Thầy giáo 4 lần đạt IELTS 9.0: ‘Sẽ cố đạt điểm tuyệt đối cả 4 kỹ năng’
Lần thứ 4 đạt IELTS 9.0, Đặng Trần Tùng cho biết khá đáng tiếc vì điểm Writing không được như kỳ vọng. 9X cố gắng đạt điểm tuyệt đối ở cả 4 kỹ năng.
Thầy giáo Đặng Trần Tùng – Giám đốc The IELTS Workshop – là cái tên quen thuộc trong giới IELTS Việt Nam. Mới đây, anh nhận được nhiều lời khen khi đăng kết quả thi IELTS 9.0. Đây là lần thứ 4 Trần Tùng đạt điểm cao nhất ở kỳ thi này.
Trong đó, Tùng đạt 9.0 ở cả 3 kỹ năng Listening, Speaking và Reading, riêng kỹ năng Writing, anh đạt 8.0.
Trong lần thứ 4 đạt IELTS 9.0, Đặng Trần Tùng có chút tiếc nuối vì điểm Writing không như kỳ vọng. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing, Đặng Trần Tùng cho biết dù đi thi nhiều lần, lần nào, anh cũng hồi hộp, lo lắng và áp lực. Đặc biệt, trong lần thi này, anh cảm thấy phần Listening khá khó.
Đến khi nhận kết quả, Tùng không quá ngạc nhiên với kết quả, tâm trạng vui vẻ.
“Tuy vậy, tôi khá đáng tiếc vì điểm Writing không được như kỳ vọng của bản thân. Trong thời gian tới, tôi chắc chắn tiếp tục thi và cố gắng hết mình để đạt điểm tuyệt đối cho cả 4 kỹ năng IELTS”, thầy giáo 9X tâm sự.
Anh cũng chia sẻ thêm về bí quyết học tiếng Anh và luyện thi IELTS. Theo Tùng, điều quan trọng nhất, người học phải nắm chắc ngữ pháp, phát âm chuẩn. Như vậy, họ mới có thể nhanh chóng mở rộng vốn từ, phát triển tiếng Anh hơn.
Khi nắm chắc hai mảng này, người học nên đầu tư thời gian cải thiện 4 kỹ năng, ưu tiên Listening, Reading và học chuyên sâu về Speaking, Writing khoảng 2-3 tháng trước khi thi.
“Với kỹ năng Nghe, hãy để ý xem vì sao bạn làm nhiều đề mà điểm vẫn không cao. Tôi không có mẹo gì đặc biệt có thể giúp bạn làm đúng hết các câu hỏi ngoài việc kiểm tra xem bản thân đã làm tốt kỹ năng nghe hiểu hay chưa chưa. Khi thực hiện điều này bạn mới tiến bộ, và những gì mình học trong quá trình ôn tập IELTS mới mang tính ứng dụng lâu dài”, Tùng khuyên.
Video đang HOT
Thầy giáo 9X cho rằng việc học IELTS không nên chỉ xoay quanh việc “cày” đề. Ảnh: NVCC.
Về phần Đọc, Đặng Trần Tùng cho rằng bên cạnh khả năng đọc hiểu tốt, người học cần nắm chắc phương pháp làm các dạng bài khác nhau.
Theo anh, trong 2 kỹ năng, Reading dễ lấy điểm tuyệt đối hơn. Anh giải thích thi Listening, thí sinh bỏ lỡ câu coi như “tạch”. Nhưng ở phần Reading, tất cả nội dung, đáp án đều nằm hết trên giấy. Người thi chỉ cần đọc thật kỹ câu hỏi, tìm đúng nội dung có liên quan trong bài đọc và rút ra câu trả lời chính xác.
Ở phần Writing, Tùng luôn khuyên mọi người đừng viết quá nhiều, thay vào đó, viết ít nhưng phải thật chất. Ngoài ra, thí sinh đừng ngại sửa đi sửa lại bài viết nhiều lần để đạt tới được mức độ hoàn mỹ nhất có thể.
Thầy giáo 9X nói thêm nên đọc nhiều hơn viết. Anh tâm đắc trích dẫn của nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Mỹ Larry L. King: “Write. Rewrite. When not writing or rewriting, read. I know of no shortcuts”.
Để cải thiện kỹ năng Nói, người học cần luyện tập thường xuyên, bắt đầu từ cách diễn đạt những thứ xung quanh mình. Khi thi IELTS, thí sinh không cần “tỏ vẻ nguy hiểm”, chỉ cần truyền đạt đúng những gì mình nghĩ, với ngôn ngữ tự nhiên, đúng mức độ.
Bên cạnh những điều trên, nếu người học vẫn còn nhiều thời gian trước khi thi, Tùng khuyên họ cố gắng đọc, xem và nghe thật nhiều các kênh tiếng Anh về một chủ đề hoặc lĩnh vực yêu thích.
“Việc học IELTS không nên chỉ xoay quanh việc làm thật nhiều đề. Trái lại, tôi nghĩ IELTS là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy bạn khám phá thế giới, mở mang kiến thức thông qua tiếng Anh”, Đặng Trần Tùng chia sẻ.
Tổng hợp 5 chiến thuật để vượt qua cơn ác mộng "trùm cuối" bài thi Nói IELTS
Bài thi nói IELTS bị nhiều người coi là "cơn ác mộng" vì nó đòi hỏi người thi phải tương tác trực tiếp, lại không có nhiều thời gian chuẩn bị. Nhưng bạn hãy yên tâm là hoàn toàn có thể biến "cơn ác mộng" này thành một "giấc mơ đẹp" nhé!
Bài thi nói IELTS dường như chẳng có quy chuẩn gì, người ta cứ hỏi gì, yêu cầu mình nói về cái gì là mình phải theo nấy, nên nó khiến nhiều sĩ tử rất run. Nhưng bạn biết không, để đạt band 7 trong phần thi nói hóa ra lại không khó lắm đâu! Bởi vì người chấm thi hiểu hết tâm trạng của những người đi thi như bạn, nên họ không yêu cầu bạn phải nói như một người bản xứ hoặc thể hiện trình độ cao siêu như một chuyên gia. Họ chỉ muốn xem cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách nói của bạn thôi!
Khi thi IELTS Speaking, bạn chỉ cần nhớ 5 "bí kíp" này này:
1. Nếu không nghe rõ câu hỏi, cứ hỏi lại
Bạn sẽ không bị trừ điểm chỉ vì đề nghị người hỏi lặp lại đúng một câu hỏi đâu.
Nhiều bạn không thực sự nghe hoặc hiểu rõ câu hỏi nhưng không (dám) hỏi lại, thành ra trả lời sai hoặc vô cùng lúng túng. Nhưng như thế là bạn tự hủy quyền của mình rồi đấy. Bạn hoàn toàn có thể hỏi lại người phỏng vấn mình: " Could you repeat that, please?" để họ nhắc lại. Thậm chí, bạn có thể đề nghị người hỏi giải thích một từ nào đó trong câu hỏi.
Nhưng tất nhiên, bạn chỉ nên dùng "quyền hỏi lại" này một cách thật hạn chế thôi, chứ không thể đòi người ta nhắc lại hoặc giải thích tất cả mọi câu hỏi được. Mà dù bạn thấy mình không thể trả lời câu hỏi của mình thì cũng không được đòi đổi câu hỏi đâu nhé!
2. Nói tự nhiên, trôi chảy, nhưng không phải là đọc thuộc lòng
Việc học thuộc lòng sẽ khiến bạn đọc đều đều và giọng rất "cứng", khó được điểm cao.
Cách nói tự nhiên, trôi chảy sẽ giúp bạn "ăn điểm". Vì vậy, bạn đừng nên học thuộc lòng một số chủ đề rồi vào thi nếu trúng tủ thì đọc lèo lèo nha.
Bạn hãy nhớ là mình được chấm điểm ngữ pháp và từ vựng nữa, nên hãy nói với tốc độ vừa phải để còn chú ý nói đúng ngữ pháp, và cũng đừng dùng những từ quá phức tạp mà mình không chắc về cách phát âm.
3. Đưa cảm xúc vào lời nói
Thứ khiến người phỏng vấn nhận ra trình độ nói của bạn và cũng làm cho điểm số của bạn khác biệt chính là cảm xúc, là ngữ điệu của bạn. Hãy cố gắng nói có cảm xúc, có lên có xuống chứ đừng đều đều một tông. Bạn nên luyện tập cách trả lời câu hỏi từ trước khi đi thi, tập trung vào những chủ đề thường gặp như sở thích, gia đình, học tập, ước mơ...
4. Cố gắng trả lời hơi dài một chút
Không bao giờ trả lời ngắn ngủi "Yes/ No" như thể mình không muốn trò chuyện vậy.
Điều kỳ cục nhất là khi được hỏi, bạn chỉ trả lời " Yes" hoặc " No". Khi thi Speaking, bạn nên mở rộng câu trả lời của mình, sao cho câu trả lời ít nhất là dài hơn câu hỏi. Chẳng hạn, nếu bạn được hỏi: " Do you have any hobbies?", đừng chỉ trả lời: " No". Dù không có sở thích gì thật, bạn cũng có thể nói thêm những điều như là bạn từng thích gì đó, nhưng giờ bạn bận quá, thời gian chủ yếu dành để học và đọc tài liệu tham khảo, sau kỳ thi này bạn sẽ tìm một hoạt động nào đó để tham gia...
5. Nói sai cũng đừng sợ hãi
Nói sai cũng bình tĩnh mà sửa hoặc cứ nói tiếp - đó cách để bạn giảm thiểu "thiệt hại".
Ai thi nói cũng có thể mắc lỗi sai gì đó. Những lúc như vậy, bạn đừng cuống lên để ảnh hưởng đến phần nói tiếp theo của mình. Cứ nhẹ nhàng sửa lại, mà nếu không sửa được thì bình tĩnh nói tiếp và nhớ rằng, một vài lỗi không làm cho bạn mất nhiều điểm bằng việc nói lung tung suốt từ lúc đó về sau đâu!
Chinh phục IELTS 8.0: IELTS cũng có IELTS "this", IELTS "that" đó nhé! Chúng ta thường nghĩ mình nên thi IELTS vì... xung quanh ai cũng thi IELTS. Thế nhưng đừng vội vùi đầu vào "mê cung" tài liệu ngay, hãy lùi lại một bước để xem người bạn này là ai và thật sự chúng mình có dành cho nhau hay không nha! IELTS - Người ấy là ai? IELTS chính là International English Language...