“Thầy đã nghèo và vất vả lắm rồi”, câu nói học trò làm tôi day dứt

Theo dõi VGT trên

Tôi vẫn còn nhói lòng mỗi lần nhớ lại câu nói của cậu học trò cưng từ chối lời khuyên chọn nghề sư phạm: “Thầy đã nghèo và vất vả lắm rồi”.

Không còn tình trạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” nhưng học sinh giỏi “quay lưng” với sư phạm vẫn mãi là điệp khúc của mỗi mùa tuyển sinh. Năm 2020, điểm chuẩn vào nhiều trường sư phạm không cao và mùa tuyển sinh năm 2021, tình trạng học sinh “ngó lơ” ngành sư phạm vẫn xảy ra.

Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh chọn ngành sư phạm đứng thứ 12/15 nhóm ngành. Đây vẫn là con số đáng để những ai quan tâm đến giáo dục phải trăn trở.

Nặng lòng mùa tuyển sinh

Làm nghề giáo gần ba chục năm nên tôi được học trò, bạn bè, hàng xóm và người thân tin cậy hay hỏi ý kiến về chuyện học hành, thi cử, chọn trường, chọn nghề vào mỗi mùa tuyển sinh.

Năm nào cũng vậy, gần đến thời điểm đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, tôi lại nhận được những lời đề nghị giúp đỡ, cho lời khuyên về chọn ngành nghề.

Thầy đã nghèo và vất vả lắm rồi, câu nói học trò làm tôi day dứt - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: VTV.vn

Bằng kinh nghiệm, điều đó không khó với tôi. Tôi có thể chỉ bảo các em cặn kẽ từ việc xác định sở trường, năng khiếu, lực học, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế đến niềm đam mê của các em.

Tôi rất hào hứng khi được các em nhờ cho lời khuyên thi vào các ngành khác nhau như sư phạm, báo chí, kinh tế, ngân hàng, y khoa…

Tôi thật sự vui mừng khi nhiều em có tài, có năng khiếu, lòng đam mê nghề giáo chọn phấn trắng bảng đen làm nghiệp của mình.

Có lẽ tôi vui sướng vì sự đồng cảm, sự chia sẻ của học trò về nghề giáo dù cuộc sống còn vô số khó khăn.

Nhà tôi có 5 người thì hết 3 theo nghề giáo, họ hàng thân thích cũng nhiều gia đình làm thầy, nhiều người đã là giáo sư, tiến sĩ, nhưng cuộc sống thì luôn cực nhọc, vất vả, chẳng được giàu sang.

Chạnh lòng nhất là những ngày lễ và dịp tết đến, xuân về. Cuộc sống đạm bạc, thanh cao của nhà giáo, ai không cùng nghề cũng hiểu, thậm chí còn hiểu rõ hơn người trong cuộc. Vậy mà vẫn có những học trò nối nghiệp mình thì hỏi sao không vui cho được.

Thế nhưng, chẳng có gì đáng nói nếu như những năm gần đây, số các em học sinh giỏi của tôi theo nghề giáo cứ ít dần đi mà thay vào đó là các ngành nghề hot, thời thượng. Học trò thường thần tượng thầy cô và nhìn bằng con mắt khâm phục.

Các em thấy thầy lúc nào cũng lịch lãm, áo quần phẳng phiu, khuôn mặt tươi rói; cô giáo thì thướt tha áo dài, miệng lúc nào cũng tươi cười như hoa. Học trò nghe, đọc báo biết có thầy cô dạy thêm tháng bốn, năm chục triệu, lễ tết nhà nhiều quà… Song các em biết đó chỉ là cá biệt. Phần lớn thầy cô đang phải chạy ngược chạy xuôi cùng cơm áo gạo tiền, làm thêm bằng nghề khác cũng chẳng được mấy ngọt ngào cho lắm.

Video đang HOT

Giới trẻ ngày nay rất thức thời. Họ phấn đấu học giỏi để mong có việc làm tốt, một thu nhập cao sau khi tốt nghiệp đại học. Đó là những suy nghĩ hết sức tích cực của người trẻ, không thể trách các em được. Cống hiến, xây dựng đất nước thì ngành nào chẳng có cơ hội ngang nhau. Nhưng sao tôi vẫn thấy lòng buồn hiu hắt.

Mùa tuyển sinh năm nay tôi lại càng buồn hơn khi không một em nào nhờ tư vấn về ngành sư phạm. Cậu học trò “cưng” giỏi Toán cũng đã khéo léo từ chối khi tôi gợi ý em chọn sư phạm vì tôi biết em có đủ tố chất làm một người thầy giỏi.

Tôi vẫn còn đắng lòng mỗi lần nhớ lại câu nói của em: “Thầy đã nghèo và vất vả lắm rồi”. Càng nghĩ lòng tôi càng trĩu nặng.

Ngày càng nhiều học sinh quay lưng với sư phạm

Để chữa trị căn bệnh trầm kha này của giáo dục, thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp và các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm. Đó là việc tuyển sinh siết chặt đầu vào, hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng cho sinh viên sư phạm. Ngành sư phạm vẫn khó thu hút nhân tài.

Cốt lõi của vấn đề là nằm ở các nguyên nhân: tuyển dụng, việc làm khi ra trường, chế độ lương bổng và môi trường làm việc. Đây là 4 nguyên nhân khiến các trường sư phạm “rớt giá” trong khi ngành công an, quân đội điểm đầu vào vẫn rất cao.

Trước hết, nói về việc tuyển dụng giáo viên các cấp học vào mỗi đầu năm học với bao bất cập. Vẫn còn tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường phải “lao tâm khổ tứ” thi viên chức và không dễ có một chỗ dạy.

Ở đâu đó, nơi này nơi kia chuyện chạy một suất đi dạy tốn kém hàng trăm triệu đồng đã được dư luận đặt ra mà vẫn không giảm khiến nhiều sinh viên giỏi không có điều kiện chạy chọt bỏ nghề, những học sinh chưa vào đại học khước từ trường sư phạm.

Tôi đã nhiều lần nghe những sinh viên mình hướng dẫn thực tập sư phạm hồ hởi ra trường và thất vọng vì không “chạy” được chỗ dạy.

Bên cạnh đó, năm 2020 có dự báo khoảng trên 70.000 sinh viên sư phạm thất nghiệp. Một lãng phí quá lớn khi hàng năm nhà nước phải miễn học phí cho hàng trăm ngàn sinh viên ngành sư phạm.

Nhìn vào con số thất nghiệp thôi, chẳng cha mẹ, học sinh nào dám “đánh cược” nghề nghiệp tương lai bằng con đường sư phạm dù có yêu nghề này đến mấy!?

Tiếp theo là chế độ tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên đang đặt ra cho những nhà quản lý giáo dục, các nhiệm kỳ Bộ trưởng một bài toán khó chưa có lời giải. Không thể phủ nhận chính sách đầu tư thời gian qua của nhà nước cho giáo dục.

Theo quy định thì hàng năm Nhà nước phải chi đến 20% ngân sách được chi cho “quốc sách hàng đầu”, lương giáo viên có hai chế độ đãi ngộ là phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thâm niên, mặt bằng lương giáo viên không phải là thấp so với các cơ quan hành chính sự nghiệp khác.

Thế nhưng phải khẳng định rằng lương của hơn 1 triệu thầy cô giáo cả nước vẫn chưa đủ sống.

Để tiếp tục sống với nghề, giáo viên phải làm thêm đủ nghề tay trái, dạy thêm, thỉnh giảng, bán hàng online, làm cò đất…

Có bất cập không khi một sinh viên đại học ra trường tròm trèm chỉ có 3 triệu đồng trong khi sinh viên các ngành khác làm trong các doanh nghiệp hơn gấp nhiều lần. Đó là chưa nói đến chế độ thưởng lễ, tết là con số 0 so với hàng chục triệu đồng của các ngành khác – chuyện mà giáo viên cho đó là xa xỉ mỗi năm tết đến xuân về. Vậy thì hỏi tại sao học sinh lại chọn nghề giáo thay vì nghề khác?

Cuối cùng phải nói đến môi trường làm việc hiện nay của giáo viên hết sức khắc nghiệt. Xã hội, phụ huynh đang đòi hỏi ở thầy cô trách nhiệm vô cùng lớn. Chuyện phụ huynh đánh giáo viên, học sinh vô lễ với thầy cô. Chuyện sinh nghề, tử nghiệp là thường. Nghề giáo quả thật nguy hiểm nên học sinh ái ngại khi chọn ngành sư phạm.

Để thu hút học sinh giỏi vào sư phạm

Thầy giỏi có thể làm cho quốc gia hưng thịnh. Có lương sư thì mới mong hưng quốc được. Với một nhà giáo có nhiều năm đứng trên bục giảng, trải qua không ít thăng trầm của nền giáo dục nước nhà, tôi thấy mình cần góp một tiếng nói để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề sống còn của giáo dục nước nhà trong tương lai.

Đó là việc cần phải đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên thật sự minh bạch, công khai, công bằng, thu hút nhân tài bằng chế độ đãi ngộ cao như cách làm của tỉnh Quảng Nam và Tuyên Quang.

Ở tỉnh Quảng Nam, sinh viên ra trường được tự chọn trường, chọn nơi làm việc dựa trên điểm trúng tuyển.

Với tỉnh Tuyên Quang, chế độ đãi ngộ cho sinh viên sư phạm tốt nghiệp là: Thủ khoa, loại giỏi trở lên được hỗ trợ 55 lần mức lương cơ sở; tốt nghiệp loại xuất sắc được hỗ trợ 50 lần mức lương cơ sở; được hỗ trợ 45 lần mức lương cơ sở đối với tốt nghiệp loại giỏi.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Chính phủ về chính sách, chế độ tiền lương đặc biệt, tiền thưởng lễ tết… cho giáo viên. Sao cho giáo viên sống được với chính nghề nghiệp của mình.

Sau cùng là phải làm sao tạo cho môi trường giáo dục thật lành mạnh, những hành xử của phụ huynh với giáo viên cần được chấn chỉnh, phụ huynh tôn trọng thầy cô, thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp.

Một môi trường trong sáng không vướng bận thị trường, không bị thương mại hóa mới thật sự đào tạo cho xã hội những con người có tài, nhân cách tốt, thu hút mọi người chọn nghề sư phạm.

Giải quyết căn cơ các vấn đề cơ bản trên thì mới mong học sinh không quay lưng với ngành sư phạm, mới mong giáo dục phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ

Văn mẫu là những bài văn không bị ép viết theo khuôn mẫu của bao thế hệ học trò lớp trước, của các nhà văn, giáo viên... họ viết bằng chính cảm xúc thật của mình.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề dạy và học theo Văn mẫu hiện nay, cô Nguyễn Hiền Lương - Giáo viên môn Ngữ văn của Trường Trung học cơ sở Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội), cô Lương chia sẻ : "Thực tế nhiều năm nay, những bài Văn mẫu đã ăn sâu từ bậc tiểu học đến trung học khiến việc dạy Văn, học Văn trở nên nhàm chán, kéo theo chất lượng giáo dục chưa được định lượng chính xác.

Là một giáo viên dạy cấp II, tôi nhận thấy có khá nhiều học sinh lớp 6 đầu cấp nhưng không biết viết Văn, các em cho biết ở các lớp dưới thường được giáo viên cho các đề Văn mẫu, học sinh làm những bài tương tự, sau đó lại học thuộc lòng những bài cô đã sửa. Khi thi, giáo viên sẽ kiểm tra trong số những bài các con đã học thuộc lòng đó. Chính vì vậy, khi lên cấp II các con không thể viết được những bài văn dài có cảm xúc thật.

Theo tôi, kiểu dạy Văn "dập khuôn" máy móc ở bậc tiểu học cũng đã làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, một bài Văn tả về mẹ thì đều giống nhau, đều có mắt "bồ câu", rồi mái tóc dài... Điều này xuất phát từ mong muốn của giáo viên để các con được điểm cao trong kì thi, đó cũng là bệnh thành tích. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bạn rất biết cách học Văn bởi đây là môn năng khiếu".

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ - Hình 1

Theo cô giáo Lương: "Hãy coi Văn mẫu là một kênh tham khảo chứ không nên đưa vào giảng dạy trong trường học, bởi văn mẫu thực chất là một kênh tham khảo rất tốt". Ảnh: NVCC.

Theo cô Lương: "Hiện nay, việc thay sách giáo khoa mới cũng góp phần hạn chế việc dạy theo Văn mẫu, cũng sẽ có không ít giáo viên vẫn dạy theo "cách cũ" bởi tư tưởng ngại thay đổi. Tuy nhiên, một nguyên nhân nữa ở môn Văn ở cấp II vẫn còn những bài Văn dài, một bài ở trong sách giáo khoa vẫn có 2-3 đề, dựa vào đó giáo viên dặn học sinh về học thuộc 2-3 đề này bởi bài kiểm tra sẽ rơi vào 1 trong 2 đề đó, như vậy học sinh vẫn phải là học thuộc.

Phần đọc hiểu vẫn là kiến thức của 1 văn bản sách giáo khoa chiếm trên 50% tổng số điểm. Phần này học sinh vẫn phải học thuộc. Phần II là nghị luận xã hội lấy ngữ liệu bên ngoài yêu cầu học sinh vận dụng kỹ năng và sự hiểu biết của mình.

Phổ biến cách dạy môn Văn ở chương trình cấp II hiện nay vẫn là cô đọc, trò chép, học ý để được điểm cao (học theo phom đề thi) nhiều học sinh lớp 9 cho biết rằng con không thể học nổi bởi chỉ hơi khác ý của cô dạy một chút là đã bị điểm kém. Với môn Văn mỗi người có một quan điểm khác nhau, vậy nên thực trạng giáo viên "bắt" các con học thuộc lòng là khá phổ biến. Hơn nữa, chương trình trong sách giáo khoa có quá nhiều nội dung phải học thuộc lòng, điều này cũng khiến cho học sinh sợ học Văn.

Có khá nhiều đề bài, dạng bài nêu cảm nhận những suy nghĩ của con, nhưng theo phản ảnh của học sinh thì đó toàn là suy nghĩ của cô thôi, đâu phải của các con. Như vậy là hoàn toàn theo Văn mẫu và theo ý của giáo viên. Thông thường, học sinh đã có một "lối mòn" quá lâu là học thuộc lòng nên đã triệt tiêu toàn bộ cảm xúc cũng như ý kiến của các con, chính vì vậy các con hầu như không biết viết gì.

Với những trường hợp như vậy, lẽ ra giáo viên chỉ được gợi ý một phần nhỏ nào đó để học sinh có hướng triển khai. Nhưng cũng có giáo viên áp đặt quá nhiều vào Văn mẫu, bắt các con học thuộc khiến học trò rất nản, sợ học. Với tôi, thường chỉ dạy cách và hướng, còn ý triển khai bài thế nào là việc của các con, tôi không áp đặt.

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ - Hình 2

Cô giáo Lương và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá

Cô Lương cho biết: "Tôi được tham dự khá nhiều lớp tập huấn, thấy rằng nếu như giáo viên và học sinh thực hiện được theo đúng chủ trương của bộ sách giáo khoa thì thật tuyệt vời.

Hơn nữa, việc thay đổi cần đồng bộ từ nội dung, từ người dạy, từ phụ huynh và học sinh, cũng như cần đổi mới cả cách kiểm tra đánh giá, có như vậy thì việc học mới có thực chất. Còn nếu chỉ thay đổi sách giáo khoa, người dạy không có ý thay đổi, cách kiểm tra đánh giá vẫn như cũ thì việc học theo "lối mòn", học theo bài Văn mẫu vẫn xảy ra.

Cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá ở đây phải từ cấp trên, bởi từ lâu đã có quan niệm không có học sinh kém, chỉ có giáo viên không biết cách dạy. Cần có những biện pháp khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. Bởi nếu đánh giá giáo viên dựa vào điểm số của học sinh thì nhiều giáo viên tìm cách cho học sinh học Văn mẫu để được điểm cao. Cần thay đổi cách ra đề thi, chấm thi, và nếu đề mở, đáp án mở thì sẽ khuyến khích được sự sáng tạo của học sinh. Bên cạnh điểm số thì cũng cần đánh giá theo sự hài lòng của học sinh cũng như cha mẹ các em.

Thay đổi ngay việc dạy và học môn Ngữ văn từ bậc tiểu học, tôi thấy hiện nay áp dụng rất nhiều các bài văn mẫu để giảng dạy, học sinh chép miệt mài theo ý cô, các bài thi đều giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy...và tất nhiên điểm bài thi đều rất cao, nhưng đó không phải là học thật, thi thật.

Giáo viên nên tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc riêng của học sinh, chấp nhận những phản biện đi ngược lại "lối mòn" của thầy cô, nếu đó là phản biện đúng thì thầy cô phải chấp nhận, không được áp đặt. Nếu phản biện sai, thầy cô phải chỉ ra cho học sinh thấy những điểm này con hiểu chưa đúng, hoặc con có thể tìm thêm những thông tin khác".

Cô Lương nhấn mạnh: "Tôi quan niệm giáo viên nên chỉ dạy cách tham khảo tài liệu, cách thu thập và xử lý thông tin, dạy kĩ năng đọc - hiểu - viết chứ không phải áp đặt ý của mình, bài văn phải là cảm xúc, suy nghĩ của học sinh, còn nếu chỉ học thuộc lòng theo Văn mẫu sẽ quên ngay. Quan trọng hơn, nếu nhà trường, giáo viên khuyến khích học sinh học Văn một cách hào hứng, các em sáng tạo đưa những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình vào bài viết, đó mới là học thật.

Hãy coi Văn mẫu là một kênh tham khảo chứ không nên đưa vào giảng dạy trong trường học, bởi văn mẫu thực chất là một kênh tham khảo rất tốt, có tác dụng rèn về kĩ năng, khơi gợi cảm xúc. Đó là những bài văn không viết theo khuôn mẫu của bao thế hệ học trò lớp trước, của các nhà văn, giáo viên...Họ viết bằng chính cảm xúc thật của mình. Điều quan trọng là giáo viên và học sinh phải xác định đúng mục đích sử dụng bài văn mẫu".

Trong 2 ngày (12- 13/8), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu năm học mới các trường Trung học phổ thông phải học thật, thi thật. Riêng với môn Ngữ văn, Bộ trưởng lưu ý, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.

Lưu ý với giáo dục Trung học trong năm học mới, Bộ trưởng nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cần triển khai việc học, kiểm tra đánh giá sao cho đúng và thực chất. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
4h sáng nhà trai đến rước dâu, phát hiện cả nhà gái vẫn đang ngủ: Mẹ cô dâu mở cửa ra nói 1 câu không ai ngờ4h sáng nhà trai đến rước dâu, phát hiện cả nhà gái vẫn đang ngủ: Mẹ cô dâu mở cửa ra nói 1 câu không ai ngờ
16:33:21 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
Cô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãiCô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãi
18:20:48 22/12/2024
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ýCam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
17:57:52 22/12/2024
Những dòng chữ nguệch ngoạc treo đầy trên cây thông Giáng sinh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khiến người mạnh mẽ nhất cũng rơi lệNhững dòng chữ nguệch ngoạc treo đầy trên cây thông Giáng sinh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khiến người mạnh mẽ nhất cũng rơi lệ
15:55:58 22/12/2024
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc
15:48:15 22/12/2024
Hoa khôi nổi tiếng bị chồng bỏ vì nghiện "dao kéo", 30 năm sau đi họp lớp: Vừa mở cửa bước vào, tất cả lập tức buông đũaHoa khôi nổi tiếng bị chồng bỏ vì nghiện "dao kéo", 30 năm sau đi họp lớp: Vừa mở cửa bước vào, tất cả lập tức buông đũa
16:32:40 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Australia: Cháy rừng vượt kiểm soát đang hoành hành ở bang Victoria

Australia: Cháy rừng vượt kiểm soát đang hoành hành ở bang Victoria

Thế giới

21:02:11 22/12/2024
Giới chức Australia đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng cao vào mùa Hè năm nay tại nước này sau nhiều mùa yên bình. Trước đó, đám cháy Mùa Hè đen năm 2019-2020 đã hủy hoại khu vực có diện tích bằng Thổ Nhĩ Kỳ và cướp đi sinh mạng của 33 người...
Dung mạo "mỹ nhân tương lai" gây sốt của con gái út Hoa hậu Đặng Thu Thảo

Dung mạo "mỹ nhân tương lai" gây sốt của con gái út Hoa hậu Đặng Thu Thảo

Sao việt

20:54:07 22/12/2024
Mới đây, Hoa hậu Đặng Thu Thảo khiến cộng đồng mạng tan chảy khi chia sẻ bức ảnh ông xã doanh nhân Trung Tín bế con gái út đầy tình cảm bên bãi biển.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Sao thể thao

20:18:27 22/12/2024
Nguyễn Xuân Son châm ngòi cho chiến thắng của thầy trò HLV Kim Sang Sik. Tiền đạo 27 tuổi ra mắt tuyển Việt Nam cũng như sân chơi ASEAN Cup 2024 với 2 bàn cùng 2 kiến tạo.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.