Thầy giáo ngăn dòng dạy bơi miễn phí cho học sinh
Với mong muốn giúp học sinh ở vùng rốn lũ biết bơi, suốt 8 năm nay, thầy giáo Nguyễn Viết Tước và Đoàn xã Hải Hưng ( huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã ngăn dòng chảy, mở lớp dạy bơi miễn phí.
Thầy giáo Nguyễn Viết Tước dạy bơi miễn phí cho học sinh
8 mùa hè không có một ngày nghỉ
Thầy giáo Nguyễn Viết Tước là giáo viên dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học và THCS Hải Vịnh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). Từ những ngày đầu về dạy học ở địa phương, thầy Tước phát hiện nhiều học sinh không biết bơi, trong khi đây là vùng trũng, có kênh mương dày đặc và thường xảy ra lũ.
Trước thực tế này, năm 2012, thầy Tước viết đơn lên chính quyền xã Hải Hưng xin được mở lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh các cấp. Các em muốn tham gia lớp học bơi của thầy Tước đều phải làm đơn đăng ký và gia đình cam đoan phối hợp cùng thầy đảm bảo an toàn nhất cho các con.
Ý tưởng của thầy Tước nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền xã cũng như nhiều phụ huynh, học sinh. Thầy Tước tự bỏ tiền túi mua một số dụng cụ học bơi cơ bản, rồi dọn dẹp bến bãi, ngăn dòng thành điểm dạy bơi an toàn. Thầy Tước cùng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đi chặt từng cây tre luồng về ngăn dòng thành từng ô để dạy bơi. Mỗi ô có chiều dài 10m, dành cho từng nhóm học.
Ngay từ năm đầu tiên đã có tới 96 em theo lớp học bơi miễn phí của thầy Tước. “Tiếng lành đồn xa”, số em tham gia lớp học tăng lên theo từng năm, trung bình mỗi năm có từ 140 – 160 học sinh. Lớp học đông, thầy Tước phải chia lớp ra thành 2 ca, dạy mỗi ngày và xuyên suốt tất cả các ngày trong tuần.
Suốt mùa hè thầy Tước không có một ngày nghỉ. Một ngày phải ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ dạy bơi cho các em, với thầy Tước đó là niềm vui, niềm hạnh phúc. “Tôi chưa khi nào thấy mệt khi dạy bơi cho các em, mà chỉ luôn thường trực nỗi lo. Dạy bơi thì sự an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Vì thế, mỗi buổi dạy bơi, tôi luôn tính toán đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em”, thầy Tước chia sẻ.
Video đang HOT
Đền đáp tấm lòng của thầy, tất cả học sinh tham gia lớp học bơi không chỉ biết bơi mà còn học thành thạo các kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, nhiều học sinh học bơi từ lớp của thầy Tước đã đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng các cấp khi tham gia thi bơi tại Hội khỏe Phù Đổng; Thể thao học đường…
Nhiều năm không có học sinh đuối nước
Mô hình dạy bơi của thầy Tước nhanh chóng tạo sự lan tỏa. Từ 2015 đến nay, Đoàn xã Hải Hưng phối hợp, hỗ trợ cùng thầy Tước dạy bơi cho các em học sinh. Để giảm bớt vất vả cho thầy Tước, ĐVTN xã Hải Hưng còn dựng mái che cho các em có chỗ khởi động, đỡ nắng nóng và giám sát, đảm bảo an toàn.
Anh Nguyễn Minh Dũng, Bí thư Đoàn xã Hải Hưng cho biết, Đoàn xã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ lớp học bơi kinh phí để mua các thiết bị học bơi cần thiết từng năm. Hiện tại, Đoàn xã đang kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ nước uống và sữa phục vụ các em học bơi. Anh Dũng cho biết thêm, vào mỗi dịp đầu hè, Đoàn xã Hải Hưng đến từng trường tuyên truyền về phòng chống đuối nước và kêu gọi, khuyến khích tất cả các em học sinh tham gia học bơi miễn phí. Nhờ đó, suốt 10 năm nay, xã Hải Hưng chưa từng xảy ra vụ đuối nước nào.
Anh Trần Hữu Bắc, Bí thư Huyện Đoàn Hải Lăng (Quảng Trị) cho biết, Hải Lăng là huyện vùng trũng, có hệ thống sông ngòi, đê đập, khe suối dày đặc. Vào mùa lũ lụt, nhiều vùng tại huyện Hải Lăng ngập sâu trong nước, phương tiện đi lại chủ yếu bằng ghe, thuyền. Đó là những yếu tố tiềm ẩn những tai nạn đuối nước đối với trẻ em.
Từ mô hình rất ý nghĩa của thầy Tước và Đoàn xã Hải Hưng, Huyện Đoàn Hải Lăng quyết định nhân rộng mô hình này trong toàn huyện. Hiện tại, 100% xã đoàn, thị trấn trong toàn huyện Hải Lăng đều có mô hình dạy bơi miễn phí cho học sinh, trong đó, nhiều địa phương đã ngăn sông làm điểm dạy bơi.
“Với mô hình này, vừa có chi phí thấp, vừa tranh thủ được lực lượng tình nguyện là sinh viên đang học tập chuyên ngành dạy bơi, các giáo viên thể dục tại các trường trên địa bàn”, anh Bắc nói.
Nghệ An: Địa phương, trường học đầu tư hàng trăm triệu đồng xây bể bơi cho học sinh
Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, song các xã, trường học trên địa bàn huyện Đô Lương vẫn huy động từ nhiều nguồn lực để xây dựng bể bơi dạy bơi cho trẻ em.
Trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Đô Lương có sông Lam, sông Đào chảy qua, ngoài ra còn có đập tràn và nhiều ao, hồ trong dân cư vì thế ẩn chứa nhiều nguy cơ đuối nước mỗi dịp hè về. Trước đó, Đoàn TN xã từng sử dụng một đoạn kênh thủy lợi nước nông để dạy bơi cho các em học sinh. Tuy nhiên, việc dạy bơi ở kênh thủy lợi không đảm bảo về mực nước, diện tích, nên năm 2019, xã Nam Sơn đã vận động xã hội hóa xây dựng bể bơi trong khuôn viên sân vận động xã với kinh phí khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Đức Anh
Ngày 15/5/2020, bể bơi chính thức đi vào hoạt động. Mục tiêu là dạy bơi cho tất cả trẻ em trong xã và hướng dẫn các em kỹ năng phòng tránh đuối nước cơ bản. Ảnh: Đức Anh
Hiện việc dạy bơi tại bể mới được thực hiện vào mỗi buổi chiều, sau giờ tan học của học sinh. Phụ trách dạy bơi là 2 giáo viên thể dục của trường Tiểu học và THCS trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, lực lượng đoàn viên, thanh niên các xóm cũng có mặt để quản lý, trông chừng các em nhỏ. Dự kiến trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục kêu gọi nguồn lực để xây dựng lan can, lát gạch, nhà vệ sinh, phòng tắm tráng... để hoàn thiện bể bơi. Ảnh: Đức Anh
Sau giờ tan trường, các em nhỏ vô cùng thích thú khi được đến bể bơi. Ảnh: Đức Anh
Lớp học bơi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân bởi sau giờ học các em vừa có sân chơi bổ ích, vừa được trang bị kiến thức để tránh đuối nước. Ảnh: Đức Anh
Bể bơi trang bị phao đầy đủ cho các em. Ảnh: Đức Anh
Cùng với các xã, hiện nhiều trường học trên địa bàn huyện Đô Lương cũng đã trang bị các bể bơi di động để tổ chức dạy bơi cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Hầu hết bể bơi của các trường là bể lắp ghép, với kinh phí mỗi bể khoảng gần 150 triệu đồng do nhà trường huy động từ nhiều nguồn. Ảnh: Đức Anh
Mô hình học bơi này đang được huyện Đô Lương nhân rộng để góp thực hiện việc phổ cập bơi cho các em và nhất là nhằm giảm thiểu tình trạng đuối nước mỗi dịp hè về. Ảnh: Đức Anh
Dành thời gian 3 - 5 phút để khuyến cáo học sinh phòng, chống đuối nước UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có Công văn số 2008 yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, về phòng, chống tai nạn đuối nước đối với học sinh, sinh viên. Ninh Thuận tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn đuối...