Thất nghiệp sẽ không là nỗi ám ảnh nếu bạn biết lưu ý ngay từ bây giờ 5 điều trong cách quản lý tài chính cá nhân
Học ngay 5 cách quản lý tài chính cá nhân này, dù thất nghiệp cũng sẽ không khiến bạn phải lao đao.
Khi thất nghiệp, nguồn thu nhập không còn, các chi phí sinh hoạt hàng ngày vẫn phải trả khiến rất nhiều người lo lắng, bất an.
Để cân đối các khoản chi tiêu, từ đó mang lại cuộc sống thoải mái và chủ động ngay cả trong thời điểm khó khăn thì việc lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp được xem là một hành động cần thiết.
1. Đánh giá lại ngân sách
Đánh giá tổng quan lại tình hình ngân sách là việc làm đầu tiên bạn không thể bỏ qua nếu muốn lập bảng kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất.
Để đánh giá ngân sách, bạn cần kiểm tra khoản tiền tích lũy trước đó dành cho sự cố thất nghiệp. Từ số tiền đang có, bạn mới có thể đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân đối giữa các khoản phí phát sinh.
Việc kiểm tra ngân sách giúp bạn nắm được con số cụ thể về khả năng chi tiêu, chủ động hơn khi phân chia tài chính ngay khi thu nhập không còn.
Video đang HOT
2. Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý
Mất việc làm khiến cuộc sống của bạn có nhiều sự xáo trộn. Một trong số đó phải kể đến liên quan tới việc thay đổi thói quen tiêu dùng.
Nếu trước đây, bạn có thể mua sắm một cách thoải mái mà không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính. Thì thời điểm thất nghiệp đòi hỏi bạn cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng bằng cách xây dựng, thiết lập kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất.
3. Xếp thứ tự ưu tiên cho những khoản chi
Trong một thời gian dài, ngân sách tiêu dùng của bạn sẽ không được bổ sung từ thu nhập hàng tháng. Vì thế, để đảm bảo không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi theo cấp bậc dựa trên sự cần thiết của chúng.
Những khoản chi tiêu cần được sắp xếp lên hàng đầu trong ngân sách tài chính bao gồm các chi phí tiêu dùng cá nhân, chi phí điện nước, thực phẩm… Các khoản cần cắt giảm tối đa bao gồm du lịch, chi tiêu làm đẹp, cà phê, dịch vụ giải trí hay thói quen mua sắm các vật dụng không thực sự cần thiết.
Ngoài ra, hãy nghĩ đến việc tính toán kỹ lưỡng các chi phí phải trả cho các nhu cầu cần thiết để lên phương án tiết kiệm. Từ tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet, cáp quang,… mỗi khoản 1 chút sẽ hỗ trợ bạn khá nhiều để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
4. Lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng
Ngừng chi tiêu thẻ tín dụng, thay vào đó lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt để kiểm soát tài chính cá nhân.
Lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp bằng cách cắt giảm và cân đối lại các khoản chi tiêu thành công. Bạn bắt đầu áp dụng bí quyết để kiểm soát ngân sách tối ưu đó là việc sử dụng tiền mặt thay cho thẻ tín dụng.
Lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tính toán số tiền đã chi và số tiền còn lại. Bằng cách này, bạn sẽ đưa ra quyết định tiêu dùng, mua sắm hợp lý, tiết kiệm dựa trên bảng kế hoạch tài chính đã thiết lập trước đó.
Ngược lại, khi sử dụng thẻ tín dụng, việc kiểm soát số tiền này sẽ trở nên khó khăn hơn. Bởi do tính linh hoạt của thẻ, bạn có thể mua sắm mà không cần tiền mặt. Từ đó, bạn rất dễ rơi vào trạng thái mua sắm thoải mái không cân nhắc, từ đó khiến nguồn tiền càng trở nên thâm hụt hơn.
5. Dành một khoản tiền để đầu tư, kinh doanh
Khi đã có phương án chi tiêu cân đối, đảm bảo cho cuộc sống diễn ra một cách thuận lợi ngay cả trong thời điểm thất nghiệp, việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là lên kế hoạch cho tương lai.
Ngoài việc chờ đợi những thông tin từ nhà tuyển dụng mới, khi lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp, bạn có thể dành ra một khoản tiền nhỏ để đầu tư kinh doanh, tìm kiếm cơ hội sinh lời.
Hãy thử sức với những cơ hội kinh doanh online, không đòi hỏi số vốn lớn để tạo ra doanh thu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kinh doanh là cuộc chơi may rủi nên trong thời điểm tài chính khó khăn khi thất nghiệp, bạn nên có sự cân nhắc và lựa chọn sản phẩm kinh doanh một cách kỹ lưỡng.
Thất nghiệp luôn là khoảng thời gian khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động vượt qua giai đoạn này bằng việc quản lý ngân sách, chi tiêu và đầu tư hợp lý.
Huỷ phiên đấu giá cổ phần Vicosa do Vinacomin nắm giữ
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cuộc đấu giá cổ phần Vicosa không thể tổ chức như dự kiến do không có nhà đầu tư tham gia.
Trước đó, HNX thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá bán 52.000 cổ phần của CTCP Đại lý Hàng hải - Vinacomin (Vicosa) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sở hữu vào ngày 16/9 với giá khởi điểm 182.200 đồng/cp.
Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Do đó, cuộc đấu giá không thể tổ chức như dự kiến.
Vicosa là đơn vị thuộc Vinacomin thành lập từ năm 1998. Hiện tại công ty đã và đang làm đại lý tàu biển cho rất nhiều hãng tàu biển trên thế giới đến Việt Nam làm hàng.
Công ty có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước trải dài từ Bắc vào Nam. Đội ngũ đại lý viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm đủ khả năng đáp ứng tất cả các tác nghiệp của đại lý hàng hải. Vốn điều lệ của Công ty đạt 25 tỷ đồng với mệnh giá cổ phiếu lên đến 100.000 đồng/cp.
Tại Vinacomin, công tác thoái vốn đang được ưu tiên. Theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020, Vinacomin sẽ tiến hành cổ phần hóa Công ty mẹ trong năm 2019.
Tuy nhiên, do vướng về đất đai, phương án xử lý tài chính..., Công ty đã đề xuất được điều chỉnh tiến độ CPH sang cuối năm 2020, thậm chí sang năm 2021. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng cho rằng, việc CPH Công ty mẹ TKV khó có thể hoàn thành trong năm 2020.
Bối rối trong cách quản lý tài chính Tôi 37 tuổi, làm mẹ đơn thân của con trai 9 tuổi. Tôi đang sống ở tỉnh giáp với Sài Gòn, tự kinh doanh, thu nhập không ổn định. Từ hai bàn tay trắng, sau 8 năm cố gắng tôi đã mua được nhà cấp bốn đang ở, giá thị trường khoảng 1,5 tỷ và một miếng đất khoảng 2,5 tỷ với 600...