Thật, giả cua Cà Mau: Làm cách nào để mua được cua ngon?
Thời điểm này, Cà Mau vào mùa cua. Cua Cà Mau, đặc biệt là cua Năm Căn, nức tiếng thơm, ngon được nhiều người ưa chuộng.
Tuy nhiên, dân “ngoại đạo” rất dễ bị lừa, mua cua không phải Cà Mau. Báo Lao Động giới thiệu đến các bà nội trợ cách chọn cua Cà Mau từ mách nước của một người bản địa xứ cua này.
Cua Cà Mau được đăng ký thương hiệu độc quyền. Tuy nhiên, việc dán nhãn mác hàng hóa vào… mai cua vô cùng khó khăn. Chính vì vậy cua các nơi khác, thậm chí cua kém chất lượng cũng được rao bán cua Cà Mau khiến cho sản phẩm này bị “làm giả xuất xứ” vô tội vạ.
Khi chọn mua cua, các bạn nên lật ngược cua lên để xem (ảnh Nhật Hồ)
Để mua được cua Cà Mau (hoặc cua ngon), trước tiên người tiêu dùng đừng ham rẻ. Bởi hiện tại cua Cà Mau bán ký chứ không bán con. Tùy theo loại, nhưng thấp nhất từ 230.000 đồng/kg (thường 3-4 con), cao nhất 500.000 đồng/kg. Nơi nào bán đếm con tính tiền chắc chắn không phải cua Cà Mau.
Cua Cà Mau không bao giờ bán con mà chỉ bán theo ký, thấp nhất từ 230.000 đồng/kg (ảnh: Nhật Hồ)
Thứ hai khi chọn lựa, cần lật ngửa cua lên (dân địa phương gọi là mu cua) bấm vào hai bên yếm, nếu cứng là cua ngon, mềm là cua kém chất lượng.
Video đang HOT
Bấm vào yếm cua, nếu mềm đích thị không phải cua ngon (ảnh Nhật Hồ)
Thứ ba, cua Cà Mau “chính hiệu” không bao giờ trói dây nhiều như các bạn vẫn thường phàn nàn “mua cua trả thêm tiền dây trói”.
Thứ tư, cầm con cua lên cảm giác thấy nặng là cua Cà Mau chính hiệu, nếu nhẹ thì đừng chọn.
Thịt, gạch cua Cà Mau nhiều, ngon (ảnh Nhật Hồ)
Thứ năm, cua Cà Mau chủ yếu sống dưới tán rừng đước nên hầu hết thân mình đen, nếu cua trắng trẻo, lanh lợi quá chắc chắc không phải của Cà Mau.
Khi tách ra nhìn thấy rất nhiều thịt (ảnh Nhật Hồ)
Cuối cùng, khi luộc lên, hoặc làm thịt, cua thịt nhiều, ăn thơm ngon đích thị là cua Cà Mau, còn ít thịt, nhiều nước chắc chắn không phải cua Cà Mau.
Luộc xong có mùi thơm, ngon do thịt nhiều (ảnh Nhật Hồ)
Nhật Hồ
Theo Lao động
Muôn cách "săn" cua "đệ nhất ngon" ở Cà Mau: Từ móc đến đặt rập lú
Cua biển Cà Mau thơm ngon nhất nước. Ngon nhất phải kể đến của Năm Căn, Ngọc Hiển. Bởi cua được sống dưới tán rừng đước trong môi trường thiên nhiên.
Rập cua bây giờ làm bằng lưới , dùng mồi cá để dụ cua vào. Ảnh: Nhật Hồ.
Để bắt được cua có nhiều cách: Móc cua trong hang, dùng câu để cắm, dùng rập, đặt lú...Mỗi cách bắt có cái thú vị riêng.
Có nhiều cách bắt cua, nhưng đăng rập là cách phổ biến nhất của vùng Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ.
Gần đây đường về Đất Mũi được thông thoáng, nhiều người dân đã làm du lịch sinh thái với màn thăm rập cua khá thú vị.
Sau khi lên bờ cua được trói lại để vào sọt. Ảnh: Nhật Hồ.
Cua bắt tại vuông đem lên nướng, hay luộc đều thơm ngon.
Cua có nhiều loại. Mỗi loại có hương vị khác nhau, giá cả cũng khác nhau.
Sau đó phân loại cua. Đây là cua gạch son đã được phân loại chờ tiêu thụ. Ảnh: Nhật Hồ.
Trải nghiệm cùng bắt cua khiến cho du khách rất thú vị.
Xổ vuông cũng bắt được cua như thế này. Ảnh: Nhật Hồ.
Theo Nhật Hồ (Lao Động)
"Kỳ tích" phủ xanh vùng mặn từ loài rau dại bán chạy ở Cà Mau Tận dụng diện tích bờ vuông tôm, nhiều nông dân ở huyện Phú Tân, Cà Mau đã thực hiện mô hình trồng rau má. Một loài rau trước đây vốn chỉ mọc dại quanh nhà, ít ai để ý đến. Để tìm hiểu về mô hình này, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Văn Xuân (ngụ ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn...