Thầy hiệu trưởng “gỡ rối” cho giáo viên Hà Nội trước phương án tiết này dạy trực tiếp tiết sau đã online
Sở GD&ĐT Hà Nội mới thay đổi phương án cho học sinh trở lại trường. Theo đó, học sinh khối lớp 12 sẽ chia đôi, học luân phiên trực tiếp và trực tuyến vào các ngày chẵn/ lẻ khác nhau.
Điều này gây ra thế khó cho giáo viên?
Cụ thể, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn các xã phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch cấp độ 1,2 cho phép học sinh trở lại trường học tập từ ngày 6/12, sau thời gian tạm dừng đến trường.
Cụ thể, học sinh khối 12 của các trường THPT, các trung tâm Giáo dục Thường xuyên của 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp theo phương án:
50% số lớp 12 học trực tiếp thứ 2, thứ 4, thứ 6; các ngày còn lại học trực tuyến; 50% số lớp 12 học trực tiếp thứ 3, thứ 5, thứ 7; các ngày còn lại học trực tuyến.
Học sinh lớp 9 ở các huyện, thị xã đi học trực tiếp như kế hoạch trước đó. Học sinh cấp tiểu học, THCS và khối lớp 10, lớp 11 các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên học trực tuyến. Trẻ mầm non nghỉ học tại nhà.
Ảnh minh họa
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ việc bố trí học luân phiên như trên nhằm giảm thiểu thời gian các em đi lại trên đường nhưng vẫn đảm bảo việc tiếp thu kiến thức chuẩn bị cho các kì thi sắp tới.
Thế nhưng, nhiều giáo viên cho rằng việc thành phố cho 50% học trực tiếp ngày chẵn và 50% học ngày lẻ vô tình đã đưa giáo viên vào “thế khó” nhất là với những trường đang thiếu giáo viên hoặc một giáo viên nhưng phụ trách cùng lúc nhiều lớp. Làm sao để giáo viên có thể tiết 1 dạy trực tiếp trên trường, tiết 2 kịp chạy về nhà dạy trực tuyến rồi tiết 3 lại đến trường… Việc này cũng vô tình khiến các trường “rối tung” trong việc sắp xếp thời khóa biểu cho hợp lý.
Trong khi nhiều trường đang rất lúng túng không biết sắp xếp thời khóa biểu thế nào cho học sinh theo lịch đến trường của Sở GD&ĐT Hà Nội thì thầy Nguyễn Công Sở – Hiệu trưởng trường THPT Lê Văn Thiêm (quận Long Biên, Hà Nội) cho rằng công văn mới của Sở GD&ĐT Hà Nội điều chỉnh chỉ cho 50% học sinh đến trường là rất kịp thời có thể giải quyết khối học sinh cuối cấp vừa đảm bảo tranh thủ thời gian vàng dạy trực tiếp vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch vừa phù hợp với nguyện vọng của phụ huynh.
“Tôi nghĩ rằng 50% khối lớp học trực tiếp thứ 2, thứ 4, thứ 6, các ngày còn lại học trực tuyến; 50% học trực tiếp thứ 3, thứ 5, thứ 7, các ngày còn lại học trực tuyến… thì không có gì khó khăn vì phương án này trước đây nhiều nhà trường cũng từng tính toán và áp dụng rồi.
Tại trường THPT Lê Văn Thiêm, chúng tôi sẽ dành thời gian dạy trực tiếp tập trung cho các nội dung luyện tập, khắc sâu các kiến thức, giải quyết vấn đề kiểm tra, đánh giá cho học sinh còn những buổi học online sẽ cung cấp kiến thức mới cho học sinh.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhà trường nên tập trung dạy trực tiếp với các môn thi bắt buộc như toán, văn, ngoại ngữ và sớm cho học sinh chọn các tổ hợp thi THPT rồi chia nhóm đối tượng, chọn dạy học theo khối thi theo hướng giáo dục đến từng đối tượng học sinh”, thầy Sở nói.
Cũng theo thầy Sở thì các nhà trường nên chia học sinh thành 2 nhóm nhận thức tốt hơn, nhóm học sinh thức chậm hơn để hướng dẫn các em thực hiện các nhiệm vụ học tập.
“Trong điều kiện này, các trường cũng phải có điều chỉnh linh hoạt, dạy tăng cường giai đoạn nước rút tiến hành ôn tập, khó khăn đến đâu khắc phục đến đó. Ví như yêu cầu dù dạy trực tuyến hay trực tiếp thì giáo viên cũng phải đến trường vì hiện nay các trường cũng phủ sóng wifi.
Điều này khắc phục được việc tiết 1 dạy trực tiếp, tiết 2 giáo viên lo về nhà dạy trực tuyến rồi tiết 3 lại dạy trực tiếp.
Hay như với học sinh thuộc diện F không cần dồn học sinh đó vào một đơn vị lớp mà trường lắp các máy quay ở lớp học để khi hoạt động học tập diễn ra trên lớp thì học sinh diện F ở nhà vẫn học được mà không bị tách biệt sang lớp khác hay giáo viên phải dạy tăng cường.
Tôi nhắc lại, trong bối cảnh hiện nay các trường phải chủ động, linh hoạt để biến nguy thành cơ, vì được đến trường là may mắn rồi”, thầy Sở khẳng định.
Còn thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp (Hà Nội) chia sẻ, với trường M.V Lômônôxốp thì giáo viên có tiết trên lớp sẽ dạy trên lớp, lúc chuyển lớp trực tuyến thì xuống các phòng chức năng để dạy. Phương án này sẽ khắc phục được tình trạng giáo viên phải “chạy đi chạy lại” đến trường và ở nhà, dạy trực tuyến và trực tiếp.
Tại trường M.V Lômônôxốp sĩ số mỗi lớp chỉ có 30 học sinh và hiện phòng học rộng 60m2 thì cũng không quá khó khăn khi triển khai dạy học.
Chùm ảnh: Trường học Hà Nội gấp rút dọn dẹp chuẩn bị đón học sinh trở lại sau 7 tháng nghỉ chống dịch
Vào ngày 6/12, học sinh THPT ở Hà Nội sẽ đi học trực tiếp trở lại.
Ngày 6/12 tới, học sinh khối THPT toàn thành phố Hà Nội sẽ đi học trở lại. Cụ thể, theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP Hà Nội:
- Học sinh khối THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp thuộc 30 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 (vùng xanh), cấp độ 2 (vùng vàng) được đi học trực tiếp.
- Học sinh cấp Tiểu học và THCS (trừ học sinh lớp 9 ở ngoại thành đi học từ trước đó) và những trường trên địa bàn thuộc cấp độ dịch 3 và 4 vẫn học trực tuyến. Trẻ mầm non nghỉ tại nhà.
Chiều ngày hôm nay (3/12), các thầy cô ở trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã có mặt tại trường để tiến hành lau dọn, chuẩn bị cho công tác đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Ghi nhận tại trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) vào chiều ngày 3/12, các thầy cô phấn khởi dọn dẹp trường lớp để sớm đón học sinh quay trở lại
Nhà trường đã nhanh chóng thực hiện việc phun khử khuẩn và vệ sinh các lớp học. Các giáo viên khẩn trương rà soát các học sinh lớp mình có đủ điều kiện an toàn trường không (do theo quy định: Chỉ có học sinh vùng 1, 2 đi học trở lại còn các trường hợp còn lại hoặc đang cách ly sẽ phải học online). Dự kiến công việc này sẽ khá vất vả do sẽ vừa phải dạy trực tiếp lẫn gián tiếp cho học sinh.
Thời gian qua, tỷ lệ học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã tiêm mũi 1 đạt 96,5% tổng số học sinh. Tính đến ngày 3/12, có 44 học sinh tiêm ở bệnh viện, 6 trường hợp chưa tiêm. Ngoài ra còn một số học sinh chưa được tiêm do đang trong khu vực phong toả, cách ly hoặc đang điều trị bệnh.
Theo quy định: Các trường tạm thời chỉ dạy 1 buổi/ngày, không tổ chức ăn bán trú và can-teen trong trường học. Học sinh được khuyến khích mang bình nước cá nhân
Các trường chỉ bố trí giáo viên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 được dạy trực tiếp. Nếu không đủ điều kiện, thầy cô sẽ dạy trực tuyến
Bên cạnh dọn dẹp, trường THPT Phan Đình Phùng cũng họp bàn các phương án đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường
Đã lâu lắm rồi, sân trường vắng bóng học sinh...
Bên cạnh công tác dọn dẹp, trường còn tăng cường các vòi nước để học sinh rửa tay, tăng cường dung dịch sát khuẩn.
Khi chính thức được đón học sinh, ngoài thiết bị đo thân nhiệt được đặt tại cổng trường thì sẽ tăng cường thêm thầy cô để đo thân nhiệt, tránh tập trung số lượng lớn học sinh khi tới trường.
Trao đổi với cô Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, nhà trường đang xây dựng báo cáo. Đến khi có quyết định chính thức sẽ đón gần 2.000 học sinh đi học trở lại.
Cô cho biết rất mừng và hi vọng khi được đón các em học sinh sau 7 tháng nghỉ dịch. Tuy nhiên, cô vẫn lo vì khó đảm bảo nguyên tắc 5K do đã lâu lắm rồi các em học sinh mới được gặp nhau. Song, nhà trường vẫn giữ quan điểm sẽ cố gắng hết sức.
Điều kiện để học sinh Hà Nội được đến trường là địa phương có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2
Trường THPT Phan Đình Phùng cũng dọn dẹp phòng y tế
Gần 3% học sinh Hà Nội vắng mặt trong ngày đầu quay lại trường Sáng nay (8/11), học sinh lớp 9 của 29 trường tại huyện Ba Vì được trở lại trường học nhưng có gần 3% học sinh vắng mặt. Thông tin về buổi đầu tiên học sinh trên địa bàn quay lại trường, ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ba Vì (Hà Nội) - cho biết, trong sáng ngày 8/11, có 29...