Thay đổi nguyện vọng quyết định đỗ hay trượt đại học
Từ ngày 15/7, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng bằng hai hình thức, giúp tăng cơ hội đỗ đại học. Đại diện Bộ GD&ĐT khuyên thí sinh nên cân nhắc kỹ khi thay đổi nguyện vọng.
Theo Bộ GD&ĐT, thời gian điều chỉnh trực tuyến từ ngày 15/7 đến 21/7, điều chỉnh bằng phiếu từ ngày 15/7 đến 23/7.
PGS Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) – khuyên thí sinh cần cân nhắc kỹ và đừng bỏ qua cơ hội này.
Chọn thí sinh như thế nào khi điểm thi bằng nhau?
Theo PGS Trần Văn Nghĩa, năm nay, các trường sẽ tuyển sinh bình đẳng giữa các nguyện vọng, xét từ trên xuống đến ngưỡng điểm trúng tuyển.
Về nguyên tắc, nếu không có điều kiện khác, trường phải lấy hết số thí sinh bằng điểm nhau. Tuy nhiên, thí sinh trúng tuyển có thể vượt chỉ tiêu cho phép nên các trường đại học lớn thường đưa ra tiêu chí phụ làm căn cứ lọc thí sinh. Những tiêu chí phụ để xét tuyển đã được công khai trong phương án tuyển sinh.
Sau khi các trường xét hết tiêu chí phụ, số lượng thí sinh vượt quá chỉ tiêu, thì sẽ ưu tiên thí sinh đăng ký vào ngành, trường bằng nguyện vọng cao hơn. Bộ GD&ĐT quy định việc này để ưu tiên những em có sở thích, đam mê với ngành nghề và có định hướng lựa chọn từ đầu.
Ông Nghĩa cho rằng phần mềm của Bộ GD&ĐT xét tuyển một cách chính xác, tạo kết quả công bằng nên thí sinh hoàn toàn không cần lo lắng.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Tiến Tuấn.
Quy trình thay đổi nguyện vọng
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, thông tin thí sinh có thể thay đổi ngành, tổ hợp, trường trong đợt điều chỉnh nguyện vọng bắt đầu từ ngày 15/7.
Thí sinh thay đổi trong phạm vi số lượng nguyện vọng đã đăng ký, có thể thực hiện trực tiếp bằng tài khoản cá nhân qua điện thoại, máy tính, không cần đến điểm tiếp nhận hồ sơ.
“Năm nay, phần mềm của Bộ GD&ĐT được thiết kế thân thiện, đưa ra câu hỏi: &’Bạn chắc chắn muốn thay đổi nguyện vọng?’ để thí sinh không lỡ tay ấn nhầm”, bà Phụng nói.
Những thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng theo chiều hướng tăng số lượng (ví dụ tăng từ 5 lên 7 nguyện vọng), sẽ trực tiếp đến điểm tiếp nhận hồ sơ, điền thông tin, nộp cho cán bộ.
Trước khi đưa thông tin lên mạng, người tiếp nhận sẽ in phần thông tin cho thí sinh ký xác nhận trong thời gian 24 tiếng. Sau đó, thí sinh kiểm tra thông tin hiển thị trên mạng bằng tài khoản cá nhân của mình.
“Việc thay đổi nguyện vọng, thí sinh cần làm rất cẩn thận, các khâu cần kiểm tra kỹ để tránh nhầm lẫn. Điều này liên quan việc đỗ hay trượt của các em”, bà Phụng nhấn mạnh.
Không nên đỗ đại học bằng mọi giá
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay việc thay đổi nguyện vọng phụ thuộc lớn vào năng lực, sở trường, điểm thi của thí sinh.
“Bộ GD&ĐT không giới hạn việc đăng ký số lượng nguyện vọng nên học sinh không cần quá lăn tăn việc mình sẽ chọn trường nào, mà nên đặt nguyện vọng theo các ngành đúng sở trường, sắp xếp thứ tự ưu tiên. Nếu thí sinh không trúng nguyện vọng một, danh sách sẽ tự chuyển sang nguyện vọng 2″, bà Phụng cho biết.
TS Phạm Mạnh Hà – Phó trưởng khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (người nhiều năm tham gia tư vấn tuyển sinh) – khuyên: “Một số thí sinh băn khoăn đã đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng không biết ngành nào có cơ hội cao. Tôi khuyên các em không nên vào đại học bằng mọi giá”.
Theo TS Mạnh Hà, cơ hội càng nhiều, lựa chọn sẽ càng khó vì thí sinh sẽ rất dễ chạy theo những cơ hội “dễ đỗ” mà xem nhẹ yếu tố phù hợp của ngành, trường so với sở trường, sở thích của mình.
Chọn đại học bằng mọi cách chưa chắc đã là lựa chọn sáng suốt. Thay vào đó, thí sinh nên cân nhắc đến tố chất bản thân, những yếu tố mong muốn để lựa chọn ngành phù hợp.
Theo Zing
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Năm nay số lượng tuyển sinh đại học không cao
"Thực tế, chỉ tiêu xét tuyển ĐH không cao so với chỉ tiêu thí sinh đăng ký dự thi. Vì vậy số lượng, nguồn tuyển rất nhiều cho các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ tại Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ 2017
Năm nay, thí sinh sẽ không khó khăn trong việc chọn trường như trước
Nhằm giải đáp những thắc mắc cũng như tư vấn cho thí sinh chọn đúng trường, đúng ngành mà xã hội đang cần. Hôm nay (8/7), tại Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ 2017 đã có đại diện của 80 trường ĐH, CĐ, các cơ sở đào tạo nghề tham gia giải đáp những băn khoăn, thắc mắc mà thí sinh cũng như phụ huynh đang gặp phải trong mùa tuyển sinh ĐH,CĐ năm nay.
Tại ngày hội tư vấn, giúp thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng. Giúp các em hiểu hơn về kỹ thuật điều chỉnh nguyện vọng sao cho phù hợp bởi các em chỉ có điều chỉnh nguyện vọng chỉ có một lần duy nhất trong đợt điều chỉnh này. Ảnh Ngô Chuyên.
Chia sẻ về vai trò của Ngày hội tư vấn xét tuyển CĐ, ĐH Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói: "Đây là cơ hội để giải đáp những thắc mắc của thí sinh và phụ huynh trong việc chọn ngành nghề mà xã hội đang quan tâm, đang cần mà trước đó học sinh chưa biết được, hoặc chưa có cơ hội biết qua số liệu thì tại ngày hội, các em được biết và cần tư vấn thêm để các em điều chỉnh nguyện vọng".
Bên cạnh đó, Thứ Trưởng Bùi Văn Ga cũng nhấn mạnh, "Tại ngày hội tư vấn này giúp thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng. Giúp các em hiểu hơn về kỹ thuật điều chỉnh nguyện vọng sao cho phù hợp bởi các em chỉ có điều chỉnh nguyện vọng chỉ có một lần duy nhất trong đợt điều chỉnh này. Cho nên cái việc điều chỉnh là rất quan trọng".
Đánh giá về phổ điểm các môn tổ hợp
Hôm qua, Bộ GD-ĐT cũng vừa công bố phổ điểm các môn tổ hợp tức là phổ điểm xét ĐH. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Phổ điểm truyền thống sự phân hóa giữa phổ điểm khối A và B. Đây là những khối mà đông thí sinh nhất, tuy nhiên năm nay không khác biệt nhiều so với năm 2016. Đặc biệt, cái đường cong của điểm cao thoải hơn, do vậy các trường tuyển sinh mà có điểm chuẩn cao sẽ không có khó khăn gì trong việc sơ tuyển, không cần sử dụng quá nhiều tiêu chuẩn phụ".
Thí sinh có thể hỏi đại diện các trường ĐH,CĐ tư vấn về chọn ngành nghề, nhu cầu việc làm của xã hội sau khi ra trường. Ảnh Ngô Chuyên.
"Năm nay có nhiều em đạt điểm cao hơn, vì vậy trong đợt điều chỉnh hồ sơ mới thí sinh có thể cân nhắc để đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng và các em được quyền đăng ký nhiều nguyện vọng. Ví dụ như: thí sinh có thể đăng ký đa khoa Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM.... Các em đăng ký nhiều nơi như vậy các điểm của các em phù hợp với trường nào mình có thể chọn trường đó. Các em có thể trúng tuyển được nguyện vọng, đúng ngành nghề mà mình yêu thích", Thứ trưởng Bùi Văn Ga giải thích thêm.
Phầm mềm xét tuyển
Năm nay, thí sinh đăng ký rất nhiều nguyện vọng chính vì vậy Bộ GD-ĐT đã xây dựng phầm mềm xét tuyển để hỗ trợ các trường. Năm nay, có hai khu vực xét tuyển là: nhóm khu vực phía Nam và nhóm khu vực phía Bắc.
"Hiện nay, đã có phầm mềm đã hoàn thiện và trong thời gian qua các trường trong nhóm cũng như ngoài nhóm, các đội phụ trách của Bộ GD-ĐT cũng đã chạy thử như chạy thật để các trường có kinh nghiệm làm quen và thực hiện xét tuyển diễn ra rất an toàn", Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Việc xác định chỉ tiêu của các trường đó là quyền tự chủ của các trường trên các quy định hiện hành về các điều kiện đảm bảo chất lượng. "Trong thông tư 32 có quy định rõ để xét tuyển chỉ tiêu phải dựa vào số lượng chỉ tiêu, số lượng cơ sở vật chất. Những trường đáp ứng thì họ tự xác định chỉ tiêu và Bộ GD-ĐT chỉ xác nhận thôi. Trên thực tế, chỉ tiêu xét tuyển ĐH không cao so với chỉ tiêu số thí sinh đăng ký trong cả nước. Vì vậy số lượng, nguồn tuyển rất là nhiều cho các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp", Thứ trường Bùi Văn Ga cho biết.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng chia sẻ những thắc mắc của báo chí về vấn đề công khai điểm thi của thí sinh.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Việc công khai thông tin này trong những năm trước Bộ GD-ĐT cũng đã đặt ra vấn đề này nhưng sau đó các cơ quan truyền thông, các cơ quan phụ trách pháp lý thấy rằng việc công bố như vậy cho đến nay cũng chưa có phạm quy định về luật lệ nào mà nằm trong thông tư, các quy định của Bộ GD-ĐT".
Giải đáp về vấn đề "không nên rút ngắn quy mô đại học", Thứ Trưởng Ga nói: "Rút ngắn quy mô hay không rút ngắn tùy thuộc vào điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường và trong quy chế tuyển sinh, quyền xác định chỉ tiêu của các trường trên điều kiện thực tế của mình và đăng ký chỉ tiêu với Bộ GD-ĐT, bộ căn cứ vào đó mà duyệt".
Theo congly.vn
Thí sinh được thay đổi nguyện vọng nhưng cần tuân thủ 'luật chơi' Đó là nội dung mà lãnh đạo bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh trong việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong thời gian tới. Sáng 8/7, tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội diễn ra ngày hội tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ 2017. Chương trình với sự tham gia tư vấn của những chuyên gia có uy tín...