Thầy giáo 8X với cơ duyên dạy 3 thế hệ ở Mường Lát
17 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Nguyễn Nam Sơn (sinh năm 1980, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát) chia sẻ điều may mắn khi nhiều lần là thầy của cả 3 thế hệ trong cùng một gia đình.
Thầy giáo 8X có cơ duyên này nhờ quãng thời gian dài công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Anh Sơn kể, năm 2003, anh là giáo viên dạy Toán ở Trường THCS Pù Nhi (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát).
Đến năm 2004, Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Mường Lát được thành lập, anh được điều động về làm giáo viên của trung tâm. Vì lẽ đó, học trò của anh có đủ độ tuổi, người nhiều tuổi nhất sinh năm 1958, gần gấp đôi số tuổi của anh Sơn khi đó.
“Nhiều người là anh, chị của tôi, thậm chí đang là cán bộ của các xã, cần phải có bằng bổ túc để tiếp tục công tác. Có những nhà mà 2 bố con cùng đi học. Ngoài ra là những cán bộ y tế và thầy cô giáo mầm non, tiểu học khi hầu hết chỉ học 9 3, được tăng cường để xóa mù chữ”, anh Sơn kể.
Thầy giáo Nguyễn Nam Sơn với cái duyên với nhiều gia đình ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa khi dạy cả 3 thế hệ. Ảnh: Thanh Hùng
Sau 8 năm công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, ngày 1/2/2012, thầy Sơn được điều chuyển đến nhận nhiệm vụ tại Trường THPT Mường Lát mới thành lập.
Và bất ngờ là nhiều học sinh ở đây lại chính là con em của học trò cũ.
“Thuở đó, có một số học sinh cá biệt nên mình phải tìm cách về nhà các em thăm nom, nắm tình hình để có hướng động viên, giúp đỡ. Đến nơi mới biết là con em của học trò cũ, cả thầy, cả trò tay bắt mặt mừng, mọi thứ bỗng trở nên rất dễ dàng. Đó cũng là cái may mắn của tôi”, thầy Sơn kể.
17 năm công tác trong ngành, thầy Sơn nhớ có ít nhất 3 trường hợp mà cả 3 thế hệ trong gia đình đều là học trò của mình. Trong đó, có 2 gia đình người dân tộc Mông, 1 gia đình người dân tộc Thái.
Video đang HOT
Sau nhiều thế hệ, học sinh cũ vẫn nhớ và nhận thầy. “Nếu mình không gần gũi, không làm đúng vai trò người thầy, thì tôi nghĩ sẽ không có chuyện này”, anh Sơn tâm sự.
Cầu nối thân thiết với học trò
Đến năm 2017, thầy Sơn được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát. Không đứng lớp trực tiếp nhưng thầy Sơn vẫn thường xuyên tham gia vận động, tuyên truyền học sinh đến trường. Anh cho hay, đó có thể coi là một lợi thế bởi có thời gian dài công tác ở Mường Lát.
Thầy Sơn cho hay, do đặc điểm địa bàn khó khăn, trường trải qua nhiều lần “thay máu”, nhiều giáo viên được luân chuyển về xuôi sau một thời gian công tác. Trong khi đó, học sinh là người dân tộc nhiều nên dễ bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các thầy cô giáo mới. Đó là lí do thầy Sơn trở thành cầu nối của với học sinh và phụ huynh.
Thầy Nguyễn Nam Sơn (sinh năm 1980, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát). Ảnh: Thanh Hùng
Thầy Nguyễn Nam Sơn trong một lần đến thăm nhà học trò cũ.
Hai học sinh Lò Thị Vững (lớp 11) và Lò Thị Vân (lớp 10) hiện đang học tại Trường THPT Mường Lát. Hai em là con của bố Lò Văn Yêu (áo xanh) và cháu của ông Lò Văn Pén (áo khoác đen), cả 2 đều là học trò cũ của thầy Sơn ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát.
Có mạng lưới học trò rộng khắp, thầy Sơn cho hay, gặp nhiều thuận lợi trong công việc bởi cán bộ, phụ huynh là học sinh cũ.
Khi có công việc gì, phụ huynh cũng thường đến để hỏi xin ý kiến của anh.
Càng công tác và gắn bó với học sinh và bà con, thầy giáo càng thêm yêu vùng đất Mường Lát. Ảnh: Thanh Hùng
Với những học sinh ương ngạnh, khi được giáo viên chủ nhiệm phản ánh, thầy Sơn luôn lên tận lớp nhẹ nhàng mời các em xuống phòng để trò chuyện.
“Các học sinh khi mắc lỗi thì đã vào tâm thế co cụm và đề phòng với thầy cô nên nếu không tạo tâm lý tốt cho các em sẽ khó thuyết phục và tạo tác dụng ngược”.
Khi học sinh đến, việc đầu tiên, thầy tạo sự gần gũi chứ không đặt ra mục tiêu thuyết phục được các em ngay từ buổi đầu tiên.
“Tôi không bao giờ đề cập đến lỗi của các em ngay mà để các em được tâm sự”.
Những ngày sau đó, thầy Sơn tiếp tục chuyện trò, chia sẻ về làng mạc, gia đình, cuộc sống của các em và khi thầy trò cảm thấy tin tưởng và hiểu nhau, mọi chuyện đều được giải quyết ổn thỏa.
Thầy Sơn nói vui rằng, dù không đứng lớp, nhưng thầy như phó chủ nhiệm của tất cả các lớp học trong trường.
Cô giáo trẻ mê say cắm bản
Không quản ngại vất vả, nhiều cô giáo đã tình nguyện cắm bản, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo đuổi công việc dạy chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; miệt mài gieo chữ nơi các điểm trường vùng cao.
Cô Hồng và học sinh Trường Mầm non Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa). Ảnh: Lan Anh
Với ước mơ trở thành cô giáo mầm non, năm 2007 sau khi tốt nghiệp ngành mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, cô Hồng tình nguyện lên công tác tại huyện vùng cao Mường Lát và được ngành GD-ĐT huyện phân công về giảng dạy tại Trường Mầm non xã Pù Nhi.
Cô Hồng chia sẻ: Pù Nhi là bản biên giới với 100% đồng bào Mông sinh sống. Đời sống còn nhiều khó khăn nên người dân chưa quan tâm đến việc học của các con. 12 năm trước, đường đi còn khó khăn, đường chỉ vừa một xe đi, xe thứ hai phải dừng lại nhường đường, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì vất vả hơn nhiều. Để vào bản, GV phải cõng đồ, mang đồ ăn từ trung tâm xã vào.
Ngày đầu đến điểm trường Cá Nọi, trên lưng đeo ba lô, vừa đi vừa khóc, vừa sợ và buồn. Đang sống ở dưới miền xuôi, khi lên bản thấy nhiều điều lạ: Dân sống thưa thớt, điện không có, phải thắp đèn dầu hoặc nến. Đồ ăn không giữ được lâu nên phải mua mì tôm, cá khô để ăn cả tuần. "Nếu không có tình yêu với học sinh có lẽ một cô giáo trẻ sẽ không thể làm quen với những điều lạ như vậy" - cô Hồng tâm sự.
Cô Trần Thị Hồng. Ảnh: Lan Anh
Ngoài Cá Nọi, cô Hồng dạy ở nhiều điểm trường khác của Trường Mầm non Pù Nhi như Pù Mùa, Na Tao, Pha Đén và hiện nay là điểm trưởng Bản Cơm. Ở đâu cô cũng được học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng. Dân ở bản còn nghèo nhưng có gì quý đều biếu cô giáo với tình cảm chân thật, nhiều lần khiến cô cảm động đến rơi nước mắt.
Cô Hồng nhớ lại: Mới ra trường đi dạy không có lương, dân bản trả công cô giáo bằng gạo, bằng lúa. Bản có điều kiện thì đóng nhiều hơn một chút, còn không, từng tháng họ đóng cho trưởng bản, cô giáo đến lấy gạo để ăn. Lúc đó, gia đình ở dưới xuôi vẫn phải chu cấp hàng tháng. Năm 2012, GV nhận được 450.000 đồng tiền lương/tháng nên không nhận gạo lúa của dân bản nữa.
Bên cạnh đó, đa phần HS là đồng bào dân tộc Mông nên không nói được tiếng phổ thông, rất khó khăn cho việc dạy học. Vì vậy, cô Hồng đã tự học thêm tiếng Mông để thuận tiện trong việc giảng dạy, vận động các em đến trường, duy trì sĩ số lớp, tiếp xúc với đồng bào thuận tiện hơn.
Trong hơn 12 năm công tác, gắn bó với trò vùng cao, cô Hồng luôn trăn trở, nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Cô có nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh đã và đang áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy ở các điểm trường.
Là giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn, cô Hồng luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng "Lấy trẻ làm trung tâm", tăng cường kỹ năng sống cho các em, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hằng năm, lớp do cô làm chủ nhiệm luôn đạt danh hiệu lớp tiên tiến, tỉ lệ học sinh ra lớp đạt 100%.
Bộ GD-ĐT trao học bổng cho học sinh huyện biên giới Mường Lát Chiều qua (30/11), đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã có cuộc làm việc với UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo. Buổi chào cờ của thầy trò Trường Tiểu học và THCS thị trấn Mường Lát. Mường Lát là huyện...