Thầy giáo Hóa định hướng giúp khóa 2k4 ‘vượt vũ môn’ thành công
Thầy Dương Hà – giáo viên dạy Hóa học đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh, giúp hàng ngàn sĩ tử ‘cá chép hóa rồng’ trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
Những con số đáng mơ ước
Là một trong những giáo viên Hóa học nổi danh nhất nhì Hà Nội, thầy Dương Hà khẳng định tên tuổi thông qua thành tích đáng nể của các lứa học trò tài năng. Theo thống kê, các lớp học của thầy Hà đã đón hơn 2.000 lượt sĩ tử trong suốt thời gian qua. Hơn 80% học sinh đạt trên 8.5 điểm trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT . Nhiều điểm 10 tuyệt đối được ghi nhận những năm gần đây. Thành tích của học trò chính là sự công nhận xác đáng nhất mà tất cả những cá nhân theo đuổi sự nghiệp sư phạm mong muốn hướng tới.
Đặc biệt, khóa 2k2 lớp Hóa học thầy Dương Hà có gần 50 học sinh đạt trên 9 điểm. Trong số đó, 3 sĩ tử xuất sắc giành được điểm 10 tuyệt đối. Đây cũng là những bông hoa điểm 10 hiếm hoi trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm đó. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Hà cho biết: “Khoảnh khắc hạnh phúc nhất của những người lái đò như chúng tôi chính là khi nhận được thông báo điểm của các em. Ánh mắt hạnh phúc của các em giúp tôi có thêm động lực phấn đấu vì sự nghiệp trồng người”.
Những câu chuyện truyền cảm hứng
Với khóa 2k4, thầy Dương Hà đã chứng kiến nhiều câu chuyện truyền cảm hứng của các học trò. Không chỉ giảng dạy tại các lớp học học trực tuyến, thầy Hà còn tổ chức nhiều chương trình học online. Học sinh tham gia đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên mọi miền Tổ quốc. Mỗi cá nhân đều có hoàn cảnh gia đình và môi trường giáo dục khác nhau.
Video đang HOT
Thầy giáo Dương Hà trong một tiết học Hóa.
Học trò mà thầy Hà nhớ nhất là bạn Nguyễn Chấn Hưng đạt 9.5 điểm bài thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa. Theo chia sẻ của thầy Dương Hà, trường hợp của Hưng khá đặc biệt. “Hưng là một thí sinh tự do. Ban đầu em chưa có hướng đi cụ thể và phương thức ôn tập phù hợp. Mặc dù có niềm đam mê cháy bỏng với bộ môn Hóa học, song em chưa biết cách tiếp cận tri thức đúng đắn. Vì vậy, quá trình ban đầu của Hưng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên sau khi nhận được lộ trình ôn thi phù hợp, em đã tiến bộ rất nhanh. Điểm số của Hưng đã phản ánh được quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt thời gian dài” – thầy Hà tự hào cho biết.
Thầy giáo Dương Hà.
Trao đổi với Nguyễn Chấn Hưng, chúng tôi cũng nhận được những chia sẻ đầy xúc động. “Là một thí sinh tự do, thời gian đầu em khá loay hoay trong việc lựa chọn thầy cô và chương trình học. Gặp gỡ và tham gia lớp học thầy Hà là may mắn của em. Nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy, em đã tìm kiếm được hướng đi phù hợp. Trong suốt thời gian ôn luyện vất vả, thầy là người ở bên cạnh và giúp đỡ em nhiều. Không có thầy, giấc mơ chinh phục bộ môn Hóa học của em đã không thể thành hiện thực” – Chấn Hưng tâm sự.
Hoàng Đức Giang cũng là một gương mặt đáng nhớ trong lớp luyện thi Hóa học của thầy Dương Hà. Sĩ tử đạt 28.4 điểm trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Trong đó, Giang đạt 9.5 điểm môn Hóa. Được biết, khó khăn ban đầu của Hoàng Đức Giang là không có chiến thuật phù hợp để phát huy năng lực. Nghe theo sự gợi ý của bạn bè, Giang đã tìm đến thầy Hà để xác định lộ trình rõ ràng hơn. “Em nghĩ vấn đề lớn nhất của các bạn học sinh hiện nay chính là không có chiến lược ôn thi hợp lý. Ngay từ khi bắt đầu tham gia lớp học thầy Hà, em đã nhận được lộ trình học từ thầy và đội ngũ trợ giảng. Với lộ trình học được cá nhân hóa, em nhận ra sự tiến bộ của bản thân từng ngày. Điều này khiến em không nản chí và xác định được mục đích rõ ràng để cố gắng. Ôn thi THPT Quốc gia là một trận chiến dài hơi. Điều quan trọng nhất đối với mỗi chiến binh chính là sức chiến đấu bền bỉ” – Đức Giang chia sẻ sau kỳ thi cam go.
Những chia sẻ chân thành từ phía học trò đã tiếp thêm ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục cho thầy giáo Dương Hà. Món quà lớn nhất học trò có thể dành tặng thầy chính là thành tích tốt và tương lai tươi sáng của chính các em.
Đăng ký học trực tuyến Brain Academy cùng thầy Hà tại: https://www.facebook.com/thayhadayhoa
Thầy giáo nặng lòng với mầm non
Đó là câu chuyện về gương thầy giáo Nguyễn Phúc Hiếu, sinh năm 1970, đang công tác tại Trường Mầm non An Phú, xã An Phú, huyện Củ Chi (TPHCM).
Thầy vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm ngành mầm non và luôn tận tụy với nghề nuôi dạy trẻ.
Thầy Nguyễn Phúc Hiếu và học sinh Trường Mầm non An Phú trong Ngày hội Khui heo đất
Mùa xuân ai đi hái hoa
Đầu năm học 1990-1991, thầy Nguyễn Phúc Hiếu tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm TPHCM, được phân công về dạy ở Trường Bông Sen 4 thuộc ấp Cây Trôm, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TPHCM. Thầy Hiếu kể: "Ngày đầu tiên nhận nhiệm sở, có giáo viên đang dạy tại trường và phụ huynh hơi ngỡ ngàng vì nghĩ thanh niên trai tráng mà sao đi dạy mầm non - nghề vốn dĩ chỉ thích hợp với phái nữ?". Trước sự nghi hoặc này, thầy Hiếu quyết tâm chứng minh cho giáo viên trong trường, đồng nghiệp trong huyện và phụ huynh thấy rằng đàn ông con trai cũng có thể dạy tốt các bé học bậc mầm non không thua các cô giáo. Vậy là bao nhiêu kinh nghiệm giảng dạy mà thầy Hiếu đã học tập, tích lũy đều được thầy áp dụng vào thực tiễn. Không chỉ tích cực trong phong trào tự làm đồ dùng dạy học để giảng dạy và mang đi dự thi cấp cụm, cấp huyện, thầy còn luôn áp dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng nên trẻ rất thích học, từ đó các bé tiến bộ rất rõ. Ngoài ra, thầy Hiếu luôn hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua giảng dạy - như xung phong đăng ký lên thao giảng, hội giảng, dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Thế nhưng, khi đang là giáo viên nòng cốt của trường, có triển vọng phát triển năng lực chuyên môn, do cuộc sống gia đình khó khăn, thầy đành xin nghỉ dạy, chia tay các bé để đi hợp tác lao động nước ngoài.
Sau 4 năm lao động ở Hàn Quốc, thầy Hiếu về nước. "Mỗi ngày nhìn thấy trẻ con được gia đình đưa đi học, tình cảm yêu nghề mến trẻ trong lòng tôi lại trỗi dậy. Nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ ánh mắt trẻ con quay quắt trong lòng nên tôi quyết định nộp đơn xin trở lại nghề dạy học mầm non", thầy Hiếu tâm sự. Năm 2009, thầy được Sở GD-ĐT TPHCM tuyển dụng, sau đó được Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi phân công giảng dạy ở Trường Mầm non An Phú. Cô Lê Kim Tuyền, Hiệu trưởng nhà trường, nhận xét: "Thầy Hiếu nhiều năm dạy lớp Lá nên có kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh và chuyên môn trong giảng dạy rất vững".
Sáng tạo, nhiệt tình
Tới đón con tan học, chị Nguyễn Thị Hồng Lan cho biết đây là năm đầu tiên con chị học ở bậc mầm non và được phân vào lớp thầy Hiếu. "Ban đầu, khi dắt con vào lớp, biết giáo viên dạy con mình là một thầy giáo, tôi ngạc nhiên và hơi lo lắng: Tại sao lại có ông thầy dạy mầm non? Liệu thầy có biết chăm trẻ, có dạy được các con? Hỏi thăm từ phụ huynh có con học thầy mấy năm trước, họ đều nói rằng thầy rất hiền và tận tình, tinh thần trách nhiệm cao nên tôi bớt lo lắng. Sau thời gian học vài tháng, tôi thấy con tiến bộ rõ rệt. Con tôi cũng quý thầy lắm", chị Lan nói. Tương tự, ban đầu chị Lê Thị Bích Trâm hơi thắc mắc vì sao thầy Hiếu được phân công dạy lớp con mình. Thế nhưng, sau một thời gian, chị Trâm nhận thấy thầy rất gần gũi, thân thiện với học sinh và còn hay dành thời gian trao đổi với phụ huynh về việc học cũng như sự phát triển tâm sinh lý của con. Do đó, chị Trâm rất hài lòng về phương pháp dạy của thầy Hiếu.
Khi giảng dạy, thầy Hiếu tự tay thiết kế đồ dùng dạy học thân thiện với tự nhiên, như: lấy lá cây bản to kết thành nón, thành mão đội đầu; lấy lá dừa thắt thành con cào cào, đồng hồ đeo tay, chong chóng; cắt đoạn tre trúc dài hơn 2 tấc làm bộ gõ khi các bé tập hát; cắt bìa carton thành hình bông hoa hay xếp thành thùng đựng rác. Thầy Hiếu cho biết: Trong giờ học, các bé rất thích thú quan sát, có bé lấy tay rờ rẫm đồ dùng trực quan và nhiều cháu tự tin khi trả lời câu hỏi. Như vậy, hiệu quả rèn luyện về các kỹ năng cần biết đã đạt yêu cầu; đặc biệt là những đồ dùng dạy học này dễ tự thiêu hủy, không ảnh hưởng đến môi trường. Không chỉ vậy, thầy Hiếu còn hướng dẫn học sinh nuôi heo đất để khi "làm thịt" thì có tiền hỗ trợ các bạn khó khăn.
Nhận xét chung về thầy Nguyễn Phúc Hiếu, cô Lê Kim Tuyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non An Phú, nói: "Nhiều năm liền thầy Hiếu đạt lao động tiên tiến và giáo viên dạy giỏi cấp trường. Thầy rất tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình giảng dạy. Mặc dù nhà thầy cách trường hơn 15 cây số nhưng thầy luôn khắc phục khó khăn, ngày nào cũng đến trường sớm 10-15 phút để đón nhận trẻ. Thầy Hiếu rất tích cực trong hoạt động chuyên môn của trường, luôn được đồng nghiệp thương yêu, phụ huynh tín nhiệm và rất an tâm, hài lòng khi con của mình được thầy Hiếu trực tiếp giảng dạy".
Thầy giáo Mĩ thuật yêu nghề bằng cả trái tim Thầy giáo Phạm Văn Thuận là tấm gương tiêu biểu cho sự sáng tạo trong chuyên môn, gương mẫu trong mọi công việc. Thầy Thuận cùng học trò trong tiết học sáng tạo. Khát khao cống hiến Thầy giáo Phạm Văn Thuận là giáo viên Mĩ thuật, Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (quận Lê Chân, Hải Phòng). Thầy Thuận về Trường Tiểu...