Thấy trẻ mắc tay chân miệng, phụ huynh đến trường phát hiện giáo viên dùng chung thìa ăn
Thấy con bị tay chân miệng, phụ huynh đã đến trường mầm non đề nghị xem lại camera thì phát hiện cô giáo dùng chung thìa để đút cơm cho nhiều trẻ…
Trẻ bị tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Thông tin với báo chí sáng nay, 28-5, TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mùa hè là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng.
Từ đầu mùa hè đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 10 trẻ mắc tay chân miệng vào điều trị. Ngay thời điểm sáng 28-5, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện này có trường hợp bé T.V.H. (23 tháng tuổi, ở Bắc Ninh) vẫn đang nằm điều trị, chi chít các nốt đỏ mọc kín hai chân.
Mẹ của bé H. kể, bé mới đi học được 3 ngày thì phát hiện nổi nốt bóng nước ở tay, chân. Bé được bôi thuốc nhưng sau 2 ngày vẫn không đỡ, xuất hiện triệu chứng sốt cao. Gia đình đưa đi khám ở bệnh viện tỉnh và chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Video đang HOT
Đáng chú ý, mẹ bệnh nhi này cho biết: phát hiện con bị tay chân miệng, gia đình đã tới trường mầm non của bé để xem lại camera thì phát hiện cô giáo dùng chung muỗng để đút cơm cho tất cả học sinh trong lớp và rất có thể, đây là nguyên nhân khiến cháu bị lây bệnh.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho bệnh nhi viêm não
Theo TS Lâm, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa và chưa có vaccine nên biện pháp phòng bệnh quan trọng là giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, cho trẻ ăn uống đủ chất, giữ gìn nhà cửa thông thoáng…
Ngoài bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết thì số bệnh nhi mắc bệnh viêm não, viêm não Nhật Bản cũng gia tăng trong mùa hè. Từ đầu năm 2020 đến, tại Bệnh viện đã tiếp nhận gần 100 ca viêm não, trong đó có 2 bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
“Mùa hè là mùa cao điểm của viêm não Nhật Bản, số mắc thường tăng từ tháng 5 đến tháng 7, tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ bệnh nhân nặng mới chuyển lên tuyến trên. Hiện tại Trung tâm đang có 1 bệnh nhân viêm não Nhật Bản, vào viện trong tình trạng nặng, sau điều trị sức khỏe của trẻ đã tạm ổn định” – bác sĩ Lâm chia sẻ.
Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng
Ngày 25/12, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019.
Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D
Cụ thể, tổng số ca sởi nội trú và ngoại trú tính từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 169 ca, tăng 21% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2019 đến ngày 15/12, thành phố có 6.673 ca sởi, tăng 5.459 ca so với cùng kỳ năm 2018.
Về bệnh sốt xuất huyết số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2019 là 5.325 ca, giảm 31% so với tháng trước và giảm 36% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng qua có 1 ca tử vong tại huyện Hóc Môn. Số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12 là 64.989 ca, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2018; đã ghi nhận 10 ca tử vong, trong đó Hóc Môn có 4 ca và Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Quận 2, Tân Bình mỗi địa phương có 1 ca.
Tương tự, tình hình bệnh tay chân miệng xảy ra trên địa bàn cũng đang giảm. Tổng số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 2.218 ca, giảm 59% so với tháng 11 và giảm 40% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12/2019 là 27.313 ca, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, theo kết quả giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại thành phố từ nhiều năm qua của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella...
Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng nhưng cũng có thể gây nên các chùm ca bệnh ở những nơi đông người như, trường học, xưởng sản xuất, văn phòng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tự khỏi nhưng cũng có thể có biến chứng nặng trên một số cơ địa mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ quá nhỏ hoặc người già.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, trong thời gian tới ngành Y tế sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết; giám sát, phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài...
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu có gì đặc biệt? Việc khởi động Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu không chỉ tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế mà còn cảnh báo người dân về những dịch bệnh nguy hiểm mới nổi trên thế giới. PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế Thông tin trên được TS. Nguyễn Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp...