Thầy trò miền núi phía Bắc tìm mọi cách ‘đối phó’ đợt rét kỷ lục
Trung tâm DBKTTV Quốc gia dự báo, trong những ngày tới, nhiệt độ miền Bắc thấp nhất phổ biến từ 8-11 độ, vùng núi cao 2-4 độ. Vậy nên lãnh đạo các cơ sở giáo dục đã lên các phương án học tập cho học sinh.
Cụ thể, theo dự báo, từ 31/12/2020 đến 3/1/2021 nền nhiệt toàn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai giảm sâu, nhiệt độ thấp nhất các khu vực có thể xuống đến 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C.
Các tỉnh Trung Trung Bộ trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ C; các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trời chuyển lạnh, có nơi chuyển rét; từ ngày 31/12, ở Nam Bộ trời chuyển lạnh vào đêm và sáng sớm.
Theo lãnh đạo các sở giáo dục đợt rét kỷ lục này đúng dịp nghỉ Tết Dương lịch, nhà trường cần thông báo rõ quy định nghỉ rét tới tất cả các học sinh và phụ huynh qua các kênh liên lạc, có hướng dẫn cho học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ rét.
Trường hợp học sinh vẫn đến trường những ngày rét đậm, nhà trường phải bố trí cho học sinh vào một phòng để giữ ấm và quản lý đến khi phụ huynh đón về.
Địa phương sẽ chủ động cho học sinh nghỉ học tránh rét (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thầy Đỗ Văn Long – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xín Cái (huyện Mèo Vạc – Hà Giang) cho biết, trường cách trung tâm xã Xín Cái 16km, mùa đông năm nào giáo viên, học sinh cũng chịu ảnh hưởng của hàng chục đợt rét đậm dưới 10 độ.
“Năm nay, dự báo nhiệt độ xuống sâu thêm 3-5 độ, chúng tôi yêu cầu giáo viên không triển khai các hoạt động giáo dục ngoài trời, buổi tối học sinh được mang sách vở về phòng học ôn thay vì học tập trung tại phòng học tập thể như bình thường.
Bộ phận nấu bếp cũng tăng cường giữ nhiệt bữa ăn bán trú. Khi học sinh ngồi vào bàn ăn mới bắt đầu chia đồ ăn ra bát cho học sinh. Trong các phòng bán trú, giường học sinh đã kê sát gần nhau để các em nằm sát nhau, đảm bảo đảm giữ nhiệt”, thầy Long cho biết.
Cô Hoàng Thị Chinh – Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Việt Chu (xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang – Cao Bằng) cho biết trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại như hiện nay, nhà trường đã lùi thời gian đưa đón trẻ từ 15-30 phút hàng ngày.
“Theo dự báo, Hạ Lang về đêm có thể còn 1-2 độ, sáng tăng 5-6 độ và cao nhất 8-9 độ. Như vậy với trẻ mầm non sẽ phải có những biện pháp để giữ ấm cho các em khi nhiều phòng học chưa có lò sưởi, ngủ trên nền xốp, không có đệm. 100% lớp phòng lớp học không có nhà vệ sinh khép kín…”, cô Chinh nói.
Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai) cũng cho biết trước tình hình thời tiết khắc nghiệt, phòng chỉ đạo nhà trường tăng cường phòng chống rét đảm bảo sức khỏe học sinh, tỉ lệ chuyên cần hàng ngày.
“Chúng tôi yêu cầu hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời. Chúng tôi cũng đầu tư kinh phí mua thiết bị giữ nhiệt bữa ăn cho hầu hết các trường trong huyện.
Các nhà trường phải theo dõi và căn cứ tình hình thực tế khi có rét đậm, rét hại trên địa bàn sẽ nhanh chóng thông báo tới phụ huynh và học sinh nghỉ học theo quy định. Sau khi thời tiết ấm trở lại sẽ tổ chức dạy, học đúng kế hoạch”, ông Tiến nói.
Theo quy định, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ khi nhiệt độ dưới 10 độ; học sinh THCS được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ. Đồng thời, nhà trường được quy định không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời; cần đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tổ chức các giờ học thể dục ngoài trời; nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm và không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày rét.
Hơn 7 triệu học sinh sẽ được dạy về an toàn giao thông
2,5 triệu học sinh phổ thông toàn quốc, 4,8 triệu học sinh cấp 2 tại 52 tỉnh, thành học kiến thức an toàn giao thông, từ nay đến cuối năm.
Chương trình giáo dục "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" năm học 2020 - 2021 tiếp tục triển khai cho học sinh trung học phổ thông của 63 tỉnh, thành và mở rộng đào tạo cho học sinh khối trung học cơ sở tại 52 tỉnh thành, tăng 12 tỉnh so với năm học trước. Đó là Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Long An và Trà Vinh.
Giáo viên, học sinh cùng tham gia cuộc thi dự kiến được tổ chức từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021. Cuộc thi nhằm đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục trong trường học, khuyến khích thầy, trò không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học về an toàn giao thông. Giáo viên và học sinh cùng thể hiện những hiểu biết và kỹ năng của mình. Vòng chung kết và lễ trao giải dự kiến tổ chức vào tháng 3/2021.
Các thầy cô đóng góp ý kiến về nội dung giảng dạy cho chương trình"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai".
Để chương trình "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" năm học 2020 - 2021 được triển khai hiệu quả, vào hai ngày 8/10 và 11/10, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các sở giáo dục và đào tạo thuộc 12 tỉnh cùng tham gia hội thảo, tập huấn. Nội dung xoay quanh giáo dục an toàn giao thông cho học sinh cấp cơ sở. Hoạt động này do Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Vụ Giáo dục trung học - Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức.
Theo đó, hoạt động tập huấn diễn ra trong hai ngày. Ngày 8/10 tại Hà Nội, dành cho giáo viên và cán bộ của các Sở Giáo dục và đào tạo của 6 tỉnh, thành bao gồm: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La và Tuyên Quang. Ngày 11/10 tại Cần Thơ, dành cho các giáo viên và cán bộ của các Sở Giáo dục và đào tạo của 6 tỉnh gồm: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Long An và Trà Vinh.
Chương trình giáo dục "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" được xây dựng dựa trên tài liệu hiện có của Bộ Giáo dục và đào tạo cùng tài liệu giảng dạy an toàn giao thông cho học sinh của Honda Nhật Bản.
Có 6 bài gồm: Học sinh với văn hóa giao thông; Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ và cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông; Hệ thống báo hiệu đường bộ; Đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy, ngồi trong ô tô an toàn và trang phục khi tham gia giao thông; Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn; An toàn giao thông đường sắt và đường thủy.
Bên cạnh đó, chương trình sẽ được cải cách bổ sung để phù hợp với thực tế và Luật giao thông hiện tại của Việt Nam.
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" giảng dạy về an toàn giao thông cho học sinh khối trung học, được triển khai từ năm 2011. Chương trình nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về luật giao thông đường bộ cũng như những kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Từ đó, học sinh hình thành văn hóa giao thông, ý thức tuân thủ luật pháp nói chung và luật giao thông nói riêng. Hai đối tượng tham gia gồm: học sinh trung học phổ thông (bắt đầu từ năm 2011 tại 5 tỉnh thành và mở rộng đến 63 tỉnh thành tính từ năm học 2016 - 2017) và học sinh trung học cơ sở (bắt đầu từ năm 2017 tại 10 tỉnh thành, sau đó mở rộng đến 52 tỉnh thành vào năm học 2020 - 2021).
Năm học 2019 - 2020, hơn 2,5 triệu học sinh cấp trung học phổ thông và hơn 4 triệu học sinh cấp trung học cơ sở tiếp cận kiến thức về giao thông an toàn.
Đại diện Honda Việt Nam cho biết mong muốn góp phần đem đến cho các thế hệ tương lai của đất nước những kiến thức và kỹ năng thiết thực. Điều này góp phần hình thành thói quen, những hành vi, kỹ năng tham gia giao thông văn minh và an toàn để tự bảo vệ bản thân và góp phần xây dựng nên một xã hội giao thông an toàn và văn minh tại Việt Nam trong tương lai.
Lịch tựu trường, lịch học mới nhất: Nhiều tỉnh bắt đầu từ 3.9 Các tỉnh, thành bắt đầu ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với các cấp học. Khác với mọi năm, nhiều tỉnh năm nay chỉ cho học sinh tựu trường từ ngày 3.9. Các địa phương bắt đầu công bố lịch tựu trường, nghỉ Tết, bế giảng năm học 2020-2021. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn Tựu trường muộn nhất...