh hoạt đời sống từ đi bộ, đạp xe, lái ô tô và cả khi đi ngủ. Hình ảnh đàn ông Myanmar bên trên mặc vest, phía dưới mặc longyi "đóng thùng" phổ biến tại các buổi tiệc, hội nghị hay trong những chiếc xe hơi sang trọng trên đường. Longyi được bán tại khắp các chợ, cửa hàng thời trang hay cả trong những siêu thị lớn. Ngoài mặc váy, thoa phấn Thanakha là một nét độc đáo của đàn ông Myanmar. Phấn Thanakha được làm từ bột một loại cây cùng tên, là món đồ trang điểm phổ thông của phụ nữ nhưng cũng được nhiều đàn ông Myanmar sử dụng, thoa lên mặt và tay để tránh nắng, giữ ẩm cho da.
Giống như Việt Nam, người Myanmar cũng có tục ăn trầu. Đi bất cứ đâu bạn đều có thể bắt gặp hình ảnh đàn ông Myanmar miệng nhóm nhém nhai trầu. Rõ nhất là cánh lái xe, mỗi người đều có trong xe một gói trầu đã được têm sẵn, thi thoảng những lúc rảnh rỗi hay khi chờ đèn đỏ lại bỏ ra nhai. Tùy thói quen mà mỗi người có cách thưởng trầu khác nhau, có người nuốt cả nước trầu, có người không. Vậy nên bạn cũng không nên quá sửng sốt khi chứng kiến cảnh người dân Myanmar ngồi trong xe bỗng nhiên xổ toẹt bãi nước trầu xuống đường, hay giật mình khi bắt gặp những bãi nước trầu đỏ quạch ngay cả trong những khu khách sạn sang trọng. Đa số đàn ông Myanmar thích nhai trầu hơn hút thuốc. Bạn có thể bắt gặp các quán bán trầu têm sẵn ở khắp mọi nơi. Người dân Myanmar thường tụ tập tại các quán trầu vỉa hè, vừa nhai trầu, đàn hát và trò chuyện trong lúc rảnh rỗi.
Theo ANTD
Trung Quốc bỏ lấy nội tạng tử tù để cấy ghép Một quan chức cấp cao cho biết, kể từ tháng 11, Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm bớt cách làm ăn đã có từ nhiều chục năm qua, sử dụng nội tạng của các tù nhân bị hành quyết để cấy ghép cho người khác. Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới vẫn còn sử dụng nội tạng lấy từ các...