Thế giới 2024 và hàng loạt thảm họa thiên nhiên khủng khiếp
Thế giới chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan từ siêu bão khủng khiếp, động đất, núi lửa phun trào đến các trận lũ quét chế.t chóc vào năm 2024.
Thế giới nóng bất thường
Theo Reuters ngày 9.12 dẫn dữ liệu nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 11 của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus EU (C3S), năm 2024 chắc chắn là năm nóng nhất được ghi nhận. Đây cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp từ năm 1850 – 1900.
Đàn chim cánh cụt đứng trên các tảng băng trôi ở Nam Cực. ẢNH: REUTERS
Bà Friederike Otto, giảng viên tại Đại học Hoàng gia London (Anh) đán.h giá: “Mặc dù năm 2025 có thể mát hơn một chút so với năm 2024, nhưng nếu hiện tượng La Nina xảy ra, điều này không có nghĩa là nhiệt độ sẽ an toàn hoặc bình thường. Chúng ta vẫn sẽ phải trải qua nhiệt độ cao, gây ra các đợt nắng nóng nguy hiểm, hạn hán, cháy rừng và xoáy thuận nhiệt đới”.
Nhiệt độ bề mặt trên khắp các dải băng lớn ở Nam Cực đã tăng trung bình 10 độ C so với mức bình thường trong tháng 7. Vào một số ngày, nhiệt độ tại nam bán cầu vượt mức 28 độ C.
Theo The Guardian, đợt nắng nóng này là đợt nắng nóng thứ 2 tấ.n côn.g khu vực trong vòng mấy năm qua. Đợt gần đây nhất là vào tháng 3.2022 khi mức nhiệt tăng đột biến lên tới 39 độ C và khiến một phần lớp băng lâu đời sụp đổ. Các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân khiến nhiệt độ Nam Cực tăng cao vào tháng 7 là do hiện tượng El Nino.
Ông Zeke Hausfather của tổ chức Berkeley Earth (Mỹ), cho biết toàn bộ Nam Cực đã ấm lên cùng thế giới trong 50 năm qua. Toàn cầu đã trải qua 12 tháng ấm kỷ lục, nhiệt độ liên tục tăng trên 1,5 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp, càng làm gia tăng nguy cơ xảy ra các thảm họa thiên nhiên. Theo ông Hausfather, có 95% khả năng năm 2024 sẽ vượt qua năm 2023 để trở thành năm nóng nhất lịch sử.
Siêu bão Yagi càn quét châu Á
Cơn bão gây thiệt hại nặng nhất ở châu Á và đứng thứ ba trên thế giới trong năm nay là Yagi. Hàng trăm nghìn ngôi nhà bị phá hủy và hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi siêu bão này. Tổng thiệt hại ước tính lên tới 14 tỉ USD. Siêu bão Yagi tấ.n côn.g Philippines, đảo Hải Nam và mũi phía Nam của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 7.9.
Giới chức Philippines ngày 2.9 thông tin lũ lụt và sạt lở đất do ảnh hưởng từ bão Yagi khiến ít nhất 11 người thiệ.t mạn.g. Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) ngày 8.9 xác định siêu bão Yagi là cơn bão mùa thu mạnh nhất đổ bộ vào Trung Quốc kể từ năm 1949. Giới chức Trung Quốc ghi nhận 4 người thiệ.t mạn.g và 95 người bị thương sau bão. V
Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Cơn bão này duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài và là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền Việt Nam; thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài 12 giờ. Đặc biệt, hoàn lưu bão gây mưa lớn toàn miền Bắc và Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố), trong đó 83/84 trạm đo lượng mưa cao hơn 4 – 6 lần so với trung bình nhiều năm trong 10 ngày đầu tháng 9 (có nơi mưa trên 700 mm).
Do mưa lớn, khu vực Bắc bộ xuất hiện lũ lớn, đặc biệt lớn diện rộng (hầu hết các sông vượt báo động 3), trong đó lũ lịch sử xuất hiện trên 7 tuyến sông (sông Thao, sông Đáy, sông Cầu, sông Ninh Cơ, sông Kinh Môn, sông Gùa, sông Trà Lý). Tại Hà Nội cũng ghi nhận mực nước sông Hồng cao nhất trong 20 năm gần đây. Ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu bão Yagi đã làm 344 người chế.t, mất tích (318 người chế.t, 26 người mất tích), 1.976 người bị thương; 281.966 nhà hư hỏng, tốc mái; 112.034 nhà bị ngập; 284.472 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 61.114 ha hoa màu ngập úng; 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại; 189.982 ha rừng bị thiệt hại…
Video đang HOT
Yagi cũng gây mưa lớn, khiến lũ lụt bắt đầu tấ.n côn.g Myanmar từ ngày 9.9. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết, đây là đợt lũ tồi tệ nhất trong lịch sử Myanmar hiện đại. Nước này ghi nhận hơn 400 trường hợp t.ử von.g do ảnh hưởng của cơn bão.
Tuyết rơi dày “trăm năm có một” tại Hàn Quốc
Tuyết rơi dày trên khuôn viên Cung điện Gyeongbokgung ở trung tâm Seoul vào ngày 27.11. ẢNH: AFP
Theo Hãng thông tấn Yonhap, hồi tháng 11, thủ đô Seoul (Hàn Quốc) chứng kiến đợt tuyết rơi dày “trăm năm có một” kể từ khi có số liệu thống kê vào năm 1907. Sự kiện thời tiết trên đã khiến hơn 140 chuyến bay bị hủy và ít nhất 5 người thiệ.t mạn.g do tiết trời lạnh giá.
Trong đó, 4 người t.ử von.g khi các công trình phủ đầy tuyết bị sập và một người gặp ta.i nạ.n giao thông khi một chiếc xe buýt bị trượt dài trên đường. Các nhà chức trách cũng cho hay khoảng 1.285 trường học, bao gồm cả trường mẫu giáo, đã đóng cửa tại tỉnh Gyeonggi. Khoảng 142 chuyến bay đã bị hủy và 76 tuyến phà bị đình chỉ, trong khi phương tiện truyền thông đưa tin các chuyến tàu hỏa cũng bị hoãn.
Tuyết rơi dày bất thường vào tháng 11 tại Hàn Quốc được cho là do nhiệt độ nước biển ấm hơn bình thường ở phía tây bán đảo Triều Tiên sau đó gặp phải luồng không khí lạnh.
Siêu bão liên tiếp đổ bộ Đài Loan
Theo Cục Thời tiết trung tâm (CWA) của Đài Loan, siêu bão Kong-rey đã đổ bộ huyện Đài Đông ở Đài Loan vào ngày 31.10 với sức gió tối đa 184 km/giờ. Đây được đán.h giá là một trong những cơn bão có quy mô lớn nhất tấ.n côn.g hòn đảo này trong nhiều thập niên.
Hiện trường sau khi Bão Kong-rey đổ bộ Đài Loan. ẢNH: REUTERS
Cơn bão đã khiến 73 người bị thương, gần 100.000 hộ mất điện và gần 10.000 người đã được sơ tán khỏi các khu vực có nguy cơ cao. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã đặt 36.000 binh sĩ vào chế độ trực chiến để hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ.
Kong-rey là cơn bão thứ 3 tấ.n côn.g Đài Loan kể từ tháng 7. Trước đó, bão Gaemi cướp đi sinh mạng của ít nhất 10 người, làm bị thương hàng trăm người và gây lũ lụt trên diện rộng tại Cao Hùng, miền nam Đài Loan hồi tháng 8. Tiếp theo là bão Krathon vào đầu tháng 10.2024, khiến ít nhất 4 người chế.t và hàng trăm người bị thương, gây ra lở đất, lũ lụt và gió giật mạnh kỷ lục, theo AFP.
Siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất trái đất phun trào
Kilaue, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trái đất phun trào với những dòng dung nham đỏ rực tại Đảo Lớn của Hawaii. Núi lửa Kilaue bắt đầu phun trào vào ngày 23.12.
Dung nham đỏ rực do núi lửa Kilaue phun trào. ẢNH: REUTERS
Cảnh báo núi lửa đã được hạ xuống từ mức “cảnh báo” xuống “theo dõi” và mã màu hàng không đã được chuyển từ đỏ sang cam. Nhóm nghiên cứu thực địa cũng tiếp tục ghi nhận những âm thanh tương tự như động cơ phản lực tại khu vực miệng núi lửa.
Theo CNN, mối đ.e dọ.a trực tiếp nhất là khói bụi núi lửa có thể lan đến các khu dân cư theo hướng gió. Khói bụi này chứa lưu huỳnh dioxide và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đối với những người mắc các bệnh như hen suyễn, hô hấp khác hoặc tim mạch. Kilauea cũng phun trào vào tháng 6 và tháng 9.2024.
Lũ quét tại Afghanistan
Theo thông tin cập nhật từ Văn phòng của Chương trình Lương thực thế giới (FAO) tại Afghanistan và các quan chức địa phương ngày 11.5, hơn 330 người đã thiệ.t mạn.g khi mưa bão và lũ quét tấ.n côn.g các khu vực chính của các tỉnh Baghlan, Takhar, Badakhshan và Ghor của Afghanistan.
FAO cho biết riêng ở tỉnh Baghlan ở miền bắc, hơn 300 người đã thiệ.t mạn.g, hơn 1.000 ngôi nhà bị phá hủy. Afghanistan dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu bởi mùa đông ở đây tương đối khô, khiến đất khó hấp thụ lượng mưa hơn.
Bão Milton, Helene quần thảo Mỹ
Ô tô bị ngập ở hạt Hillsborough, Florida khi bão Milton đổ bộ. ẢNH: AFP
Ngày 9.10, bão Milton bắt đầu đổ bộ vào tiểu bang Florida (Mỹ) với sức gió 193 km/h, tương đương cấp 3 trong thang đo bão 5 cấp. Đây là cơn bão thứ 5 ở Mỹ và cơn bão thứ 3 tấ.n côn.g bang Florida trong năm 2024. Trên đường di chuyển, bão Milton mang theo lốc xoáy, lũ lụt và mưa lớn diện rộng, đồng thời quật đổ hàng loạt cây cối, cột điện cũng như thổi bay nhiều cơ sở hạ tầng. Cơn bão đi qua đã khiến hơn 3 triệu khách hàng bị mất điện và khoảng 125 ngôi nhà đã bị phá hủy.
Milton tấ.n côn.g Mỹ chỉ 2 tuần sau khi bão Helene đổ bộ, tàn phá Florida và các bang đông nam khác, khiến ít nhất 235 người thiệ.t mạn.g. Helene là cơn bão gây thương vong thứ hai ở Mỹ, sau cơn bão Katrina năm 2005, khiến gần 1.400 người chế.t.
Thiệt hại kinh tế khổng lồ
Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế. Ước tính, thiên tai đã gây thiệt hại kinh tế lên tới 310 tỉ USD trên thế giới trong năm 2024. Theo AFP dẫn đán.h giá của Tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re (Thụy Sĩ), tổng thiệt hại được bảo hiểm tăng 17% so với năm 2023. Như vậy, năm 2024 là năm thứ năm liên tiếp thiệt hại được bảo hiểm vượt 100 tỉ USD.
Trước các diễn biến trên, tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11.2024 ở Azerbaijan, các quốc gia gây ô nhiễm lớn đã cam kết huy động ít nhất 300 tỉ USD mỗi năm kể từ nay đến năm 2035 để chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khoản tiề.n này quá ít để giải quyết các thách thức liên quan khí hậu cực đoan.
Thiệt hại kinh tế khổng lồ từ biến đổi khí hậu
Năm 2024 đã chứng kiến những tác động tàn khốc do biến đổi khí hậu trên toàn cầu với các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Bão, lũ lụt, hạn hán đã gây ra thiệt hại kinh tế khổng lồ và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Ngập lụt sau khi bão Milton đổ bộ Siesta Key, Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn báo cáo mới đây của tổ chức nhân đạo Christian Aid, cho biết trong năm 2024, thiệt hại do các thảm họa khí hậu chính trên toàn cầu đã vượt qua con số 230 tỷ USD. Dựa trên dữ liệu từ các tổ chức uy tín như Aon, RBC Capital và Morningstar DBRS, báo cáo cho rằng trong khi tổn thất tài chính tập trung nhiều ở các quốc gia giàu có, gánh nặng nhân đạo lại nghiêng về các nước nghèo.
Cụ thể, tại Mỹ, bão Milton và bão Helene đã gây thiệt hại lần lượt 60 tỷ USD và 55 tỷ USD, trong khi một loạt cơn bão khác không được xếp loại, nhưng vẫn gây tổn thất tương đương.
Trong khi đó, ở châu Á, lũ lụt tại Trung Quốc từ tháng 6 đến tháng 7 đã gây thiệt hại 15,6 tỷ USD, trong khi bão Yagi quét qua Philippines, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan hồi tháng 9 năm nay gây tổn thất 12,6 tỷ USD.
Châu Âu cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bão Boris ở khu vực Trung Âu và lũ lụt tại Tây Ban Nha cũng như Đức đã gây thiệt hại tổng cộng 13,87 tỷ USD.
Tại các quốc gia có thu nhập thấp, do sự hạn chế về bảo hiểm, những thiệt hại tài chính thường không được thống kê đầy đủ, tuy nhiên thiệt hại về người và những tác động tới cộng đồng vô cùng nghiêm trọng.
Ở châu Phi, lũ lụt tại khu vực Tây Phi trong các tháng 8 và 9 đã ảnh hưởng tới 6,6 triệu người ở Nigeria, CH Chad và Niger. Tại khu vực phía Nam châu Phi, đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử từ tháng 2 đến tháng 7 đã ảnh hưởng tới 14 triệu người tại Zambia, Malawi, Namibia và Zimbabwe.
Theo ông Patrick Watt, Giám đốc điều hành Christian Aid, các thảm họa này ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới người nghèo ở các nước thu nhập thấp vì họ có ít tài sản, bảo hiểm hạn chế và khó tiếp cận dịch vụ công cộng.
Giáo sư Davide Faranda, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khí hậu Pierre Simon Laplace (Pháp) khẳng định biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân gốc rễ làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới đang phải đối mặt, song tình hình vẫn còn có thể thay đổi được nếu thế giới hành động ngay lập tức để giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo các chuyên gia, cách duy nhất để giảm thiểu các hiện tượng thời tiết cực đoan là chấm dứt việc sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Biến đổi khí hậu không còn là một vấn đề tương lai xa xôi, mà đã trở thành một thực tế khắc nghiệt. Các quốc gia cần hành động khẩn cấp để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ cuộc sống con người và đảm bảo sự bền vững cho thế hệ mai sau.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất chi 100 tỷ USD cho viện trợ thảm họa khẩn cấp Ngày 18/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi thư tới Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, trong đó yêu cầu Quốc hội nước này phê chuẩn khoản chi gần 100 tỷ USD dành cho công tác viện trợ thảm họa khẩn cấp sau các cơn bão Helene và Milton cùng các thảm họa thiên nhiên khác tại nước này. Ngập lụt do...