THCS Ngô Quyền: Hành trình 60 năm phát triển, trở thành điểm sáng giáo dục
Trải quả 60 năm xây dựng và sự trưởng thành, đến nay, THCS Ngô Quyền đã được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, đào tạo.
Sáng 18/11, thầy và trò trường THCS Ngô Quyền (Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã có buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường và 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong ngày vui này, nhiều thế hệ học sinh đã tề tựu đông đủ, cùng nhau ôn lại những câu chuyện về một thời ríu rít cắp sách đến trường.
Các thế hệ giáo viên, học sinh tề tựu đông đủ trong buổi lễ kỷ niệm 60 thành lập nhà trường và 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Từ ngôi trường xây trên đất ruộng đến cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
Năm 1960 trường THCS Ngô Quyền được xây trên đất ruộng của làng Quỳnh Lôi. Trường mới xây dựng có tên là Trường cấp I-II Ngô Quyền với diện tích 8.500m2 với 2 dãy nhà quay mặt vào nhau, một dãy nhà lợp gianh có vách phên bằng nứa và một nhà cấp bốn lợp ngói. Dẫn đến trường là con đường gạch nhỏ, hai bên đường lúc bấy giờ có nhiều ao bèo và ruộng rau, nhà dân còn thưa thớt…
Năm học đầu tiên (1962-1963) khối cấp II có 3 lớp 5 và 2 lớp 6, các năm học sau mỗi năm thêm 3 lớp 5, sau này số lớp tăng dần theo năm học.
Video đang HOT
Bàn ghế trong lớp học đơn sơ bằng gỗ mộc ngồi 5, 6 học sinh một bàn; bảng đen ghép từ các tấm gỗ rời rồi sơn đen, sân đất, cỏ dại mọc lan ngổn ngang, bừa bộn. Các lớp học đều dựng tạm bằng tre, nứa lá. Giữa các lớp được ngăn bằng tấm phên nứa mỏng manh. Thầy giáo giảng bài ở lớp này, học sinh ở 2 lớp bên cạnh nghe rõ từng lời.
Sát trường, một cái bốt điện (máy nổ) liên tục hoạt động. Thầy cô giáo phải… gân cổ nói thi với máy. Sân trường thì nắng bụi, mưa thì lầy lội không khác ruộng rau, cái ao. Những hôm mưa phùn gió bấc cả thầy lẫn trò mặt mày tím tái, tay xách dép vào lớp. Rồi lại chiến tranh phá hoại, lại sơ tán, đến khi êm tiếng bom đạn lại quay về với mái trường đơn sơ.
Trường THCS Ngô Quyền ngày xưa ấy. (Ảnh minh họa)
Thấm thoắt đã 60 năm trôi qua. Trường cấp I-II Ngô Quyền từng có nhiều sự thay đổi về mặt hành chính, từng tách thành hai trường Cấp I-II Ngô Quyền A và trường cấp I-II Ngô Quyền B vào năm 1975. Đến năm 1993, theo Quyết định của UBND quận Hai Bà Trưng, hai trường nhập lại và đổi tên thành trường PTCS cấp II Ngô Quyền, nhận học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Năm 1995, trường chính thức đổi thành cái tên như hiện tại – THCS Ngô Quyền.
Nhiều năm qua đi, không còn cảnh nhà tranh, vách lá, trường hiện tại có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhu cầu học tập. Năm 2020, trường được UBND quận Hai Bà Trưng đầu tư nâng cấp hai dãy nhà 5 tầng, 100% các phòng học, làm việc, phòng chức năng được trang bị điều hòa, bể bơi 4 mùa, nhà thể chất, hệ thống cây xanh thoáng mát.
Nam ca sĩ Cao Thái Sơn – cựu học sinh THCS Ngô Quyền khóa 1991 – 1999, xúc động về thăm trường.
Trở thành cái nôi đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh ưu tú, xuất sắc
Trải quả 60 năm xây dựng và sự trưởng thành, đến nay, THCS Ngô Quyền đã được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, đào tạo. Có thể thấy rõ qua việc trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến, Tập thể Lao động Xuất sắc. Năm học 2003-2004, 2012-2013, nhà trường được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen, năm học 2005-2006 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua Xuất sắc, năm học 2021-2022 được nhận danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc.
Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia lần thứ nhất (2013) và được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia lần thứ hai (2018).
Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền.
Trong buổi lễ kỷ niệm ngày hôm nay, nhìn lại chặng đường dài đã đi qua, cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền xúc động chia sẻ: “60 năm, một hành trình thắp lửa, vượt bao khó khăn và bom đạn của chiến tranh, nỗ lực phấn đấu cùng sự nghiệp phát triển của quê hương đất nước, Trường THCS Ngô Quyền đã trưởng thành trên mọi phương diện và đào tạo lớp lớp thế hệ học sinh.
Phát triển giáo dục đối với trẻ em, học sinh các dân tộc thiểu số rất ít người
Bộ GD&ĐT cho biết, từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Báo cáo sơ kết của Bộ GD&ĐT về 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với khối giáo dục dân tộc cho thấy, Nghị định đã được triển khai tích cực, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Nhờ đó, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 57 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.
Theo đó, 100% trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập. Khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập.
Các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức. Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Theo Bộ GD&ĐT, để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.
Rà soát mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và truyền thông các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra 10 nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2022-2023 đối với khối giáo dục dân tộc. Trong đó, mục tiêu chung là thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi. Ưu tiên nguồn lực để đầu tư và phát triển giáo dục dân tộc.
Gỡ khó để phát triển giáo dục mầm non Ngày 20/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị. Đại diện ngành giáo dục các địa phương và nhóm chuyên gia đến...