Thầy Khắc Hiếu an ủi sĩ tử trượt đại học
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã có những chia sẻ ý nghĩa với những thí sinh trượt đại học năm nay.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã đưa ra dự kiến điểm chuẩn vào trường. Điều đó cũng đồng nghĩa có hàng trăm nghìn thí sinh đã phải từ bỏ giấc mơ đại học.
Nhiều em học sinh khi biết mình không có khả năng đỗ đại học đã có những ý nghĩ tiêu cực và những hành động nông nổi. Nhiều sĩ tử vì trượt đại học đã nghĩ đến việc tự tử, buông xuôi tất cả.
Nhằm giúp các sĩ tử vững tâm khi ước mơ còn dang dở, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã có những chia sẻ ý nghĩa với tựa đề Tôi trượt đại học.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ 5 điều với sĩ tử trượt đại học.
1. Thi rớt, quá nhục?
Hàng năm, lượng thí sinh trượt còn nhiều hơn cả đậu. Cứ nhìn tỷ lệ chọi thì biết. Chẳng phải một mình mình tôi trượt. Đó là tình hình chung. Với lại, tôi không sinh ra trên mặt đất này vì sĩ diện.
2. Thi rớt, bạn bè khinh thường, hàng xóm dè bỉu?
Ta không sống vì hàng xóm. Còn những đứa bạn thay vì động viên lại đi khinh thường người khác thì cũng chẳng đáng để chơi.
3. Thi rớt, cha mẹ sẽ vô cùng thất vọng?
Có thể! Nhưng sự buồn bã của cha mẹ chỉ tạm thời mà thôi. Cha mẹ đã nuôi tôi 18 năm trời, mớm tôi ăn từng muỗng cơm, tập cho tôi đi từng bước một. Tôi tin: chẳng vì chuyện này mà họ lại vứt bỏ con mình.
4. Thi rớt, mất hết cơ hội?
Ai nói! Trên đời này không chỉ có trường đại học đào tạo con người. Trường đời mới là ngôi trường lớn nhất, thực tế nhất, nhiều cơ hội nhất.
Video đang HOT
Tôi chẳng cần phải nói, ai cũng biết là cả khối tỷ phú từng trượt đại học đến mấy lần.
Tôi chỉ mất hết cơ hội nếu tôi chán nản ngồi im và tự giam mình. Tôi không thay đổi được quá khứ nên tôi sẽ hành động để thay đổi tương lai!
Tôi tin vào câu nói: “Thành công đến muộn nhưng sẽ ngọt ngào gấp đôi!”
5. Thi rớt, ám ảnh này sẽ không bao giờ buông tha tôi ?
Thực ra tôi không sợ thi rớt. Tôi chỉ sợ cái Tôi của chính mình, sợ niềm kiêu hãnh của bản thân.
Tôi sẽ càng thất vọng về mình, người ta sẽ càng khinh thường hơn nếu tôi chỉ biết nằm khóc mà chẳng biết đứng dậy làm cái gì có ích.
Không! Tôi sẽ đứng dậy tìm một con đường để đi. Cuộc đời này đâu phải chỉ có một con đường đại học???
Tôi còn không yêu chính bản thân mình thì ai sẽ yêu mình? Tôi còn không có niềm hy vọng vào mình thì ai dám hy vọng vào tôi?
Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng: Trượt đại học nhưng tôi sẽ vẫn có thể nuôi sống bản thân và báo hiếu cha mẹ bằng cách của mình!
Tôi sẽ không vì một lần vấp ngã mà bỏ cả con đường.
Theo VNE
Trượt đại học, tôi học nghề thiết kế kiến trúc
Nhìn vào tỷ lệ "chọi" của 100 trường ĐH-CĐ mùa thi hàng năm mới thấy rõ sự cạnh tranh khốc liệt để có được tấm vé vào cánh cửa ĐH. Theo đó, cứ 1 thí sinh đậu ĐH thì có từ 4,7 - 14,28 thí sinh khác trượt, tùy vào khối ngành và trường học sinh đăng ký nguyện vọng.
Cơ hội nào cho những bạn trẻ trượt đại học như tôi?
Thực ra, ngay khi nộp hồ sơ vào khoa Kiến trúc công trình - trường ĐH Văn Lang (theo sở thích của tôi) và khoa Tài chính Kế toán - trường ĐH Sài Gòn (theo ý muốn của gia đình) thì tôi đã biết sức học của mình khó có thể giành được một suất vào ĐH.
Điểm thi khối V được 13 điểm, khối A được 12,5 điểm. Số điểm này không thể giúp tôi nộp nguyện vọng 2, 3 vào những trường được đánh giá là "được được" để mà yên lòng theo học. Cảm giác trượt ĐH là cảm giác không ai muốn đối mặt dù rằng bạn đã có dự cảm trước đó thế nào đi nữa. Khi các bạn trong lớp bắt đầu thủ tục nhập học thì tôi thực sự ở trạng thái hoang mang đáng sợ nhất. Tôi ghét và sợ cảm giác bị bỏ lại phía sau.
- Tôi sẽ ôn để năm sau thi lại? Tôi biết tôi không đủ sức.
- Hay tôi sẽ đi học nghề như di lịch, điều dưỡng, cơ khí, IT, điện lạnh? Tôi chắc chắn mình không thích.
- Tôi cũng ước mình được đi du học. Nhưng thực tế, tôi không có cả hai thứ: tiền và ngoại ngữ.
Duyên gặp gỡ và lựa chọn ngành học lần đầu tiên nghe đến
Tôi thích chơi guitar và ngồi café nghe rock. Nhưng với lịch học thời phổ thông tôi không được phép dành quá nhiều thời gian cho sở thích này của mình. Và giờ đây, khi tôi không có việc để làm, không có bài để học thì tôi "cắm chốt" ở những quán café rock. Ở đó, tôi gặp và trò chuyện với các anh sinh viên kiến trúc đang làm đồ án. Khi tôi nộp đơn thi vào kiến trúc, tôi chỉ biết đơn giản: kiến trúc sư là người thiết kế các công trình kiến trúc và muốn trở thành sinh viên kiến trúc thì luyện khối V: Vẽ đầu tượng, Toán, Lý. Giờ thì tôi biết thêm, khi học để trở thành kiến trúc sư thì các sinh viên phải làm nhiều đồ án, sử dụng các phần mềm kiến trúc mà lần đầu tiên tôi nghe đến: Auto Cad, Sketchup, 3Ds Max, Revit... Nhìn vào thao tác sử dụng bàn phím laptop, tôi thực sự tò mò và thích thú vô cùng.
- "Nếu em thích thiết kế kiến trúc thì học đi.
- Em không thi nổi, khó lắm.
- Anh nói em đi học nghề họa viên kiến trúc ấy".
Họa viên kiến trúc - tôi thích công việc của mình
Gần một năm sau khi trượt đại học, tôi đang làm đồ án cuối khóa để chính thức nhận chứng chỉ tốt nghiệp chương trình đào tạo họa viên kiến trúc. Đến lúc này, tôi nghĩ rằng, mọi thứ đều có cái duyên. Tôi không có duyên trở thành sinh viên chính quy học 4-5 năm của trường đại học nhưng tôi có đã duyên với tính chất công việc thiết kế. Bây giờ tôi có những niềm vui nhỏ nhỏ từ khóa học của mình:
- Học các nội dung kiến trúc cơ bản: nguyên lý thiết kế, vẽ chì bản vẽ kỹ thuật, cấu tạo kiến trúc, phong thủy trong kiến trúc...
- Thực hành thao tác sử dụng các phần mềm kiến trúc theo hướng dẫn của các kiến trúc sư đã đi làm có nhiều kinh nghiệm
- Làm bài tập, thi hết môn cho mỗi môn học
- Làm đồ án với công trình biệt thự hiện đại
- Đến lớp học trong ĐH Bách Khoa với thẻ đeo: Học viên lớp họa viên kiến trúc (không có thẻ, bảo vệ không cho vào cổng)
- Đọc sách và các tài liệu liên quan đến thiết kế kiến trúc
Thực ra, học họa viên kiến trúc không dễ và nếu nghỉ khoảng 2-3 buổi liên tiếp là không theo kịp chương trình, rất dễ nản. Nhưng vì yêu thích ngành học này nên tôi đã đi gần hết chương trình học. Giờ tôi đã thao tác khai triển bản vẽ chi tiết tốt. Thời gian thực tập ở phòng thiết kế là lúc tôi hiểu sâu sắc tính chất công việc và trách nhiệm công việc của một họa viên. Tôi thích làm việc nhóm với các anh chị kiến trúc sư và họa viên khác.
Hầu như chỉ một số ít bạn trẻ biết đến nghề họa viên do có người quen làm trong ngành kiến trúc, xây dựng định hướng. Những ngày này, kết quả kỳ thi ĐH-CĐ lại rộn ràng trên các mặt báo. Tôi kể lại câu chuyện của mình với suy nghĩ: biết đâu câu chuyện của mình sẽ mở ra nhiều cái "duyên" mới, để nhiều bạn trẻ khác đến với công việc thiết kế kiến trúc thú vị này.
Hà Tuấn Trường, 19 tuổi
Thông tin nơi đào tạo họa viên kiến trúc uy tín tại TP.HCM:
Trung tâm Đào tạo Kiến trúc CBS là đơn vị kết hợp giữa cơ sở lý luận thực tiễn của TT Kỹ thuật Điện toán ĐH Bách Khoa TP. HCM và quy trình trình làm việc bài bản, quản lý khoa học của CBS Việt Nam - công ty thiết kế bản vẽ thuộc tập đoàn CBS Japan. Chương trình học được xây dựng với mục tiêu đào tạo đội ngũ họa viên kiến trúc có tay nghề - lực lượng nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực xây dựng của TP. HCM trong tương lai.
Website: www.cbs.edu.vn
ĐT: 08. 35 172 142. Hotline: 0917 014 017
Theo VNE
Du học, cơ hội cho sinh viên trượt đại học Năng lực về ngoại ngữ và chuyên môn sẽ giúp các bạn xóa đi các rào cản trong các công việc đa quốc gia. Đỗ đại học tại Việt Nam luôn được coi là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công đối với học sinh phổ thông. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể vượt qua kỳ thi đầy...