Thế giới có trên 182,9 triệu người mắc COVID019 đã bình phục
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 9/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 203.678.916 ca nhiễm, trong đó có 4.311.989 ca tử vong do COVID-19. Số bệnh nhân bình phục lên tới 182.993.449 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Miami, bang Florida, miền Nam nước Mỹ ngày 30/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 633.116 ca tử vong trong số 36.543.338 ca mắc. Tiếp đến là Brazil với 563.470 ca tử vong trong số 20.165.672 ca mắc, Ấn Độ với 428.339 ca tử vong và 31.969.954 ca mắc.
Mỹ hiện đang đối mặt với nguy cơ lây lan của biến thể Lambda được phát hiện đầu tiên tại Peru vào cuối năm ngoái. Các kết quả phân tích gene cho thấy hơn 1.000 ca bệnh nhiễm biến thể Lambda đã được phát hiện trên toàn nước Mỹ. Dù sự xuất hiện của biến thể Delta vẫn đang là lo ngại chính lúc này tại Mỹ, nhưng giới chức cũng không ngừng theo dõi diễn biến lây lan biến thể Lambda. Theo Tiến sĩ Preeti Malani, Giám đốc bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Michigan ở Ann Arbor, Lambda có những đột biến đang được quan tâm nhưng biến thể này vẫn khá hiếm ở Mỹ dù đã tồn tại được vài tháng. Chuyên gia của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ này cũng nhận định dường như Lambda dễ lây truyền hơn virus SARS-CoV-2 ban đầu, đồng thời nhấn mạnh các loại vaccine hiện có vẫn có tác dụng bảo vệ.
Video đang HOT
Trong khi đó khu vực châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới do biến thể Delta hoành hành. Trong ngày 9/8, Iran đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao chưa từng thấy- 40.808 ca – cao nhất khu vực này. Các cơ quan y tế Iran đã cảnh báo về những kịch bản tồi tệ ở nước này trong làn sóng lây nhiễm thứ 5 nếu chính phủ không triển khai các biện pháp kiểm soát mới và tiến độ tiêm chủng không được đẩy nhanh.
Ngoài Iran, một số quốc gia Đông Nam Á đang chứng kiến sự lây lan nghiêm trọng của dịch COVID-19. Trong ngày 9/8, Indonesia ghi nhận 20.709 ca nhiễm mới, Thái Lan có thêm 19.603 ca, Malaysia có thêm 17.236 ca,… Tính đến nay, châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19 với tổng số ca mắc là 64.327.678 ca. Hiện các nước Đông Nam Á cũng đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine, tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao để kiềm chế sự lây lan của SARS-CoV-2.
Do dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, bang New South Wales (NSW) của Australia đã áp dụng lệnh phong tỏa đối với thị trấn Tamworth do lo ngại dịch bệnh COVID-19 có thể đã lây lan từ thành phố Sydney về vùng nông thôn này.
Bang NSW đã ghi nhận 283 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng trong vòng 24 giờ qua, tăng so với 262 ca ghi nhận một ngày trước đó. Hiện bang này đang phải nỗ lực ngăn chặn tình trạng số ca mắc mới gia tăng do biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh, mặc dù lệnh phong tỏa tại Sydney đã bước sang tuần thứ 7.
Nhằm đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo cơ quan quản lý dược phẩm của nước này đã cấp phép tạm thời sử dụng đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna (Mỹ). Tháng 5 vừa qua, Australia đã đạt được thỏa thuận mua 25 triệu liều vaccine của Moderna. Thủ tướng Morrison cho biết nước này dự kiến tiếp nhận lô vaccine đầu tiên gồm 1 triệu liều vào tháng 9 tới.
Tại châu Âu, Nga đang là điểm nóng dịch bệnh tại châu lục này với số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 9/8 là 22.160 ca. Ngoài Anh, nhiều nước châu Âu thận trọng trong việc xem xét gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm khôi phục trạng thái bình thường mới, trong bối cảnh biến thể Delta đang tiếp tục lây lan tại một số nước châu Âu bất kể tỷ lệ tiêm chủng đã đạt mức cao.
Trong khi đó, châu Phi đã ghi nhận tổng số ca mắc vượt 7 triệu ca, lên 7.078.484 ca mắc COVID-19 và hơn 177.000 ca tử vong. Hiện châu Phi đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch bệnh thứ 3, khiến châu lục này ghi nhận thêm khoảng 1 triệu trường hợp chỉ trong 3 tuần qua, kể từ ngày 14/7 đến nay.
Một chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc vừa cho biết, những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 không cần phải tiêm mũi tiêm tăng cường trong vòng một năm. Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh công chúng lo ngại đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại kể từ giữa tháng 7, đặc biệt là mối đe dọa do biến thể Delta rất dễ lây lan.
Trả lời phỏng vấn với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 8/8, ông Thiều Nhất Minh, bác sĩ hàng đầu và là chuyên gia miễn dịch học của CDC Trung Quốc, cho biết nồng độ kháng thể trong cơ thể người giảm dần theo thời gian sau khi được tiêm vaccnie phòng bệnh. Tuy nhiên, kháng thể vẫn có thể kích thích phản ứng trí nhớ mạnh mẽ để nâng cao mức độ kháng thể trong một khoảng thời gian ngắn.
Theo chuyên gia Thiều Nhất Minh, các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nghiên cứu cách tăng cường miễn dịch. Không có đủ bằng chứng cho thấy rằng nên tiêm liều vaccine thứ ba cho toàn bộ mọi người. Dựa trên quan sát ban đầu, hầu hết những người đã được tiêm hai liều trong vòng một năm không cần phải tiêm mũi tăng cường.
Australia thông báo đóng cửa Đại sứ quán tại Afghanistan
Trong tuần này, Australia sẽ đóng cửa đại sứ quán của mình tại Afghanistan trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tình hình an ninh tại Kabul khi các lưc lương nươc ngoài rút quân khỏi quôc gia Tây Nam Á này.
Các tay súng Taliban tại huyện Sangin, tỉnh Helmand, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố phát ngày 25/5, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Ngoại trương Marise Payne cho biết tòa nhà Đại sư quán Australia tại Kabul sẽ đóng cưa trong 3 ngày, tư ngày 28/5. Tuyên bô nhân mạnh Australia hy vọng đây chỉ là "biên pháp tạm thơi" và "chúng tôi sẽ khôi phục sư hiên diên (ngoại giao) thương trưc ơ Kabul môt khi tình hình cho phép". Tuyên bô cũng nhân mạnh viêc các lưc lương quân sư quôc tê và Australia sẽ rút khỏi Afghanistan trong nhưng tháng tơi có thê khiên môi trương an ninh tại nươc này thêm bât ôn. Chính phủ Australia đã đươc thông báo răng Chính phủ Afghanistan không thê cung câp hô trơ cho sư hiên diên ngoại giao của Australia ơ quôc gia Tây Nam Á này.
Tháng 4 vưa qua, Thủ tướng Morrison tuyên bố nước này sẽ tiếp bước Mỹ, chấm dứt sự hiện diện quân sự tại Afghanistan vào tháng 9 tới sau 20 năm đồn trú tại quốc gia Tây Nam Á này. Australia đã mơ Đại sư quán tại Afghanistan tư năm 2006.
Bạo lực không ngừng gia tăng ở Afghanistan kể từ khi Washington bỏ lỡ hạn chót rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi quốc gia Nam Á này vào ngày 1/5 theo thỏa thuận với Taliban hồi năm ngoái. Hiện Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xúc tiên kê hoạch rút quân khỏi Afghanistan. Khoảng 3.500 binh sĩ Mỹ và 7.000 binh sĩ NATO sẽ rút khỏi Afghanistan trươc ngày 11/9 tới, đúng 20 năm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào Tòa tháp đôi ở thành phố New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Sau sư kiên khủng bô kinh hoàng này, Mỹ bắt đầu đưa quân vào Afghanistan nhằm truy quét Taliban cũng như mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Trong diên biên mơi nhât, ngày 24/5, giới chức Afghanistan và các nhân chứng cho biết các lực lượng chính phủ nước này đã đụng độ với phiên quân Taliban ở Mihtarlam, thủ phủ của tỉnh Laghman, cách thủ đô Kabul khoảng 120 km. Giao tranh dữ dội đã bùng phát từ đêm 23/5 tại khu vưc xung quanh Mihtarlam, thành phố có 140.000 dân, và lan ra một số khu vực trong ngày 24/5 khiến hàng trăm dân thường phải rời bỏ nhà cửa. Theo Bộ Quốc phòng Afghanistan, quân đội chính phủ đã tiêu diêt ít nhất 50 chiến binh Taliban. Trong khi đó, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid tuyên bố lực lượng này đã chiếm giữ được 37 điểm kiểm soát an ninh ở ngoại ô thành phố Mihtarlam.
Trong gần 20 năm xung đột tại Afghanistan, hàng chục nghìn người đã thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Từ tháng 9 năm ngoái, các tay súng Taliban và Chính phủ Afghanistan đã tiến hành các cuộc hòa đàm, nhưng tiến độ chậm chạp bất chấp các nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị về Afghanistan vào cuối tháng trước, nhưng sự kiện này bị hoãn vô thời hạn do Taliban từ chối tham dự.
Thủ tướng Australia thận trọng trong việc mở cửa trở lại biên giới quốc gia Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố ông sẽ không đặt mạng sống của người dân vào tình thế nguy hiểm bằng cách mở cửa trở lại đường biên giới quốc gia sớm hơn dự kiến. Cảnh vắng vẻ trên đường phố trong thời gian áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 tại Perth, Australia. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu với...