Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia 2019
Tỷ lệ điểm thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong năm 2019 tăng lên 70% thay vì 50% như trước đây.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trong đó điểm xét tốt nghiệp sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi và 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Đây là sự thay đổi lớn trong kỳ thi THPT quốc gia. Các năm trước, cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT bằng 50% điểm bài thi.
Với công thức tính điểm THPT quốc gia 2018, TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, điểm trung bình lớp 12 chiếm tỷ trọng một nửa. Thí sinh rớt tốt nghiệp THPT chủ yếu vì vướng điểm liệt (dưới 1 điểm). Thực tế rất hiếm em không bị điểm liệt mà có tổng điểm xét tuyển dưới 5,00.
Công thức tính điểm tốt nghiệp năm 2019. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT cũng đã cho biết, lịch thi THPT quốc gia 2019 dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 25 đến 27/6 như năm 2018. Ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.
Ngày 24/6, các thí sinh sẽ đến phòng thi làm thủ tục, nghe quy chế thi.
Video đang HOT
Sáng 25/6, thí sinh có mặt tại phòng thi để bắt đầu làm bài thi môn đầu tiên là Ngữ văn trong 120 phút. Buổi chiều, thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm trong 90 phút.
Sáng 26/6, thí sinh thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) trong 150 phút. Buổi chiều, thí sinh sẽ làm bài thi Ngoại ngữ trong 60 phút.
Sáng 27/6, thí sinh sẽ làm bài thi tổ hợp môn Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) trong 150 phút.
Đề thi có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12, đảm bảo cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.
Theo Zing
Thi THPT Quốc gia 2019: Hiệu trưởng ở Hà Nội đề xuất chỉ nên dùng điểm thi để xét tốt nghiệp
Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Qúy Đôn cho rằng, nên tách riêng điểm đánh giá học sinh trong quá trình học và điểm xét tốt nghiệp, chỉ dùng điểm thi chứ không nên lấy điểm kết quả học trung bình lớp 12.
Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi THPT Quốc gia 2019. Theo văn bản này, dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Qúy Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) không đồng tình với phương thức sử dụng kết quả trên. Ông cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT điều chỉnh cách tính điểm như vậy thì điểm xét tốt nghiệp THPT chưa chính xác tuyệt đối.
"Trong quá trình giảng dạy, thầy cô thường có tâm lý thương học sinh và có thể tạo điều kiện cho các em có kết quả cao, có điểm số đẹp để tham gia xét tốt nghiệp", ông Bình lý giải.
Từ đó, hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình mong muốn tách riêng điểm đánh giá học sinh trong quá trình học và điểm xét tốt nghiệp. Theo đó, chỉ dùng điểm thi chứ không nên lấy điểm trung bình kết quả học lớp 12 vào tính điểm để xét tốt nghiệp.
Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình. (Ảnh: Giaoduc)
Hiệu trưởng Bình bức xúc: "Năm nào, kỳ thi THPT Quốc gia cũng có những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi. Điều này làm cho phụ huynh, học sinh, giáo viên và toàn xã hội lo âu và chỉ chờ Bộ GD&ĐT thay đổi cách tổ chức thi để có phương án ôn luyện.
Tại sao Bộ chưa công bố tỷ lệ % kiến thức của lớp 10 và 11 trong đề thi THPT Quốc gia năm 2019 là bao nhiêu? Thời gian công bố đề thi minh họa là khi nào để giáo viên và các em học sinh chuẩn bị?".
Hạn chế khi lắp camera giám sát
Sau khi chỉ ra những điểm chưa đồng tình về phương án thi THPT Quốc gia 2019, thầy Nguyễn Quốc Bình ủng hộ khi Bộ GD&ĐT khi có điều chỉnh một số nội dung trong quy chế thi từng là hạn chế, kẽ hở trong năm ngoái tại một số tính.
Trong những điều chỉnh bổ sung một số kỹ thuật của quy chế, ông Bình đánh giá cao việc lắp camera ở phòng để đề thi, bài thi và phòng chấm trắc nghiệm 24h/24h. Việc chúng ta biết sử dụng công nghệ trong hoạt động để quản lý đề thi, chấm thi sẽ giúp đảm bảo bí mật, an toàn, khách quan trong quá trình thực hiện tổ chức kỳ thi.
Thầy Bình cho biết thêm, trong quá trình chấm thi sẽ có nhiều thao tác khác nhau, đặc biệt là chấm trắc nghiệm. Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chấm tập trung không giao cho các tỉnh và do các trường đại học chủ trì, có sự thay đổi về nhân sự, về con người. Vì vậy, sẽ khó xuất hiện gian lận vì có sự giám sát của camera.
Tuy nhiên, công việc nào cũng cần có con người. Theo đó, những người làm công tác tổ chức thi, chấm thi... phải được tập huấn lựa chọn, giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể và có chế tài xử phạt nghiêm. Ngoài ra, cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì tiêu cực sẽ được hạn chế và khó xảy ra.
"Lắp đặt camera ra rồi nhưng không thể ỷ lại vào nó, mà vẫn phải thực hiện những thao tác kỹ thuật để camera hoạt động, tránh trục trặc", thầy Nguyễn Quốc Bình nói.
Lắp camera giám sát sẽ tránh gian lận.
Thầy Bình phân tích, những sai sót trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 là bài học cho năm 2019. Vậy nên, Bộ GD&ĐT cần có chiến lược chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Bộ cũng cần nghiên cứu, căn cứ thực tế, căn cứ vào cơ sở lý luận, cơ sở khoa học để xây dựng quy chế có tính lâu dài hơn, tránh việc chúng ta năm nào cũng thay đổi làm xã hội lo lắng, chờ đợi, như vậy chưa tạo ra được sự yên tâm cho giáo viên, học sinh.
Hơn nữa, đối với kỳ thi này, sau khi có điều chỉnh về kỹ thuật như vậy, Bộ cũng cần có đội ngũ thanh tra, hậu kiểm, giám sát. Những người này phải thực sự có trách nhiệm, phải quyết liệt mới giảm được tiêu cực.
Nếu những thay đổi này khắc phục được hạn chế của năm trước thì kỳ thi sẽ diễn ra an toàn, khách quan và đảm bảo giảm thiểu tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi đồng bộ toàn diện mà hàng năm vẫn thay đổi, điều chỉnh thì cách làm mang tính "chắp vá", phải có một chiến lược, định hướng, cụ thể toàn diện cho kỳ thi.
Theo vtc
Bách khoa Đà Nẵng bảo lưu kết quả cho nam sinh bị trường sĩ quan trả về Đánh giá Quang Quốc Việt, người dân tộc Thái, được 22,35 điểm thi THPT quốc gia là cao, trường Bách khoa đồng ý tiếp nhận em vào năm học sau. Chiều 16/10, PGS Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (trực thuộc Đại học Đà Nẵng) cho biết sau khi Ủy ban Dân tộc đề nghị, nhà trường...