Thấy 5 triệu chứng này, nên đi khám ung thư hậu môn ngay!
Ung thư hậu môn là một dạng bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến đoạn cuối của ruột. Khi các tế bào ở hậu môn bắt đầu phát triển và phân chia với tốc độ không thể kiểm soát, đó là ung thư hậu môn.
Ngứa và đau quanh hậu môn có thể là triệu chứng của ung thư hậu môn – Ảnh minh họa: Shutterstock
Hậu môn là một ống – nơi phân ra khỏi cơ thể – đó là một phần của ruột lớn.
Ống hậu môn dài khoảng 3 cm và gồm 3 vùng: vùng chuyển tiếp, ống hậu môn và rìa hậu môn.
Vùng chuyển tiếp là nơi trực tràng gặp ống hậu môn.
Sau đó, ống hậu môn kết nối trực tràng với hậu môn, và rìa hậu môn chứa các cơ được gọi là cơ thắt hậu môn – điều khiển nhu động ruột.
Các tế bào ung thư có thể phát triển ở bất kỳ khu vực nào trong ba khu vực thuộc về hậu môn này.
Bệnh có thể bắt đầu ở các loại tế bào khác nhau trong hậu môn: ung thư tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và khối u ác tính.
Càng phát hiện sớm, cơ hội sống sót càng cao.
Viện Y tế quốc gia Anh liệt kê 5 triệu chứng ung thư hậu môn, cho dù ung thư bắt đầu từ loại tế bào nào hoặc từ phần nào của hậu môn, theo Express.
1. Ra máu hậu môn hoặc ra máu trực tràng, có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trong phân
2. Ngứa và đau quanh hậu môn.
3. Xuất hiện những cục u nhỏ xung quanh hậu môn.
Video đang HOT
4. Có chất nhầy chảy ra từ hậu môn.
5. Đại tiện không tự chủ do mất kiểm soát ruột.
Những triệu chứng này tương tự như bệnh trĩ và vết nứt hậu môn – rách, loét hậu môn.
Hãy đi khám ngay nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Những ai có nguy cơ?
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này, theo nhs.uk.
Nhiễm virus papilloma (HPV)
Loại virus này thường lây lan qua quan hệ tình dục, và gây ra mụn rộp
“Yêu” qua đường hậu môn hoặc nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại virus này
Có tiền sử ung thư cổ tử cung và ung thư phụ khoa khác
Tuổi tác
Nguy cơ phát triển ung thư hậu môn tăng lên khi tuổi cao, với một nửa số trường hợp ở người từ 65 tuổi trở lên.
Giới tính
Tình trạng này cũng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
So với nhiều loại ung thư khác, triển vọng chữa khỏi ung thư hậu môn nói chung tốt hơn vì điều trị thường rất hiệu quả, theo Express.
Thiên Lan
6 điều cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch Covid-19: Đừng để nỗi sợ 'đánh gục' bạn trước những con virus!
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày.
Đối với nhiều người, nỗi lo lắng gia tăng là do thiếu kiến thức về COVID-19. Điều này bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch trên internet. Nên lưu ý rằng bạn càng lo lắng thì phòng thủ miễn dịch của bạn càng yếu hơn. Những lời khuyên về COVID-19 ở dưới đây có thể giúp bạn giữ tinh thần tỉnh táo giữa đại dịch này.
1. Về xét nghiệm dương tính với COVID-19
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết khoảng 66% đến 80% người có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh mà không cần sự trợ giúp y tế nào. Chỉ có khoảng 4% đến 6% yêu cầu chăm sóc do các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Hầu hết những người nhập viện này tử vong vì hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Nhiễm COVID-19 không có nghĩa là bạn sẽ chết. Có những việc quan trọng mà bạn nên xác định trước khi đi xét nghiệm. Trước hết, bạn phải ở nhà trong 14 ngày để ngăn chặn sự lây lan của virus sang người khác. Sau đó, bạn nên làm theo lời khuyên từ chuyên gia y tế để giảm triệu chứng COVID-19. Tiếp theo, bạn nên thực hiện tiếp một số hoạt động quan trọng thường ngày. Cuối cùng, hãy giữ kết nối với gia đình và bạn bè qua việc gọi video hoặc gửi tin nhắn.
2. Về những phương thuốc chữa trị
Một số quảng cáo thu hút sự chú ý bằng việc nói rằng có thể tiêu diệt virus corona nhưng không nói cụ thể và đưa ra bằng chứng. Hãy mặc kệ những quảng cáo như vậy bởi vì chúng không nói đúng sự thật. Loại thuốc được dùng để điều trị COVID-19 phải được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Thông tin này phải được chính phủ xác nhận, không phải bởi bất kỳ ai hoặc tổ chức nào.
Hãy sàng lọc thông tin trước khi mua thuốc và điều trị.
3. Về tuổi tác
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh này, bạn có thể truyền virus trong cộng đồng. Dựa trên dữ liệu hiện tại, người già từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các triệu chứng cao hơn người trẻ tuổi. Những người có bệnh từ trước, bất kể ở độ tuổi nào, cũng có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng hơn. Những bệnh nền dẫn tới nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng là ghép tạng, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh phổi, hệ miễn dịch yếu do dùng thuốc, bị bệnh tiềm ẩn nào đó hoặc mang thai.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị nhiễm và nên tránh tụ tập đông người để giảm khả năng lây truyền.
Sống trong cộng đồng, bạn cần có trách nhiệm. Vì vậy, hành động đơn giản là hạn chế ra ngoài sẽ giúp bảo vệ người khác và chính bản thân bạn.
4. Về triệu chứng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng phổ biến nhất là: Ho khan, sốt cao, mệt mỏi, khó thở. Đối với một số người, đau nhức, nghẹt mũi, đau họng và tiêu chảy cũng được báo cáo là triệu chứng ban đầu. Những người mắc COVID-19 có thể không có triệu chứng hoặc gặp một hay nhiều trong số các triệu chứng trên.
Khi có các triệu chứng trên, bạn có thể sẽ hoảng loạn. Điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì tiếp theo. Ví dụ, nếu có thai, bạn nên đọc thông tin về COVID-19 đối với đối tượng này và nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản của mình. Khi đã bình tĩnh và có nhiều thông tin cần thiết, bạn sẽ tự tin, thoải mái hơn để chăm sóc bản thân.
5. Về khẩu trang
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã chứng minh rằng đường kính của virus quá nhỏ để có thể bị ngăn chặn hoàn toàn nếu chỉ sử dụng khẩu trang. Hơn nữa, đeo khẩu trang không đúng cách hoặc thường xuyên chạm vào mặt có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus hơn.
Chỉ riêng việc sử dụng khẩu trang là không đủ. Bạn nên tránh tiếp xúc với mọi người nếu không cần thiết. Nếu phải ra ngoài, bạn nên giữ khoảng cách 2 mét với người khác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Đây là những cách hiệu quả và đơn giản để bảo vệ bạn và gia đình.
Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
6. Về thông tin
Trước hết, bạn nên kiểm tra và làm theo hướng dẫn trên trang web của chính quyền địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một số tạp chí khoa học có thể cung cấp thông tin mới nhất từ các nghiên cứu liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho những người không có chuyên môn y tế. Kết quả của các nghiên cứu không được coi là lời khuyên phù hợp cho việc điều trị hoặc phòng ngừa nếu chưa được chính quyền địa phương xác nhận.
Huy Võ
3 dấu hiệu trong "ngày đèn đỏ" cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung đang ngầm phát triển, mọi phụ nữ đều nên biết để phòng tránh Những dấu hiệu ban đầu luôn là chìa khóa làm tăng cơ hội sống sót khi cơ thể mắc bệnh, nhất là ung thư cổ tử cung - một loại ung thư phổ biến ở nữ giới nhưng lại rất hay bị bỏ qua. Tử cung là một trong những cơ quan quan trọng nhất đối với phụ nữ, bởi nó đóng vai...