Thể chất nào, hoa quả đó
Theo quan niệm Đông y, mỗi loại trái cây đều có giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh riêng. Nếu biết cách chọn hoa quả phù hợp với thể chất sẽ rất có lợi cho sức khoẻ.
4 loại thể chất
- Người thể hàn: cơ thể sản sinh ra ít nhiệt lượng, chân tay thường lạnh giá, sắc mặt trắng nhợt nhạt hơn so với người khác, thích uống thức nóng, ít khi thấy khát. Giữa ngày hè nóng bức vẫn cảm thấy khó chịu khi vào phòng điều hoà, cần uống ly trà nóng, hoặc mặc áo khoác mới thấy dễ chịu.
- Người thể nhiệt: cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt, sắc mặtđỏ hồng, hay cảm thấy khát, khô cổ, thích uống đồ lạnh. Ngày hè nóng bức được vào phòng điều hoà thấy vô cùng dễ chịu.
- Người thể suy: do sức lực bị suy nhược gây ra, tinh thần thường suy sụp, hay lo sợ.
- Người thể thực: dễ bị nhiệt nóng, dễ chướng bụng, táo bón, hô hấp khó khăn.
Mối liên quan giữa hoa quả và thể chất
Theo Đông y, khi thực phẩmđi vào cơ thể, sẽ sản sinh ra tác dụng hàn, nhiệt, ôn, lương (lạnh, nóng, ấm, mát). Do đó, mỗi loại trái cây đều có “cá tính” riêng. Đông y quan tâm đến sự cân bằng, điều hoà âm dương, bởi vậy, người có thể chất nhiệt nên ăn nhiều các thực phẩm tính hàn lương, người thể chất hàn nên ăn nhiều thực phẩm tính ôn nhiệt. Ăn hoa quả cũng cần tuân theo nguyên tắc đó.
Theo Đông y, các loại quả tính nhiệt chỉ các loại quả cónhiệt lượng lớn, lượng đường nhiều. Khi ăn các loại quả này, dễ bị “nóng”, làm tăng nhiệt lượng trong cơ thể. Ngược lại, các loại quả có nhiệt lượng thấp, giàu chất xơ, ít chất béo và đường đều thuộc tính hàn. Khi ăn các loại quả này chất xơ và nước sẽ chiếm phần lớn thể tích dạ dày và ruột, khiến cơ thể không thể nạp thêm thực phẩm nào khác. Ăn nhiều sẽ khiến cơ thể ngày càng bị thiếu hụt năng lượng, không có sức, ngày càng sợ lạnh, suy nhược.
Vậy nên chọn ăn trái cây thế nào cho phù hợp khi mùa hè đến?
Đào: Đào chứa hàm lượng vitamin,AHA,và khoáng chất phong phú, đứng đầu các loại quả về hàm lượng sắt, giúp sản sinh máu cho cơ thể. Do đó rất có lợi cho sức khoẻ.
Video đang HOT
Mơ: Trong mơ có axit citric, beta carotene…chủ yếu dùng để chữa ho, nhuận phổi, trị táo bón. Tuy nhiên, theo sách “Bản thảo cương mục”, ăn mơ sống nhiều không có lợi cho gân cốt.
Dưa hấu: Mùa hè rất thích hợp để ăn dưa hấu. Dưa hấu có hàm lượng vitamin A, B1, B2, C, glucozơ…phong phú, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, lợi tiểu, hạ huyết áp, có công hiệu hỗ trợ nhất định cho các chứng cao huyết áp, mùa hè ra mồ hôi nhiều, viêm thận đi tiểu ít… Tuy nhiên, dưa hấu thuộc tính hàn, dễ gây tổn thương tì vị, nên những người vốn có bệnh viêm dạ dày mãn tính…tốt nhất không nên ăn. Người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều, để tránh gây tổn thương tì vị, dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá, hoặc gây tiêu chảy. Đặc biệt, những người bị sốt do cảm vào mùa hè không nên dùng dưa hấu để bổ sung nước cho cơ thể, làm giảm sốt. Bởi dưa hấu thuộc tính hàn, không phù hợp với người bị cảm do gió lạnh, hoặc bị cảm thời kỳ đầu. Những người ốm bị lạnh bụng, không ra mồ hôi càng không nên dùng.
Cam quýt: Cam quýt có tác dụng nhuận phổi, điều khí. Nước cam quýt tươi giàu vitamin, creatine có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, có công dụng giúp làn da trắng đẹp. Múi cam quý có các sợi xơ trắng giàu vitamin P, có thể phòng chứng cao huyết áp, và có công dụng tiêu đờm.
Đu đủ: Trong đu đủ có enzyme tiêu hoá quan trọng papain, có thể giúp tiêu hoá nhanh các thực phẩm chứa protein, giúp trị các chứng khó tiêu.
Dứa: 100g dứa tươi chứa tới 30mg vitamin C, và rất giàu phân tử nước. Phần thịt dứa giống đu đủ cũng chứa chất enzyme giúp phân giải protein. Do đó, dứa có thể hỗ trợ tiêu hoá và làm tan các cục máu.
Dâu tây: Dâu tây chứa hàm lượng vitamin C,B, canxi, kali…phong phú giúp giảm nhẹ các tổn thương với da do ánh nắng hè. Ngoài ra, lá dâu đun sôi lấy nước uống còn có thể chữa tiêu chảy, loét miệng, sốt, sâu răng…
Nho: Hạt nho có công dụng chống oxy hoá mạnh gấp 20 lần vitamin C, và bằng 50 lần vitamin E. Trong hạt nho có lượng lớn chất chống oxy hoá OPC giúp tăng cường tiềm năng chống oxy hoá trong cơ thể, bảo vệ hệ miễn dịch, và làm chậm quá trình lão hoá.
Chuối tiêu: Chuối tiêu có giátrị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp kali tựnhiên, đồng thời có thể duy trì chức năng tim mạch bình thường, giúp khống chế các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có vitamin B6 giúp chống trầm cảm, và magiê giúp ứng phó với căng thẳng.Sự kết hợp của các thành phần dưỡng chất giúp chuối tiêu trở thành thực phẩm giúp trấn tĩnh tinh thần, có lợi cho giấc ngủ.
Táo: Táo không chỉ cóprotein, chất béo, mà còn giàu các loại vitamin, khoáng chất…và thành phần pectin đặc biệt. Pectin là một loại chất xơ hoà tan có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, điều hoà ruột và dạ dày, kết hợp cùng cholesterol để bài thải ra ngoài, giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Theo Dân Trí
Công dụng bất ngờ từ húng quế
Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè.
Không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý và dễ tìm trong Đông y.
Bữa cơm cuối tuần, bạn muốn thay đổi không khí cho cả nhà bằng món cuốn hấp dẫn với nhiều rau xanh, rau thơm, một ít thịt luộc, tôm. Trải bánh tráng ra, bạn cho lên đó rau xà-lách, bún, thịt... và không quên rải thêm vài lá rau tía tô, húng quế rồi cuộn lại. Bữa ăn đơn giản mà thật ngon miệng.
Nhiều người cho rằng, nếu gỏi cuốn thiếu hương vị cay cay, thơm nồng của húng quế, dường như đã mất đi một phần ngon. Rau gia vị này còn không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc của gia đình bạn như phở, tiết canh, dồi trường, gỏi vịt...
Bạn có tò mò, tự hỏi: Vì sao húng quế được ưa chuộng đến thế? Lương y Đinh Công Bản, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP. HCM, bật mí: "Điều đó có thể bắt nguồn từ tác dụng chữa bệnh rất đa dạng của nó". Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Rau é có phải là húng quế hay không? Vì sao nó có mùi cay, hắc đặc trưng như vậy?
Húng quế còn có nhiều tên gọi khác như húng giổi, húng chó, rau é, é quế. Vị cay, hơi hắc có do húng quế có chứa nhiều tinh dầu.
Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè.
Húng quế là gia vị giúp món ăn ngon hơn?
Theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, tiến sỹ Võ Văn Chi cho biết: Toàn cây chứa tinh dầu (0,02-0,08%), có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa.
Tinh dầu húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm.
Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc.
Theo Đông y, vị cay, mùi thơm, tính ấm của húng quế có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, mát máu, giảm đau.
Đông y xem húng quế là một vị thuốc quý. Vậy loại cây này có những tác dụng chữa bệnh thế nào?
Cành lá húng quế được dùng trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy. Nó còn dùng để chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm các chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng 10-15g cây khô, sắc lấy nước để uống.
Lá tươi giã ra, đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, trị rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da.
Nếu sau khi sinh, người mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể lấy lá húng quế sắc nước uống, ngày dùng 2 ly. Lá húng quế có tác dụng kích thích tạo sữa rất tốt.
Nếu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn sau ngày làm việc căng thẳng, bạn lấy lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút để uống. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm một ít mật ong.
Hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn nếu chịu khó nhai sống lá húng quế.
Với hoa húng quế, bạn nên thu hoạch, phơi khô để dùng khi cần. Hoa tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cách đơn giản là bạn hãm một ít lá và hoa khô để lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 ly.
Quả húng quế (Fructus Ocimi, thường gọi là hạt é) ăn để trị đau mắt đỏ, mờ đục giác mạc.
Lá, hoa, quả, hạt húng quế kết hợp với nhau là cách tốt nhất để chữa mẩn ngứa, dị ứng. Bạn chỉ cần giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.
Ngoài ra, húng quế còn được nấu nước súc miệng và ngậm để chữa đau răng, sâu răng. Ngày dùng 10-25g lá tươi hoặc khô đều được...
Để tận dụng được khả năng chữa bệnh của húng quế, khi ăn, cần lưu ý gì?
Với những loại rau gia vị, bạn nên ăn sống. Khi chế biến các món như bò xào húng quế, nghêu xào húng quế... bạn nên cho vào khi gần bắc ra khỏi bếp để rau không chín quá, mất hết mùi vị đặc trưng.
Tôi nghe nói trồng xung quanh nhà các loại cây như tỏi, sả, cúc ngải... có tác dụng hạn chế muỗi. Húng quế có ưu điểm này không?
Không chỉ là gia vị, cây thuốc gần gũi với cuộc sống, húng quế cũng là một "kẻ thù" của côn trùng. Để đuổi muỗi, bạn có thể trồng húng quế xung quanh nhà.
Nếu trong nhà nhiều muỗi, bạn lấy vài lá húng quế, đốt trên lửa. Mùi hương này sẽ khiến muỗi nhanh chóng rút lui.
Theo PNO
Mỗi loại trà một công dụng chữa bệnh Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe thì hẳn ai cũng biết nhưng mỗi loại trà lại có một công dụng chữa bệnh khác nhau đấy bạn! Hãy cùng tìm hiểu về công dụng của 8 loại trà phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam dưới đây. 1. Trà xanh Trà xanh là đồ uống ngày...