“Thầy cô thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi”

Theo dõi VGT trên

Không chạy theo thành tích, không chạy theo điểm số và không dùng điểm số tạo áp lực lên học sinh. Với suy nghĩ coi trọng việc giáo dục con người.

“Công tác giáo viên chủ nhiệm là một trong những thế mạnh, là niềm tự hào của trường chúng tôi, ngoài việc các thầy cô được đào tạo tại các trường đại học, chúng tôi còn có chương trình đào tạo riêng của trường trong 2 năm, giúp thầy cô có thêm trải nghiệm thực tế trước khi nhận công tác làm chủ nhiệm. Có thể nói, những giáo viên chủ nhiệm của nhà trường là những nét đẹp văn hóa, giáo dục tầm cao, là những nhà tâm lí, nhà giáo dục chứ không đơn thuần là người truyền dạy kiến thức.

Nếu ở góc độ nhà tâm lí, các thầy cô thấu hiểu hơn tâm lí lứa t.uổi học trò, từ đó có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng em, biết động viên khuyến khích, biết thông cảm chia sẻ với những điểm yếu của các em do tâm lí lứa t.uổi mang lại”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Thầy cô thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm và các em học sinh của trường. Ảnh: NVCC.

Theo thầy Hòa: “Với những quan điểm mới về giáo dục, không chạy theo thành tích, không chạy theo điểm số và không dùng điểm số tạo áp lực lên học sinh; Với suy nghĩ coi trọng việc giáo dục con người, giúp cho học sinh thay đổi, tiến bộ và đó mới là mục tiêu của giáo dục, những điều này không phải tự nhiên các thầy cô giáo có được, mà phải qua cả một quá trình học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức.

Các cô chủ nhiệm không chỉ dạy kiến thức, mà còn là những người truyền cảm hứng vào từng môn học, truyền cảm hứng phấn đấu giúp cho học sinh luôn có ý thức trong việc học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có lòng yêu nước. Việc thầy cô truyền cảm hứng như vậy đã làm cho các con thay đổi, phát huy những thế mạnh ưu điểm của bản thân, có nhiều kĩ năng và trưởng thành hơn.

Đặc biệt, học sinh khi vào trường chúng tôi sau một thời gian đều có sự thay đổi cả về trình độ và nhận thức. Năm nay vì dịch bệnh nên các em phải học trực tuyến, với lớp 6 và lớp 10 mới vào trường, các em chưa được gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm, nhưng qua hình thức học trực tuyến các con đã thấy yêu mến các thầy cô, coi thầy cô là “thần tượng”, như vậy có thể nói khả năng truyền cảm hứng cho học trò của các giáo viên chủ nhiệm là một điều rất đặc biệt.

Giáo viên chủ nhiệm luôn coi việc học trò tiến bộ là trách nhiệm của chính mình, chăm lo tới từng con, hiểu từng con, và sự thay đổi tiến bộ của các con hàng ngày chính là niềm tin của các bậc cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi coi việc chăm lo tới từng học sinh, giúp các em tiến bộ là phương châm xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, giúp định hướng cho các thầy cô.

Giáo viên chủ nhiệm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, lôi cuốn các bậc phụ huynh đồng hành, chia sẻ, lắng nghe và giúp cha mẹ các em khắc phục những nhược điểm của các con, qua đó cha mẹ học sinh cũng trở thành nhà tâm lí để giáo dục chính con mình. Từ sự lôi cuốn và đồng cảm đó, các giáo viên chủ nhiệm có thêm “đồng minh”, tạo thành sự hỗ trợ trong công tác giáo dục.

Học sinh thay đổi không phải chỉ nhờ có giáo viên chủ nhiệm, mà có sự đóng góp to lớn từ phía gia đình, có thể nói đó là công tác cha mẹ học sinh cùng đồng hành với giáo viên và nhà trường. Cô chủ nhiệm nào làm tốt nhất, cô chủ nhiệm có nhiều học sinh thay đổi thì giáo viên đó đã làm rất tốt công tác cha mẹ học sinh”.

Thầy cô thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi - Hình 2

Tập thể giáo viên Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: NTCC.

Giáo viên chủ nhiệm cũng là người truyền cảm hứng

Video đang HOT

Thầy Hòa chia sẻ: “Để có được một đội ngũ toàn là nữ giáo viên chủ nhiệm như hiện nay, cô giáo nào cũng trở thành nhà tâm lí giáo dục, người truyền cảm hứng, thì việc đầu tiên chúng tôi coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng.

Giáo viên trường chúng tôi đều được đào tạo với nhiều khóa học giá trị sống, năm nào cũng được nâng cao kĩ năng, trình độ, có triết lí giáo dục đúng đắn, quan điểm về tình yêu thương con trẻ, qua đó xác định được vai trò, vị trí sứ mệnh của mình. Từ những khóa học đó đã khiến các cô thay đổi, mà thầy cô giáo thay đổi thì thế giới cũng thay đổi. Các cô thay đổi thì các cô sẽ thấy hạnh phúc, học trò cũng sẽ hạnh phúc theo và gia đình các em cũng sẽ hạnh phúc bởi con của họ tiến bộ.

Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức, mà giáo viên phải có hiểu biết về tâm lý Giáo dục, tâm lý lứa t.uổi học sinh vì điều đó rất quan trọng, có hiểu thì mới tác động được vào học sinh trong quá trình dạy học của mình. Nếu giáo viên chủ nhiệm không hiểu được tâm lý học sinh thì có tác động những hoạt động giáo dục vào nó cũng sẽ bị bật ra ngoài.

Giáo viên phải biết tránh những áp lực, tránh chuyện bạo lực, tránh chuyện ứng xử với học sinh theo cách cho rằng mình là người thầy nên mình có quyền uy. Giáo dục hiện đại bây giờ thì vai trò của giáo viên đã khác trước rất nhiều, giáo viên phải là những người bạn, là người đi trước, người dẫn đường…cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm là người phải hiểu từng học trò như hiểu chính lòng bàn tay của mình, để tiếp cận và hiểu học trò là cả một quá trình, phải có tấm lòng yêu thương, trái tim phải biết rung động trước trái tim của học sinh, đó là những yêu cầu tiên quyết và đòi hỏi sự cố gắng cao.

Giáo viên phạt học sinh, dùng uy lực bắt học sinh phục tùng thì đều là những giáo viên có trái tim không biết rung động, mà đã như vậy thì không thể làm chủ nhiệm được. Mục tiêu của giáo dục hiện đại không phải là đào tạo học sinh ngoan, biết vâng lời như một cái máy, mà phải đào tạo những con người có kiến thức, có tư duy tốt, có trí tuệ, trách nhiệm, sáng tạo…thích hợp với nền kinh tế trong xã hội hiện đại.

Các cô chủ nhiệm phải chấp nhận sự khác biệt, bởi mỗi đ.ứa t.rẻ là một thế giới riêng biệt, khác nhau về khuôn mặt, tính cách, cảm xúc và cả về phẩm chất, năng lực. Nếu chấp nhận được sự khác biệt đó thì các giáo viên chủ nhiệm mới có khả năng chia sẻ, có khả năng giúp học trò tiến bộ.

Công tác giáo viên chủ nhiệm cần phải được chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ từ chính bản thân mình, học hỏi từ các đồng nghiệp thông qua Hội nghị công tác chủ nhiệm hàng năm của nhà trường, đây là lúc các cô chia sẻ, bộc lộ tâm tư, học hỏi,…Từ những hoạt động như vậy, các cô thấy mình có giá trị, được coi trọng.

Những câu chuyện được giáo viên chủ nhiệm kể lại hàng năm, những câu chuyện các cô đã làm học trò thay đổi có thể nói là ngoạn mục, ví dụ cô Hoàng Diệu Thúy đã giúp học sinh Đ.T.T thay đổi. Cô Linh cũng đã thay đổi học sinh N.M.T. Cô Hà Ngọc Thủy đã khiến cho em N.V.A từ một học sinh có suy nghĩ sẽ trượt lớp 10 nhưng lại trở thành một học sinh xuất sắc, phát huy hết năng lực của bản thân.

Đó chỉ là những tấm gương, những câu chuyện trong hàng nghìn câu chuyện của nhà trường, chính những tấm gương, câu chuyện đó là sự ghi nhận, sự khẳng định kết quả công tác của đội ngũ nữ giáo viên chủ nhiệm. Và công tác chủ nhiệm, nếu không có được niềm tin, không có sự đồng hành, sự khích lệ,…của cha mẹ học sinh thì cũng khó có thể đạt được thành công.

Những cuộc hội thảo của nhà trường tổ chức với mục đích nâng cao hiểu biết về tâm lí học cho cha mẹ học sinh, lôi cuốn phụ huynh vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, làm chỗ dựa vững chắc để giáo viên chủ nhiệm có thêm động lực làm cho các con thay đổi”.

Thầy cô thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi - Hình 3

Học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: NVCC.

Thầy cô thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi - Hình 4

Học sinh Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: NVCC.

Luôn chia sẻ với học sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào

Thầy Hòa cho biết: “Việc học trực tuyến là vấn đề lo lắng nhất của các bậc cha mẹ học sinh, liệu các con có bị căng thẳng quá hay không, việc dạy học trực tuyến có hiệu quả hay không, đội ngũ giáo viên liệu có khả năng về công nghệ thông tin để triển khai việc học hay không?

Thấu hiểu những thắc mắc đó của các bậc phụ huynh học sinh, chỉ trong thời gian 3 tháng, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng chuyển đổi số cho tất cả giáo viên trong nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học.

Tất cả giáo viên đã nắm vững công nghệ thông tin, chịu khó tìm tòi, thay đổi đưa bài giảng của mình trở nên sinh động hơn, hấp dẫn người học, giảm sự căng thẳng cho học sinh, giờ học nhẹ nhàng lôi cuốn. Hơn nữa các giáo viên chủ nhiệm vẫn quan tâm đến học sinh như lúc học trực tiếp, thăm hỏi thường xuyên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khúc mắc của từng con để kịp thời tư vấn giúp đỡ”.

Hà Nội: nhiều phụ huynh mong ngóng từng ngày để con được trở lại trường học

Việc ở nhà quá lâu và không được giao tiếp với thầy cô, bạn bè, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, thể chất của trẻ.

Nhận được thông tin học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại những khu vực dịch cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ quay lại trường học tập trung sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ ngày 8/2), nhiều phụ huynh ở Hà Nội vui mừng, ủng hộ phương án trên.

Có hai con đang học lớp 3 và lớp 7, chị Nguyễn Ánh Hồng hoàn toàn ủng hộ quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Chị Hồng cho biết, trong thời gian học trực tuyến tại nhà, khi bố mẹ đi làm, các con vẫn tự giác nhắc nhở nhau học bài. Tuy nhiên, việc ở nhà quá lâu và không được giao tiếp với thầy cô, bạn bè, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, thể chất của trẻ.

Hà Nội: nhiều phụ huynh mong ngóng từng ngày để con được trở lại trường học - Hình 1

Ảnh minh họa: Thùy Linh

"Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, chỉ tranh thủ buổi tối sát sao con trong việc học. Các con đã học trực tuyến gần một năm, chúng tôi lúc nào cũng mong ngóng ngày con trở lại trường. Thực sự lượng kiến thức con thu nạp trong thời gian này không thể bằng việc đến lớp được thầy cô giáo kèm cặp. Chương trình học của chúng tôi ngày trước so với các con bây giờ đã quá khác biệt, nhiều lúc tôi còn lúng túng khi dạy con học bài.

Mặt khác, ở nhà, các con sử dụng điện thoại và máy tính bảng rất nhiều, bố mẹ không thể kiểm soát. Nếu không tăng cường cho con uống vitamin A và viên thuốc bổ mắt thì có lẽ hai đứa nhà tôi đã sớm phải đeo kính cận", chị Hồng chia sẻ.

Chị Hồng bày tỏ, bản thân các con cũng muốn sớm được trở lại trường.

"Thời gian rảnh, con gái tôi hay xin phép mẹ gọi điện thoại cho các bạn trong lớp. Thấy chúng nhớ nhau mà suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không được gặp mặt cũng tội lắm. Thời điểm Hà Nội nới lỏng các hoạt động, thỉnh thoảng tôi cũng phải chở con sang nhà bạn học nhóm để con có không gian giao tiếp, vui chơi", vị phụ huynh này cho biết thêm.

Đồng quan điểm, anh Đỗ Danh Vang cho rằng việc các con quay trở lại trường học thời điểm sau Tết Nguyên đán là hợp lý.

"Con gái tôi hiện học lớp 10, đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định cho các cháu học trực tiếp vì ở nhà quá lâu, việc học tập cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều hoạt động kinh tế - xã hội cũng đang hoạt động bình thường trở lại, chúng ta cũng nên thích ứng và chung sống an toàn với dịch bệnh.

Theo tôi, khi các trường mở cửa trở lại, cần có kế hoạch, kịch bản phòng chống dịch cụ thể và phụ huynh học sinh phải nắm được thông tin này để chủ động phòng dịch từ nhà, nhắc nhở con thực hiện tốt 5K khi đến lớp, khi tham gia các hoạt động xã hội khác", anh Vang nói.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, chị Bùi Thị Nga vui mừng ủng hộ phương án mở cửa trường đón học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp sau dịp Tết.

Chị Nga cho biết, hiện con gái chị học lớp 12, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học. Chị lo ngại việc con gái học trực tuyến trong thời gian dài sẽ không hiệu quả, khó có thể trúng tuyển các trường theo mục tiêu đề ra.

"Tôi sốt ruột khi nhìn con học trực tuyến. Vì là học sinh cuối cấp, lịch học của cháu dày đặc, ngoài học ở lớp còn học thêm Toán, Văn, tiếng Anh để bổ trợ xét tuyển vào đại học. Nhiều hôm tôi thấy con thức đến 1-2h sáng để làm bài tập và giải đề.

Học trực tuyến, cháu cũng ít vận động, thể dục, ngủ không đủ giấc nên người lúc nào cũng phờ phạc. Thỉnh thoảng, tôi phải nhắc cháu ra ngoài ban công đi lại, thư giãn để bớt suy nghĩ, căng thẳng. Nhưng do khối lượng bài vở quá nhiều, cháu rất ít khi nghỉ giải lao.

Cháu cũng tâm sự với tôi nhiều lần, những bài tập khó nếu học trên lớp, được cô hướng dẫn, cháu tiếp thu rất nhanh nhưng học ở nhà, cháu phải tự học, mày mò, tìm cách giải nên mất nhiều thời gian", chị Nga tâm sự.

Vì vậy, khi nhận được tin học sinh tại Hà Nội có thể đến trường, chị hoàn toàn đồng tình.

Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 283/BGDĐT-GDTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị các điều kiện để mở cửa trường học trở lại; trên cơ sở thống nhất với Bộ Y tế về đ.ánh giá kết quả phòng, chống dịch đến thời điểm hiện tại (tỉ lệ tiêm vaccine cho người dân, học sinh, sinh viên; nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm về phòng, chống dịch trong nhân dân; khả năng điều trị của hệ thống y tế...);

Để bảo đảm sức khoẻ thể chất, tinh thần của trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên, cán bộ, nhà giáo và chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình dịch tại địa phương (tính đến địa bàn cấp xã/phường) chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Nghĩa tẩu tán tài sản, đuổi An Nhiên ra khỏi nhà
08:13:24 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cách chọn kích thước bàn thờ Ông Địa chuẩn phong thủy

Trắc nghiệm

09:56:25 26/06/2024
Thờ ông địa là việc làm rất phổ biến tại nước ta từ xưa đến nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thờ cúng sao cho đúng.

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi

Sức khỏe

09:56:23 26/06/2024
Phát biểu với báo giới, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về đậu mùa khỉ, bà Rosamund Lewis cho biết: Có một nhu cầu cấp thiết là phải ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm đậu mùa khỉ gần đây tại châu Phi .

Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường

Sao châu á

09:50:11 26/06/2024
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nam diễn viên điển trai và nổi tiếng ngày nào hiện rơi vào trạng thái tâm thần, đi lang thang khắp nơi và không có người thân bên cạnh.

Sao Việt 26/6: NSND Lan Hương đi 'chữa lành', chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu khoe con

Sao việt

09:44:26 26/06/2024
Nghệ sĩ Lan Hương đầy năng lượng khi đi du lịch cùng chồng, ông xã Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh con gái lên mạng xã hội.

Đến Núi Thành (Quảng Nam) khám phá nét hoang sơ Biển Rạng

Du lịch

09:04:21 26/06/2024
Mãnh đất Núi Thành đã được thiên nhiên ở đây khá ưu ái dành tặng cho người dân nơi này một bãi biển vẫn còn hoang sơ và là một địa chỉ thú vị để bạn tìm về sau những chốn ồn ào của phố phường.

Mê đắm với phong cách tropical cho những chuyến đi mùa hè

Thời trang

09:01:01 26/06/2024
Phong cách tropical lấy cảm hứng từ những vùng nhiệt đới đầy nắng gió, với những bãi biển hoang sơ, những rặng dừa xanh mát và những khu rừng nhiệt đới rực rỡ sắc màu.

Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di

Hậu trường phim

08:36:39 26/06/2024
Cô là thầy dạy của nhiều diễn viên Hoa ngữ trẻ hiện tại, cũng là người từng khiến Chương Tử Di không thể phản bác.

Phương Oanh khoe mặt mộc sau sinh thế nào mà dân tình ào ào vào 'xin vía'?

Làm đẹp

08:26:05 26/06/2024
Phương Oanh đang là mẹ bỉm sữa nhận được nhiều quan tâm hiện tại. Cô cùng chồng doanh nhân vừa tổ chức một lễ đầy tháng hoành tráng cho cặp sinh đôi. Vẻ ngoài của nữ diễn viên Hương vị tình thân sau một tháng sinh con làm nhiều người ng...

HYBE lần đầu thừa nhận sao chép vũ đạo của ILLIT

Nhạc quốc tế

08:24:24 26/06/2024
Dù không đưa ra lời xin lỗi chính thức nhưng HYBE đã gián tiếp thừa nhận bằng cách gắn tên tác giả vào video tập vũ đạo của ILLIT.