Thấy con trai đi tè có biểu hiện này, lập tức đưa đi khám ngay kẻo quá muộn
Khi con trai đi tè có bao giờ bố mẹ để mắt xem bé có biểu hiện gì bất thường không? Nếu chưa, hãy tập thói quen hỏi han và quan sát con trước khi quá muộn nhé!
Chăm sóc bé trai và bé gái có những khác biệt nhất định vì cơ bản các bé mang trong mình giới tính khác nhau, cấu trúc các cơ quan sinh lý cũng khác biệt. Nếu như với bé gái, điều các mẹ lo lắng nhất là tình trạng hăm lở và viêm nhiễm vùng kín thì với bé trai, chuyện chăm sóc cậu nhỏ cũng lắm nan giải.
Một phần vì thiếu kinh nghiệm chăm con, phần khác do không nắm rõ kiến thức chăm sóc bé trong những năm đầu đời nên không ít bà mẹ bối rối khi rơi vào những trường hợp dở khóc dở cười.
Chị Thu Hương (tên nhân vật đã được đổi theo yêu cầu) kể lại câu chuyện vừa mới xảy ra với con trai mình cách đây không lâu:
Hôm đó mình về nhà sớm nhưng có việc gấp từ công ty nên phải ngồi máy check mail. Được một lúc thì con trai 3 tuổi vào phòng và bảo “Con muốn đi tè”. Mình cũng rất ngạc nhiên vì bé lâu nay bé vẫn có thói quen đi tè một mình mà không phải hỏi hay nhờ vả gì mẹ. Lúc đó do vội việc nên mình chỉ bảo “Con vào tè đi, sao hôm nay lại hỏi mẹ thế?”. Nghe xong, thằng bé đi thẳng vào nhà vệ sinh. Được một lúc thì ra ngoài, miệng liên tục mắng sa sả “Tại mày làm tao đau, tại mày làm tao đau”.
Ban đầu vì mải cắm mặt vào máy nên mình không màng. Khi thấy bé liên tục lặp lại, lấy làm lạ, mình rời mắt quan sát con thì thấy thằng bé vừa đi vừa liên tục cho tay tát tới tấp “chú chim non” của mình. Thoạt đầu nhìn mình không nhịn nổi cười nhưng thấy con nước mắt chảy ròng lại linh tính “Chết thật, thằng bé có vẻ đau thật”. Thế là lại xem con thế nào. Trời ơi, đầu con cúc cu sưng vù, đỏ tấy. Thằng bé thấy mẹ quan tâm thế là mếu máo “Tại nó mà con đau, con không đi tè được mẹ ơi!”. Hôm sau lập tức xin nghỉ làm, đưa con đi khám. Hóa ra bé bị hẹp một phần bao quy đầu mà bình thường mình tắm rửa không thụt rửa đầu cúc cu của con nên gây tắc, sinh ra viêm, sưng nề. Hôm đi khám còn có mấy bé phải cắt bao quy đầu kế bên, la hét thất thanh làm con mình cũng xanh mặt”.
Câu chuyện của chị Thu Hương kể lại đã cho thấy sai lầm của rất nhiều bà mẹ trong chuyện chăm sóc con trai, nhất là những lúc cho bé tắm hay xi tè. Mặc dù không phải trường hợp nào bé trai cũng cần phải cắt bao quy đầu hoặc gặp các vấn đề về vùng nhạy cảm nhưng khi chăm sóc bé, bố mẹ phải luôn nhớ theo dõi.
Hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý khác nhau ra sao?
Hẹp bao quy đầu có thể gặp phải ở đại đa số các bé trai ngay khi chào đời. Các bố mẹ thường hiểu hẹp bao đầu thì phải cắt ngay nhưng thực tế tình trạng sức khỏe này cũng có các dạng khác nhau và xử lý hay không đều tùy thuộc vào đó:
Hẹp bao quy đầu sinh lý: Trường hợp này, bé trai nào cũng gặp. Bao quy đầu của bé sẽ bọc kín lấy cậu nhỏ. Nếu còn bé bao quy đầu này làm nhiệm vụ bảo vệ cậu nhỏ khỏi các tác động bên ngoài và nó sẽ mất dần khi bé lên 5 tuổi.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý chuyển tiếp thành bệnh lý, bé trai sẽ cần được gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Thông thường, thời điểm trẻ lên 5 mà bao quy đầu vẫn không tự lột xuống, còn nguyên trạng thái bọc kín dương vật thì đó chính là hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Biểu hiện của chít hẹp bao quy đầu:
Có những biểu hiện khá rõ để các bà mẹ nhận ra tình trạng chít hẹp bao quy đầu của bé trai:
- Bao quy đầu không lộn hoặc khó lộn ra dù bé đã qua 5 tuổi.
- Một số trường hợp bao quy đầu hẹp, chỉ hở lỗ rất nhỏ. Khi bé đi tè, nước tiểu rỉ ra đọng lại ở bao quy đầu khiến cho đầu dương vật bé sưng phồng. Khi bé tiểu xong, một lúc sau nước tiểu từ bao quy đầu mới chảy ra hết.
- Viêm nhiễm bao quy đầu thường xuyên: Nếu thấy con mình có dấu hiệu bao quy đầu mọng nước, sưng đỏ, kèm theo tiểu buốt, rắt thì đó là dấu hiệu khá rõ rệt.
- Các dịch tiết và tồn dư nước tiểu cô đọng lại thành hạt, mảng trắng. Nếu dùng tay sờ vào có cảm giác như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật.
- Đối với trẻ đến tuổi vị thành niên thì dương vật bé và ngắn hơn bình thường.
Nếu không nong, cắt bé có thể gặp biến chứng gì?
Các nguy cơ sức khỏe có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khi không tiến hành nong, cắt bao quy đầu bao gồm:
Ung thư dương vật: Trong trường hợp hẹp bao quy đầu hoàn toàn;
Biến chứng xơ, chai bao quy đầu: Nếu hẹp bao quy đầu hoàn toàn để tới 30 tuổi;
Video đang HOT
Ứ trệ tuần hoàn, gây viêm, hoại tử: Xảy ra với trường hợp bán hẹp do bao quy đầu thắt nghẽn lại ở thân và đầu dương vật. Một số trường hợp bán hẹp thường xuyên bị viêm nhiễm làm cho bao quy đầu hẹp lại (hẹp thứ phát).
Xử trí như thế nào khi bị hẹp bao quy đầu?
Nếu như ở Việt Nam và châu Á chỉ cắt bao quy đầu nếu bao quy đầu hẹp gây biến chứng thì ở các nước phương Tây, trẻ sinh ra đã được cắt bao quy đầu. Lý do là vì:
- Cắt hoặc nong sớm, dương vật thoải mái phát triển dài và to ra, hạn chế biến chứng.
- Nếu nong, cắt sớm, chất tồn dư hay gọi là dịch tiết sẽ không bị ứ đọng, tránh được viêm nhiễm và viêm tiết niệu ngược dòng.
- Cắt bao quy đầu sớm, dương vật làm cho ngưỡng kích thích xuất tinh tăng lên, hạn chế được tình trạng xuất tinh sớm, ngăn ngừa ung thư dương vật về sau cho bé trai.
Nghe thấy sợ nhưng thủ thuật nong bao quy đầu khá đơn giản, nên thực hiện sớm đối với trẻ nhỏ và tốt nhất nên làm trước tuổi dậy thì.
Theo Webtretho
Điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào?
Hẹp bao quy đầu, hay phimosis, là từ được các bác sĩ dùng để mô tả tình trạng da bao quy đầu quá chặt không kéo lên được khỏi đầu dương vật.
Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đều bị hẹp bao quy đầu, nghĩa là da bao quy đầu không thể kéo lên được. Điều này là do quy đầu và da bao qui đầu vẫn dính với nhau trong vài năm đầu tiên của cuộc đời.
Ở người lớn, có một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu, mặc dù điều này thường chỉ là vấn đề nếu gây ra triệu chứng.
Dưới đây là những nguyên nhân của tình trạng này, cùng với biện pháp điều trị.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Hẹp bao quy đầu chỉ xảy ra ở nam giới không cắt bao quy đầu và thường gặp ở các bé trai hơn là ở người trưởng thành.
Hẹp bao quy đầu là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi, vì da bọc qui đầu vẫn dính với qui đầu. Nó sẽ bắt đầu tách ra tự nhiên trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, mặc dù có thể xảy ra muộn hơn, vào khoảng 10 tuổi ở một số bé trai.
Bao quy đầu có thể được kéo lên trên quy đầu ở khoảng 50% số bé trai 1 tuổi, và gần 90% số bé trai 3 tuổi. Hẹp bao quy đầu sẽ xảy ra ở dưới 1% số thanh thiếu niên từ 16 đến 18 tuổi.
Hẹp bao quy đầu dễ xảy ra hơn ở các bé trai lớn khi có:
nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại
nhiễm trùng bao quy đầu
đụng chạm mạnh nhiều lần ở bao quy đầu
chấn thương bao quy đầu
Ở người lớn, các yếu tố nguy cơ gây hẹp bao quy đầu bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Hẹp bao quy đầu có thể do bệnh ngoài da, như:
Bệnh chàm: Tình trạng kéo dài khiến da bị ngứa, đỏ, khô và nứt.
Bệnh vẩy nến: Bệnh da này dẫn đến các mảng da đỏ, bong vảy và đóng vảy.
Lichen phẳng: Ban ngứa có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, không lây.
Lichen xơ hóa: Bệnh gây sẹo trên bao quy đầu có thể dẫn đến hẹp bao quy đầu, có thể do kích thích đường tiết niệu.
Triệu chứng
Hẹp bao quy đầu không phải lúc nào cũng dẫn đến triệu chứng. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bao gồm đỏ, đau hoặc sưng.
Bao quy đầu chặt có thể cản trở đường đi của nước tiểu. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể không thoát được hết nước tiểu trong bàng quang.
Hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến viêm quy đầu, hoặc viêm quy đầu-bao quy đầu. Những bệnh này thường do vệ sinh kém.
Các triệu chứng của viêm quy đầu bao gồm:
đau, ngứa và mùi hôi
đỏ và sưng
tích tụ dịch đặc
đau khi đi tiểu
Trong quan hệ tình dục, hẹp bao quy đầu có thể gây đau, nứt da hoặc mất cảm giác. Mang bao cao su và sử dụng chất bôi trơn có thể giúp giao hợp thoải mái hơn.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi đầy đủ tiền sử của bạn, các đợt nhiễm trùng hoặc thương tích trước đó. Bác sĩ cũng có thể hỏi về ảnh hưởng của triệu chứng đối với hoạt động tình dục. Khám thực thể sẽ bao gồm quan sát dương vật và bao quy đầu.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng nước tiểu hoặc lấy mẫu từ vùng bao quy đầu để kiểm tra vi khuẩn.
Hẹp bao quy đầu là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường týp 2. Người lớn bị hẹp bao quy đầu có thể được xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra lượng đường trong máu.
Điều trị
Các lựa chọn điều trị cho hẹp bao quy đầu tùy thuộc vào triệu chứng. Hầu hết các trường hợp viêm quy đầu đều dễ dàng điều trị bằng vệ sinh tốt, kem và thuốc mỡ.
Các bác sĩ khuyên nên vệ sinh dương vật hàng ngày bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng. Tánh sử dụng xà phòng, bọt tắm hoặc dầu gội đầu trên bộ phận sinh dục của họ, và lau khô dưới bao quy đầu sau khi đi tiểu.
Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kem hoặc mỡ corticoid nếu da bị kích ứng.
Nếu viêm quy đầu-bao quy đầu do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, có thể cần kem chống nấm hoặc một liệu trình kháng sinh.
Trong trường hợp viêm quy đầu-bao quy đầu nghiêm trọng hoặc tái đi tái lại, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị hẹp bao quy đầu. Họ có thể kê đơn các loại kem corticoidđể giúp làm mềm da bọc qui đầu và làm cho nó dễ dàng kéo lên hơn, hoặc phẫu thuật có thể là một lựa chọn.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị cắt bao quy đầu, trong đó tất cả hoặc một phần của bao quy đầu được cắt bỏ, mặc dù thủ thuật này gây nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Phẫu thuật giải phóng vùng bao quy đầu mắc kẹt quy đầu cũng có thể thực hiện. Cách này sẽ bảo tồn bao quy đầu, nhưng tình trạng hẹp bao quy đầu có thể tái phát.
Các bệnh liên quan
Paraphimosis là tình trạng bao quy đầu không thể trở lại vị trí cũ của nó, khiến quy đầu bị đau và sưng.
Chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết để tránh đau nghiêm trọng hơn và ngăn chặn tình trạng giảm lưu lượng máu đến dương vật.
Bác sĩ có thể bôi gel gây tê cục bộ trong khi ấn vào quy đầu và đẩy bao quy đầu tuột xuống. Trong một số trường hợp, cần rạch một khe nhỏ ở bao quy đầu để giảm áp lực. Với những trường hợp nghiêm trọng cần cắt bao quy đầu.
Trong trường hợp hiếm gặp và rất nghiêm trọng, thiếu máu đến dương vật có thể làm cho mô bị chết. Nếu điều này xảy ra, dương vật có thể cần được phẫu thuật cắt bỏ.
Phòng ngừa
Phòng ngừa các triệu chứng của hẹp bao quy đầu bằng cách vệ sinh tốt.
Nhẹ nhàng rửa sạch dương vật và dưới da qui đầu bằng nước ấm mỗi ngày sẽ giúp tránh được các vấn đề và sẽ tạo điều kiện cho da được lỏng lẻo và tránh nhiễm trùng.
Chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu
Nam giới đã cắt bao quy đầu được khuyên nên kéo bao quy đầu lên trên và rửa bên dưới nó với nước ấm.
Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc không có mùi thơm sẽ làm giảm nguy cơ kích ứng, và tránh sử dụng phấn rôm hoặc chất khử mùi ở vùng này.
Hầu hết các bé trai sẽ có bao quy đầu không kéo được lên trên vì nó vẫn còn dính với dương vật. Bao quy đầu sẽ bắt đầu tách ra tự nhiên ở độ tuổi từ 2 đến 6, mặc dù có thể mất nhiều thời gian hơn.
Cha mẹ không nên cố kéo bao quy đầu lên trên trước khi nó đã sẵn sàng, vì điều này có thể gây đau và làm tổn thương bao quy đầu.
Trong khi các triệu chứng của hẹp bao quy đầu có thể không thoải mái, bản thân tình trạng này không đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của hẹp bao quy đầu được điều trị dễ dàng mà không để lại hậu quả lâu dài.
Có một số bằng chứng cho thấy hẹp bao quy đầu có thể tạo điều kiện cho các khối u phát triển trong dương vật, mặc dù cần nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Mắc bệnh phụ khoa vì thói quen thường xuyên thức khuya, chị em nên từ bỏ ngay hôm nay Thức khuya không những ảnh hưởng sức khỏe, làm da nhanh lão hóa mà thói quen này còn là tác nhân gây nên nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới. Nhiều người thường có thói quen thức khuya để làm việc, đọc sách hoặc xem phim mà không hề biết rằng hành động này rất có hại cho sức khỏe. Thường...