Thay đổi chất lượng sách giáo khoa
Chiều qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật để bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
“Ngày xưa chúng tôi đi học, học sử là thấy yêu sử, học địa thấy yêu địa mà bây giờ chỉ thấy nói học sinh sợ học, chán học các môn này. Môn toán ở phổ thông học tích phân, vi phân đến khi vào đại học cũng lại học tích phân, vi phân” – Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH
Giảm tải phải cụ thể
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban (UB) Tài chính -Ngân sách của QH cho rằng: vấn đề chương trình – sách giáo khoa (SGK) nên là điểm nhấn trong báo cáo giám sát và những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình – SGK hiện hành vừa thiếu hơi thở thực tiễn cuộc sống, văn hóa VN vừa xa lạ với yêu cầu của từng địa phương, từng dân tộc. “Tại sao ngày xưa chúng tôi đi học, học sử là thấy yêu sử, học địa thấy yêu địa mà bây giờ chỉ thấy nói học sinh sợ học, chán học các môn này. Môn toán ở phổ thông học tích phân, vi phân đến khi vào ĐH cũng lại học tích phân, vi phân. Như vậy, vừa lãng phí thời gian của xã hội, áp lực cho cả học sinh và giáo viên”, ông Hiển nói.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH cho rằng, chỉ khi có chương trình tốt mới có được một bộ SGK tốt. Vậy chương trình sắp tới phải giải quyết được những vấn đề gì?
Dự thảo Nghị quyết của Thường vụ QH về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình giáo dục phổ thông cũng yêu cầu cần giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu đặt vấn đề: “Cần làm rõ giải pháp để giảm tải chương trình – SGK. Giảm số môn học bắt buộc thì là môn học nào và tăng số môn học tự chọn ra sao phải cụ thể hơn”.
Video đang HOT
Bàn kỹ lại vấn đề nhiều bộ SGK
Về vấn đề một hay nhiều bộ SGK, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Cần phải đưa ra bàn bạc kỹ xem chúng ta có đủ điều kiện để đi theo hướng cho phép tồn tại nhiều bộ SGK hay chưa. Đó là xu hướng tiến bộ mà các nước trên thế giới đều đang làm và chắc chúng ta cũng phải làm được”.
Nội dung SGK hiện nay còn hàn lâm, xa rời thực tế
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của QH, cho rằng: “Trong báo cáo giám sát, chúng tôi đề xuất hướng là thực hiện một chương trình thống nhất, có yêu cầu tối thiểu và có thêm phần mềm để bổ sung kiến thức cho phù hợp với từng vùng miền, còn thêm bao nhiêu là do bộ phận thiết kế chương trình thực hiện”. Ông Thi cũng cho hay: “Chúng tôi đề nghị sắp tới chương trình phải có trước và nhà nước đầu tư một bộ SGK chuẩn, nhưng như thế không có nghĩa là chỉ có một bộ SGK duy nhất. Ngoài bộ SGK của nhà nước đầu tư thì phải có cơ chế cho các nhóm tác giả nếu có điều kiện viết những bộ khác và phụ huynh thấy bộ đó phù hợp thì sẽ mua. Các nhóm này không nhất thiết phải làm cả bộ mà có thể chỉ biên soạn SGK của một số môn”.
Nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình – SGK mới Chương trình – SGK còn thiên về truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học, chưa cân đối dạy “chữ” với dạy “người”, giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như định hướng nghề nghiệp. Một số nội dung thuộc một số môn học còn thiếu tính khả thi. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình – SGK mới nói riêng và bảo đảm chất lượng giáo dục nói chung… (Theo Báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Thường vụ QH)
Thiếu niềm tin về giáo dục nên đầu tư bị phân tán Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng mặc dù đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông là rất lớn và ngày càng tăng. Tuy nhiên do quy mô của giáo dục phổ thông lớn và phát triển rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng khoảng 250 trường, trong khi đó ngân sách chi cho GD-ĐT gồm nhiều khoản… nên chi từ ngân sách vẫn chưa đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục tối thiểu. Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho rằng: “Do thiếu niềm tin của xã hội vào giáo dục nên nguồn lực đầu tư cho giáo dục của người dân bị phân tán. Tiền của gia đình bỏ cho con em đi học nhưng chưa chắc đã vào giáo dục nước nhà mà ở chỗ khác”.
Theo Thanhnien
Thêm một bộ SGK, giáo dục lành mạnh hơn
Theo nhà giáo Phạm Toàn, từ năm 2004, khi chương trình và sách giáo khoa (SGK) hiện thời thành "pháp lệnh", đi vào áp dụng trong cả nước, chính ông đã chạy vạy tổ chức viết lại SGK, vì theo ông, công việc đa dạng SGK ấy thế nào rồi cũng phải xảy ra...
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng đó chẳng phải là việc liều lĩnh gì, vì có gì mà phải liều lĩnh khi đi tìm sự đa dạng cho cuộc sống? Chính ông đã lập hết nhóm này tới nhóm khác để có một bộ SGK khác đi. Để khỏi nghe tiếng rên la không ngớt giảm tải, giảm tải, học thêm, dạy thêm... oằn lưng trẻ em vì gánh nặng SGK không phù hợp... Để cụ thể hóa cái ý tưởng của mình về một nền giáo dục lành mạnh!
Trong quá trình thực hiện ý tưởng đó, ông rủ một số bạn trẻ hăng hái, cùng lập nhóm Cánh Buồm, để tự mình soạn SGK. Nhóm của ông soạn sách tiểu học trước, vì đó là phân khúc khó nhất trong toàn bộ hệ thống. Soạn những môn khoa học xã hội và nhân văn trước, vì đó là những nội dung khủng hoảng nhất. Cũng theo nhà giáo Phạm Toàn, ông đã gặp nhiều "may mắn" khi tiến hành ý tưởng: "Tôi gặp may, được nhà xuất bản Tri Thức (thuộc Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh) giúp xuất bản.
May mà ông Chu Hảo của nhà xuất bản Tri Thức rất hiểu đó chính là công việc đa dạng hóa SGK rất cần cho một xã hội văn minh, hiện đại. Tôi gặp may, được Trung tâm Văn hóa Pháp tại HN giúp tổ chức các cuộc hội thảo, giới thiệu sách, mà cuộc hội thảo ngày 6.10.2012 vừa rồi là to nhất: Cuộc hội thảo mang tên Em biết cách học tổng kết và trình ra cho xã hội toàn bộ quan điểm giáo dục của nhóm. Đó là quan điểm gốc: Nhà trường phải hiện đại hóa - hiện đại hóa là tổ chức được việc tự học của trẻ em - bậc tiểu học là bậc tự học để có phương pháp học".
Từ lâu ở ta chỉ có một bộ SGK thống nhất. Ảnh: KỲ ANH
Ông cho biết, năm 2010, khi nhóm của ông tung ra thăm dò bằng mấy cuốn lớp một, thì liền nhận được nhiều ý kiến khen - chê đủ cả, nhưng cũng là thời điểm cho nhóm Cánh Buồm được rảnh tay soạn tiếp cho đủ 5 cuốn văn và 5 cuốn tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, 3 cuốn giáo dục lối sống từ lớp 1 đến lớp 3, 2 cuốn tiếng Anh lớp 1 và lớp 2...
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng: Có thêm một bộ SGK là làm cho nền giáo dục lành mạnh hơn lên. Bởi lẽ: "Tại vì một bộ SGK khác đi sẽ là một kiến nghị cụ thể muốn cho con em chúng ta khác đi. Cũng là một cách làm để giáo viên chúng ta khác đi. Và cả phụ huynh cũng sẽ khác đi. "Khác đi" đồng nghĩa với "đổi mới", cớ sao lại dị ứng chớ? Thật lòng đổi mới phải ủng hộ những cái "khác đi" như thế chớ?".
Hiện đang có nhiều quan điểm cho rằng cần đổi mới việc biên soạn SGK trên tinh thần một chương trình nhiều bộ sách. Nhưng với nhà giáo Phạm Toàn thì: "Những nhóm làm sách khác nhau sẽ đề ra cho xã hội những chương trình khác nhau, chứ không chỉ những bộ sách đa dạng cho chỉ một chương trình. Tại vì một cách tổ chức việc học của trẻ em khác đi, tất yếu là vì nhóm tác giả muốn nhắm tới một hiệu quả khác. Cái hiệu quả khác đi và cao hơn cái gì đang có rành rành là kết quả từ một cách làm việc khác, hoặc của một chương trình khác. Bởi vậy đa dạng SGK, đa dạng cả chương trình học nữa, có gì mà phải dị ứng nhỉ? Sao lại dị ứng với những điều lành mạnh và giản đơn đến thế?".
Theo Thể Uyên (Lao Động)
Đà Nẵng: "Vỡ" bán trú, các trường tốp trên vẫn quá tải đầu vào Mặc dù ngành Giáo dục TP Đà Nẵng đã yêu cầu không tổ chức bán trú cho học sinh lớp 1 nhằm giảm tải cho các điểm trường nóng về tình trạng quá tải đầu vào ở trung tâm thành phố song "nước vẫn cứ chảy về chỗ trũng". Học sinh nhập học gấp 4 lần điều tra phổ cập! Theo số liệu...