Thay đổi vì người học
Với lợi thế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các trường đã thiết kế lại chương trình đào tạo theo hướng tinh gọn, tổ chức học một năm 3 học kỳ.
Ảnh minh họa Internet.
Thời gian gần đây, một số trường đại học khá thành công trong việc thu hút thí sinh nhờ cải tiến chương trình đào tạo (CTĐT) để “học đại học 3 năm” hay “Lấy bằng cử nhân chỉ sau hai năm rưỡi”.
Với lợi thế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bám sát chuẩn đầu ra, các trường đã thiết kế lại CTĐT theo hướng tinh gọn, tổ chức học một năm 3 học kỳ. Người học nhờ thế tiết kiệm thời gian (khoảng 1 năm) và chi phí học tập. Tốt nghiệp trước thời hạn nên sinh viên có thể sớm tham gia thị trường lao động, phù hợp với mong muốn của nhiều người điều kiện kinh tế gia đình hạn chế.
Không chỉ xây dựng lại CTĐT theo hướng thực dụng, tiết kiệm để thu hút sinh viên, nhiều trường đại học còn thiết kế đảo ngược chương trình để tăng niềm hào hứng, hạn chế tình trạng sinh viên bỏ học. Thay vì bắt đầu việc học đại học với các môn đại cương tổng quát nhàm chán, thì nay sinh viên các trường ngay năm đầu, năm hai đã tiếp cận một số môn chuyên ngành; sau 2 năm có đủ khả năng để tham gia thị trường lao động bán thời gian.
Video đang HOT
Cùng với việc cải tiến CTĐT để thu hút và giữ chân người học, trong bối cảnh quy chế đã mở cửa cho việc công nhận tín chỉ đào tạo, một số trường khối kinh tế, kỹ thuật cũng đã bắt đầu xúc tiến những điều chỉnh, sửa đổi chương trình, để sinh viên trường này có thể học ở trường khác một ngành nào đó. Đặc biệt, việc đưa học kỳ doanh nghiệp vào CTĐT ở nhiều đơn vị được xem là dấu son giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách lý thuyết – thực hành, sớm “nhúng” vào môi trường doanh nghiệp.
Chương trình học còn nặng nề, hàn lâm với thời lượng lớn, thực tế này vẫn tồn tại ở nhiều trường đại học. Theo Tạp chí Cộng sản, một thống kê và so sánh cho thấy, thời gian học 4 năm đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ. Như vậy, chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ.
Thời gian học nhiều nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái bị áp lực hoàn thành chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Vì thế, cải tiến CTĐT vì lợi ích người học như các đơn vị đang thực hiện là tín hiệu tích cực trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.
Tuy vậy, thực tiễn cải tiến CTĐT của các trường vừa qua cũng xuất hiện một số bất cập. Có trường thay đổi một số môn trong CTĐT mới nhưng chưa cập nhật trong hệ thống đăng ký, công tác truyền thông chưa tới khiến sinh viên đăng ký nhầm, học nhầm môn (theo CTĐT cũ), đến lúc làm thủ tục tốt nghiệp mới biết mình vừa dư môn vừa nợ môn. Lại có những môn học mới đưa vào CTĐT nghe hot, nghe sang nhưng lại mang tính hình thức, làm màu để truyền thông, vì đội ngũ giảng viên, giáo trình chưa “tới”.
Xung quanh mô hình đào tạo một năm 3 học kỳ bắt buộc, vẫn còn không ít ý kiến trăn trở đề nghị cân nhắc, vì đào tạo có dấu hiệu cấp tốc. Học kỳ doanh nghiệp trong chương trình đổi mới của nhiều trường còn chưa rõ ràng, thống nhất về mục tiêu, bất cập trong quy trình đánh giá…
Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học… là hành lang pháp lý cần thiết cho các trường thực hiện việc cải tiến CTĐT liên tục, chất lượng.
Bản thân mỗi trường đều xây dựng các quy trình, quy định về cải tiến chương trình. Tuy vậy, sự thận trọng, thực chất trong thực hiện cải tiến vẫn rất cần thiết để mọi sự thay đổi, điều chỉnh không gây tác động bất lợi cho sinh viên, trên hết phải vì người học. Có như thế, việc cải tiến CTĐT mới đạt mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng thị trường lao động, hướng tới tiệm cận tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong nước cũng như quốc tế.
Hàng loạt trường Đại học dừng áp dụng mức học phí mới
Năm học 2022-2023, trong khi nhiều trường ĐH đã công bố mức học phí mới tăng mạnh so với năm học trước thì một số trường ĐH lớn lại quyết định tạm dừng tăng học phí.
Sinh viên lo lắng với việc tăng học phí trong điều kiện kinh tế khó khăn vì ảnh hưởng dịch bệnh
ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, trường này sẽ không tăng học phí trong năm học 2022-2023; để chia sẻ khó khăn và giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình các sinh viên đang theo học tại trường.
Đây là năm thứ ba liên tiếp ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội giữ nguyên mức học phí đối với tất cả ngành đào tạo. Trong đó, ở các chương trình trình độ đại học, thạc sĩ, nhà trường thu 46,6 triệu đồng/năm.
ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo, học phí đợt 1 của học kỳ 1 năm học 2022 - 2023 sẽ tạm thu theo mức học phí cũ của năm học trước. Vì đợi quyết định của Chính phủ và Bộ GD-ĐT về việc điều chỉnh học phí của năm học.
Sau khi có quyết định mức học phí năm học 2022 - 2023, nhà trường sẽ tính toán đúng học phí phải nộp của từng sinh viên vào đợt 2.
Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM cũng ngừng kế hoạch tăng học phí năm học 2022 - 2023 nhằm chia sẻ khó khăn với người học sau 2 năm dịch COVID-19.
Trường ĐH Nha Trang tạm thời chưa áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81, giữ ổn định mức thu như năm 2021. Học phí được tính theo tín chỉ với mức 220.000 - 370.000 đồng/tín chỉ tùy theo môn học.
Trường ĐH Đà Lạt cũng tạm thời chưa tăng học phí năm nay. Hiện học phí của Trường phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ, trung bình khoảng 6 triệu đồng/học kỳ.
Trước đó, trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng quyết định giữ ổn định mức học phí từ năm 2019. Cụ thể, năm học 2022-2023, đối với sinh viên chính quy mức thu là 16-22 triệu đồng/năm; chương trình đặc thù là 45-65 triệu đồng.
Nội dung giáo dục địa phương rối rắm khi giảng dạy, phức tạp khi kiểm tra Nội dung giáo dục địa phương hiện nay đang liên quan đến nhiều tổ chuyên môn trong nhà trường, đó là: tổ Ngữ văn; tổ Sử-Địa- Giáo dục công dân; tổ Nghệ thuật. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chủ trương đưa môn Nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy ở cấp trung học cơ sở và trung học...