Thầy giáo dành cả thanh xuân ‘gieo chữ’ ngoài đảo xa
Dù có nhiều cơ hội để dạy học ở đất liền, nhưng thầy Nguyễn Điển đã xung phong ra đảo Lý Sơn để dạy học.
Hiện thầy là giáo viên của Trường THPT Lý Sơn.
Thầy Điển dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm.
Dạy hay trong từng tiết học
Thầy Điển quê huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1984, thầy tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Quy Nhơn. Nhiều người cho rằng, thầy đã lựa chọn sai lầm, bởi vì còn nhiều trường ở đất liền, gần nhà, thuận lợi đang cần giáo viên dạy ngữ văn. Thế nhưng đảo Lý Sơn hoang sơ, người dân mộc mạc, chân chất thiếu thốn đủ bề đã cuốn hút thầy cho đến ngày nay.
Thầy Điển được học trò yêu quý và ngợi khen dạy hay trong từng tiết học. Thầy dẫn dắt học sinh vào bài học mới đầy ấn tượng, khởi động mâu thuẩn, tạo cho học sinh sự thắc mắc, tìm tòi và từng bước khám phá.
Trong bài giảng, thầy luôn mở ra những không gian đa chiều, nhiều cung bậc, từng ý rõ ràng, cô đọng, súc tích. Học sinh ghi ít mà hiểu nhiều. Thầy tổ chức cho học sinh đóng vai, phản biện và thuyết trình, sau đó phân tích, giảng giải thêm.
Từ đó, học sinh không cảm thấy áp lực, bớt rụt rè, nhút nhát và mạnh dạn sôi nổi hơn trong giờ học. Đồng thời, qua tổ chức bài học hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản của môn Ngữ văn. Qua đó, phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng thêm.
Thầy Điển tận tình trong sinh hoạt chuyên môn và hoạt động Công đoàn
Video đang HOT
Học sinh ở đảo hiếm khi đặt chân vào đất liền để “đi đây, đi đó”. Vì thế, thầy Điển mở rộng hiểu biết văn hóa, lịch sử và con người về nhiều vùng miền của đất nước qua bài giảng sinh động, hấp dẫn, dí dỏm của mình.
Những nét văn hóa hay, di sản biển đảo được thầy tích hợp vào nhiều bài học, vừa giúp học sinh khám phá, hiểu hơn những giá trị biển đảo Việt Nam, vừa gắn bài dạy với thực tiễn sinh động như: liên hệ di sản Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn, để giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Từ đó,biết giữ gìn, nâng niu giá trị di sản biển đảo quê hương.
Thầy cũng là giáo viên sớm áp dụng phương pháp dạy học tích cực như: thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức cho học sinh làm dự án nhỏ về văn hóa, di sản đảo Lý Sơn để làm rõ hơn nội dung bài học.
Thầy giao nhiệm vụ phù hợp cho học sinh trong từng câu hỏi, từng nhóm, từng dự án nhỏ; đồng thời khuyến khích học sinh cùng trao đổi, hợp tác, tìm tòi và sáng tạo trong cách ghi chép, trình bày sản phẩm.
Thầy Nguyễn Điển được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường
Mỗi tiết học không giống nhau
Ngoài ra, thầy Điển còn có nhiều sáng kiến trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa, như: “Đêm thơ trăng rằm”. Theo đó, nhiều bài thơ của học sinh sáng tác được đọc cho mọi người nghe, bình luận; tổ chức tìm hiểu văn học dân gian tìm các bài hát ru con, ca dao, tục ngữ địa phương, so sánh cách phát âm, dùng từ của người dân trên đảo với tiếng Việt chuẩn.
Những hoạt động ngoại khóa vừa giúp cho học sinh gắn lý thuyết với thực tiễn, vừa phát triển các kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, cách thu thập tư liệu, viết báo cáo.
Khi thấy nhiều người dân dùng thuốc nổ đánh cá ven bờ đảo hay đổ rác vô tội vạ xuống biển, thầy hay nhắc nhở học sinh quan tâm đến môi trường biển, đảo, chỉ ra cho học sinh thấy những cái hại lớn khi dùng thuốc nổ để đánh cá, đổ rác thải xuống biển, từ đó học sinh về tác động lại gia đình, bà con, ngay bản thân các em cũng ý thức hơn về bảo vệ môi trường biển, đảo.
Hơn 10 năm nay, người dân trên đảo không còn dùng thuốc nổ để đánh cá. Bờ biển ven đảo đã sạch đẹp hơn trước rất nhiều. Chính vì thế, ngày nay Lý Sơn đã trở thành địa chỉ đỏ về du lịch của cả nước, vừa du lịch sinh thái vừa du lịch tìm hiểu di sản biển, đảo.
Thay Điển thường xuyên thay đổi cho phù hợp từng đối tượng, từng bài, từng thời điểm mà vẫn đảm bảo chương trình, mục đích yêu cầu. Do vậy, bài giảng của thầy đối tượng nào cũng nắm được bài, thích được nghe anh giảng và học tập có kết quả cao.
Trong sinh hoạt chuyên môn thầy góp ý thẳng thắn, chân tình với đồng nghiệp từ việc soạn giáo án, cho đến cách khai thác nội dung bài học; đặc biệt thầy nhắc nhở đồng nghiệp phải đổi mới phương pháp dạy học.
Hiệu ứng sáng kiến của thầy Điển đã tác động lớn đến các thầy, cô giáo trẻ, đến cả các thầy, cô lớn tuổi ngại đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ đó, nhà trường đã sớm có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thầy là người đầu tiên đi thi cấp tỉnh đạt giải và trường có nhiều học sinh giỏi.Trường càng vững vàng phát triển mọi mặt.
Trồng rau, bắt cá là hoạt động ngày chủ nhật của thầy Điển
Thầy là thế hệ giáo viên kỳ cựu, trải qua những năm tháng thăng trầm và phát triển của nhà trường, có nhiều sáng kiến, góp ý. Đầu tiên là khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt trong những năm 1988 đến 1991. Thầy tham gia vận động học sinh đến trường; vận động phụ huynh xóa bỏ định kiến “trọng nam khinh nữ”.
Sáng kiến của thầy góp phần làm học sinh trở lại trường, số lớp mỗi năm tăng lên, từ vài lớp lên đến trên 20 lớp, số lượng nữ sinh nhiều hơn nam. Nhiều năm liền các lớp mà thầy chủ nhiệm không có học sinh nào bỏ học.
Thầy Điển được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhiều nhiệm kỳ, được đoàn viên tín nhiệm cao và tin yêu. Thầy cùng với Ban giám hiệu nhà trường phát động các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học và được giáo viên hưởng ứng.
Luôn chăm lo đời sống tinh thần, động viên các thầy, cô xa quê, nơi thị thành ra đảo yên tâm công tác, quan tâm kịp thời đoàn viên khi đau, ốm, hiếu, hỷ. Có con cá tươi hay bó rau xanh, thầy đều san sẻ cho đồng nghiệp ở khu tập thể.
Thầy Điển luôn đau đáu xây dựng tập thể yêu thương, đùm bọc nhau. Tổ chức giao lưu bóng chuyền với đơn vị Biên phòng, các trường THCS, tiểu học trên đảo, tạo ra sân chơi giao lưu vui vẻ, lành mạnh.
Mỗi khi bình bầu thi đua khen thưởng thầy luôn đề xuất khen thầy, cô giáo khác, để động viên, kích thích phong trào thi đua. Hơn nữa là đảng viên có trách nhiệm cao, thầy cũng đã dìu dắt nhiều nhân tố trẻ tài năng, có tâm lên làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của trường.
Học sinh gặp khó khăn khi học trực tuyến các môn tự nhiên
Theo khảo sát gần đây từ Kaspersky, hơn một nửa (55%) trẻ em trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) phải chuyển sang hình thức học trực tuyến vì đại dịch và thích học theo cách truyền thống trực tiếp hơn.
Phần lớn trẻ em khu vực APAC không thích học trực tuyến
Phần lớn trẻ em khu vực APAC không thích học trực tuyến vì phải dành quá nhiều thời gian trước màn hình (74%). Các vấn đề kỹ thuật cũng là một nguyên nhân (60%). 57% học sinh thấy bài giảng khó hiểu hơn khi học từ xa so với trên lớp. Hơn một nửa số học sinh được khảo sát cho biết, các em rất nhớ thời gian chơi đùa và trò chuyện cùng các bạn giữa các tiết học ở trường.
Tuy tỷ lệ này cao, gần như cứ 1 trong 2 trẻ thích học trên lớp hơn học trực tuyến nhưng vẫn thấp hơn khi so với các khu vực khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này ở khu vực Mỹ La tinh là 75%, theo sau là châu Phi 73% và Trung Đông 58%.
Đối với học sinh khu vực APAC nói riêng và toàn cầu nói chung, các môn học khó nhất khi phải học từ xa là các môn khoa học tự nhiên và khoa học chính xác: Toán (48%), Hóa (28%), Vật lý (25%) và Sinh học (25%).
Đối với các bậc phụ huynh trong khu vực, 68% cho biết họ không muốn cho con mình học theo hình thức trực tuyến sau khi đại dịch lắng xuống. Nguyên nhân chính là lo ngại về việc trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình (68%) và giảm sút trong chất lượng học tập (48%).
Vấn đề cũng được đặt ra: Để trẻ được an toàn trên môi trường trực tuyến, bất kể là vui chơi, học hành hay trò chuyện cùng bạn bè, phụ huynh cần có giải pháp để biết trẻ dành bao nhiêu thời gian trực tuyến, cũng như bảo vệ trẻ trước những nội dung không phù hợp... nên giải pháp Kaspersky Safe Kids là một lựa chọn.
Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực APAC chia sẻ: "Học từ xa trong bối cảnh dịch bệnh gây áp lực cho học sinh, phụ huynh cũng như giáo viên. Tuy nhiên, người lớn thường không đưa ra những quyết định để đơn giản hóa cuộc sống của trẻ nhỏ vì chính họ cũng đang phải thích nghi với hình thức mới - điều được thể hiện rõ ràng qua khảo sát. Khi thế giới hiện đại đang phải đối mặt với những điều không thể dự đoán và kiểm soát được, giáo viên cần phải phát triển và thành thạo kỹ năng dạy học cho hình thức học trực tuyến, sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật số song song với cách dạy và học truyền thống".
Dạy trực tuyến bận ngập đầu vẫn phải thao giảng và làm đủ thứ hồ sơ sổ sách Khi giáo viên bị phân chia nhiều công việc phải làm một lúc thì chắc chắn sẽ thiếu sự toàn tâm trong công tác giảng dạy. Giáo viên dạy trực tuyến vất vả gấp chục lần dạy học trực tiếp. Dạy học trực tuyến không đơn giản chỉ cần đưa bài giảng soạn sẵn lên rồi thầy cô ngồi nói hết giờ là...