Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù

Theo dõi VGT trên

Hò Lù là một trong những xóm nghèo nhất của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng).

Xóm cách trung tâm xã 16 km, đường đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, người dân ở đây chỉ trồng một vụ ngô.

Hàng năm, người dân thiếu lương thực, nước sinh hoạt từ 3 – 4 tháng. Vì vậy, Hò Lù được gọi là những xóm không đường, không điện, nước sinh hoạt thiếu thốn, sóng điện thoại rất yếu… Thế nhưng, ở đó có những thầy cô giáo vẫn từng ngày miệt mài gieo mang con chữ, thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ vùng cao.

Hò Lù vẫn lắm gian truân

Cách trung tâm xã Xuân Trường hơn 5 km, nhưng để lên đến Hò Lù các thầy cô giáo phải đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ, vượt qua con đường lởm chởm đá, dốc quanh co. Con đường đó đã in dấu chân của cô giáo Mông Thị Tiệp bao tháng ngày lên non vận động học sinh ra lớp. Khi đặt vấn đề, chúng tôi muốn lên Hò Lù, cô giáo Tiệp nhận lời ngay và hỏi đi hỏi lại “Các bạn có đi bộ lên núi được không?”.

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù - Hình 1

Cô giáo Mông Thị Tiệp đến nhà vận động học sinh đến lớp.

Trên đường lên Hò Lù, chúng tôi ngỏ ý viết về hành trình đưa con chữ lên Hò Lù của cô Tiệp, cô bảo: Cô sắp nghỉ hưu rồi. Hãy viết về các thầy giáo, cô giáo cắm bản ở Hò Lù đã gần 10 năm nay – những người đã dành cả thanh xuân để gieo chữ, họ mới là những người cần động viên, chia sẻ nhiều nhất.

Dọc đường lên núi, cô Tiệp kể, trước khi về làm Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc), cô Tiệp đã từng có thời gian lên vận động học sinh ra lớp và dạy học ở Hò Lù.

Cô giáo cho biết, cuộc sống của đồng bào Dao ở Hò Lù rất khó khăn. Ở đây thiếu nước, thiếu điện và thiếu luôn cả cái cái ăn, cái mặc. Những hủ tục lạc hậu vẫn đeo bám người dân nơi đây. Thanh niên ở xóm này lấy vợ, lấy chồng từ 13, 14 tuổi, rất ít người đi học nên cái nghèo, cái đói vẫn đeo đẳng họ từ năm nay qua năm khác.

Trên đỉnh Hò Lù, những nếp nhà gỗ nằm vắt ngang ngọn núi, khép nép như người dân nơi đây khi nhìn thấy có người lạ. Cô Tiệp dẫn chúng tôi đến nhà trưởng xóm Hò Lù Chào Vần Quẩy. Anh Quẩy cho biết, xóm có 31 hộ dân với trên 200 nhân khẩu, 100% là dân tộc Dao. Trước đây, người dân không biết chữ nên làm việc gì cũng khó.

Khi các thầy cô giáo đem cái chữ về, một số người biết đọc, biết viết và biết được những điều hay lẽ phải, các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Hò Lù chưa có điều kiện để phát triển về kinh tế nhưng người dân đã biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cho cây ngô, cây lạc. Khi có người bị ốm, họ đã đưa xuống bệnh viện để uống thuốc chữa bệnh chứ không mời thầy về cúng như trước đây…

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù - Hình 2

Điểm trường Hò Lù tại xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng).

Video đang HOT

Những lần đi vận động học sinh ra lớp, cô Tiệp đã đến từng nhà ở Hò Lù, Lũng Quẩy, Lũng Chàm để gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, để nghe những tâm tư của đồng bào. Cô chia sẻ, để đi bộ đến các hộ dân, các thầy cô giáo phải băng qua mấy ngọn đồi, trên con đường lởm chớm đá tai mèo. Có những lần đi cả buổi sáng mới đến được nhà một em học sinh.

Chỉ có yêu nghề lắm các thầy cô giáo mới vượt qua những gian nan vất vả để mang cái chữ cho đồng bào nơi đây. Chỉ mong thêm một người biết chữ, rồi nhiều người biết chữ, cái nghèo, cái đói, những hủ tục lạc hậu nơi đây sẽ dần được xóa bỏ.

Đến nhà anh Chào Quầy Ú (người dân xóm Hò Lù), vừa gặp cô Tiệp, anh Ú tay bắt mặt mừng “Lâu lắm rồi, cô giáo chưa lên thăm bản”. Trong ngôi nhà gỗ đơn sơ, anh Ú vẫn đau đáu, khi con gái năm nay học xong lớp 9 nhưng gia đình không có điều kiện cho em xuống thị trấn để học tiếp. Ánh mắt cô Tiệp phảng phất một nét buồn. Sau nhiều năm, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám người dân nơi đây, những đứa trẻ vẫn cứ lớn lên và quay vào guồng sống thiếu thốn.

Dù biết, để cái “đuổi” cái nghèo, cái khó cần sự chung tay của các cấp, chính quyền. Cô giáo Mông Thị Tiệp vẫn mong muốn anh Ú và người dân ở đây cố gắng cho con em họ được đi học. Cô nhấn mạnh “Chỉ có học, có sự hiểu biết, cuộc sống mới có thể thay đổi”.

Những thầy cô giáo trẻ ở Hò Lù

Cũng với mong muốn, mang chữ lên non để mong một ngày cuộc sống của người dân Hò Lù sẽ thay đổi, thầy giáo Hoàng Văn Duy (sinh năm 1992) đã tám năm kể từ ngày ra trường gắn bó với người dân, dạy học cho con em đồng bào Dao nơi đây.

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù - Hình 3

Thầy giáo Hoàng Văn Duy hướng dẫn học sinh viết bài tại điểm trường Hò Lù, xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng).

Thầy Duy kể, năm vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng tặng trường một téc nước để đựng nước mưa nên thầy cùng các các đồng nghiệp không phải đi gánh nước nữa. Cách đây 5 năm, lúc mới lên, vào mùa khô hạn lâu ngày, thầy phải đi hứng từng giọt nước ở khe núi, hốc đá để có nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Gặp được hôm trời mưa, thầy sẽ tận dụng mọi vật dụng để hứng nước. Thầy Duy bảo “Ở Hò Lù, mùa khô hạn bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 12 hàng năm nên nước là thứ quý nhất”. Trong căn phòng của thầy Duy, những chiếc điện thoại đen trắng được treo lên ở vách tường. Thầy Duy chia sẻ, điện thoại phải treo đúng chỗ đấy mới “hứng” được sóng. Chúng em lên đây cả tuần nên treo điện thoại lên, nếu gia đình có việc đột xuất gọi mới liên lạc được.

Năm học 2019 – 2020, thầy Duy dạy lớp ghép 2 – 5 (học sinh lớp 2 và lớp 5 chung một phòng học). Nếu như dạy lớp 5, học sinh đã có những kiến thức cơ bản, đối với học sinh lớp 2, thầy giáo phải dạy những kỹ năng cơ bản về tính toán, làm văn, chính tả nên thầy giáo vất vả trong truyền đạt cũng như sử dụng phương pháp dạy học ở lớp ghép.

Người thầy giáo trẻ đó vẫn đang từng ngày miệt mài gieo mầm chữ cho các em học sinh ở Hò Lù. Khi được hỏi: “Duy có ý định xin về vùng đồng dạy học không?”, Thầy Duy trả lời mộc mạc: “Em ở đây thêm mấy năm nữa, em vẫn còn trẻ, chưa lập gia đình, đi xa một chút cũng đỡ hơn các cô đã lớn tuổi”.

Cùng với thầy Duy, điểm trường Hò Lù còn có thêm 6 giáo viên Tiểu học và hai giáo viên Mầm non. Cô giáo mầm non Lãnh Thị Thiết chia sẻ thêm, chị đã dạy học ở Hò Lù được 5 năm. Cái khó nhất là các cháu mầm non chưa biết tiếng Việt, các cô giáo mầm non vừa dạy chữ, vừa dạy các em em nói tiếng Việt.

Học sinh ở đây ba tuổi đã tự vượt núi đi học nên nhiều gia đình có phần lo ngại. Nhiều học sinh lớp 5 tuổi cũng không thể ra lớp vì các em phải đi bộ hơn 30 phút mới đến trường học. Một số em bố mẹ bắt ở nhà để phụ giúp gia đình trồng ngô, chăn bò nên các thầy cô giáo trên Hò Lù vẫn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xóm tăng cường xuống bản để vận động học sinh ra lớp.

Hình ảnh những giáo viên hàng tuần đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ để mang tri thức lên núi đã trở nên gần gũi với đồng bào Dao ở Hò Lù. Đó những hình ảnh đẹp nhất về các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa.

Tin, ảnh: Chu Hiệu

Theo TTXVN

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó

Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương.

Thương trò vùng sâu

Chúng tôi đi xe ô tô từ thành phố Lai Châu hơn gần ngày đường mới vào trung tâm xã Pa Ủ của huyện Mường Tè (Lai Châu). Pa Ủ thuộc là xã biên giới, tất cả dân địa phương là dân tộc La Hủ, đời sống rất khó khăn. Thầy cô giáo phải thường xuyên trèo đèo, lội suối về các bản, gặp phụ huynh để vận động đưa học sinh ra lớp. Về trường ở bán trú, học sinh được thầy cô giáo yêu thương như con, mua quần áo, dày dép và lo lắng từ miếng ăn đến giấc ngủ.

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó - Hình 1

Giáo viên ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu) vất vả đi các bản vận động học sinh ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Sau giờ học trên lớp, các em cùng các thầy cô giáo ra vườn chăm sóc luống rau xanh và hái rau về cải thiện bữa ăn tối. Trời đông biên giới lạnh, chúng tôi trò chuyện ấm cúng bên mâm cơm gia đình thầy giáo Hà Ánh Hùng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Pa Ủ.

Thầy giáo Hùng cho biết, xã Pa Ủ thuộc địa bàn biên giới, cách xa trung tâm huyện và tỉnh, khó khăn về nhiều mặt, trình độ dân trí thấp, giao thông cách trở... giáo viên miền xuôi lên công tác, nếu không chịu khó, không yêu nghề, yêu trẻ, sẽ bỏ về.


Theo thầy Hà Ánh Hùng, giáo viên phải vượt qua nhiều khó khăn để mang con chữ lên với vùng đặc biệt khó khăn biên giới. Những dịp hè, tết, giáo viên phải về trường sớm so với các vùng thuận lợi khác, để vận động, đưa các em về trường học chữ. Các em về trường rồi, giữ các em lại càng khó hơn. Vì vậy, bằng tình yêu thương, các thầy cô đã chăm sóc các em như con mình, tổ chức các hoạt động để học sinh muốn ở lại trường, không bỏ về bản.


Nhớ lại buổi đầu vào Pa Ủ nhận công tác, thầy giáo Hùng chia sẻ: Năm 2007, anh lên mảnh đất này dạy chữ, chưa có điện thắp sáng và sóng điện thoại, giao thông đi lại vất vả. Học sinh ít, trường lớp tạm bợ, nơi ăn chốn nghỉ của thầy cô và trò chật vật. Học sinh bỏ học theo bố mẹ vào rừng ở, tỷ lệ chuyên cần thấp...

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó - Hình 2

Ở vùng đồng bào La Hủ khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy cô giáo ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) vẫn vượt khó bám trường dạy học sinh thân yêu. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Trong những năm qua, chính sách đầu tư của Nhà nước cho vùng biên giới, đặc biệt là dân tộc La Hủ, hiện nay đời sống của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 94% (năm 2015) xuống còn 72%. Cơ sở vật chất đường, điện, trường, trạm được đầu tư khang trang, kiên cố. Phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái nên tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 95%.


Trong bữa cơm, tôi hỏi cô giáo Bùi Thị Tháp (vợ thầy Hùng) có nhớ các con ở quê không? Thầy Hùng thay lời vợ nói "nhớ cũng đành chịu".

Cô giáo Bùi Thị Tháp quê ở Hòa Bình lên vùng đất khó Pa Ủ công tác, cạnh trường của thầy Hùng. Thương cảnh nam giới ở một mình, cô giúp thầy Hùng bữa cơm, giặt hộ bộ quần áo, rồi nảy sinh tình cảm. Năm 2009, họ nên duyên vợ chồng, tổ chức đám cưới tại bản Mu Chi trong niềm vui hân hoan của đồng nghiệp và học sinh, phụ huynh. Từ đó đến nay, vợ chồng thầy giáo Hùng gắn bó với đất và người Pa Ủ, không muốn rời xa.

Vì công việc, vợ chồng thầy Hùng phải gửi hai con nhỏ cho ông bà nội chăm sóc, mỗi năm được hai dịp hè và Tết về nhà. Hết phép, vợ chồng chia tay con về trường công tác, lòng quặn thắt. Nhớ con bao nhiêu, họ lại dồn tình yêu thương cho những đưa trẻ vùng cao.


Vượt khó cắm bản


Nói đến dạy và học ở các điểm trường lẻ vùng cao của một trong những huyện nghèo nhất của cả nước là nghĩ ngay đến những gian khó, vất vả. Những ngày này, trên những điểm trường xa xôi, khó khăn ấy ở huyện vùng cao Bát Xát (Lào Cai), đội ngũ các thầy cô giáo vẫn miệt mài gắn bó với công việc "gieo chữ", ươm những mầm xanh.

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó - Hình 3

Cô giáo Quách Thị Diệu, quê ở Thanh Hóa lên vùng cao, biên giới Lai Châu công tác. Vợ một nơi, chồng một nơi, thiếu thốn tình cảm nhưng cô luôn yêu nghề, gắn bó với nghề dạy chữ vùng cao. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Những ngày đầu bỡ ngỡ đặt chân đến điểm trường Mầm non Ngải Thầu, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, Lào Cai, hai cô giáo trẻ Lê Thị Tuyết và Trương Bích Hương thật khó để hình dung chặng đường sắp tới sẽ khó khăn như thế nào. Khung cảnh hoang vu, hẻo lánh trước mắt khác xa với những gì các cô mường tượng về một ngôi trường khang trang, đủ đầy tiện nghi khi còn ngồi trên giảng đường.

Giấc mơ ấy giờ hiện lên trần trụi với những trận gió rít lạnh lẽo, đường núi đá lởm chởm, sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa với người dân bản địa và cả những cô đơn chờ đón.


Nói về gian khó khi đặt chân lên xã Dề Thàng của huyện Bát Xát, cô giáo Lê Thị Tuyết chia sẻ: Thật ngỡ ngàng, không thể tin được vào mắt mình! Quãng đường 35 km ở dưới xuôi rất bình thường, nhưng so với trên này càng đi càng thấy xa. Những ngày đầu, tôi đã khóc vì quá vất vả, nhớ nhà. Lên đến đây, nhà ở quá tạm bợ, chật chội, hiu quạnh, chỉ có núi nối núi và rừng thăm thẳm, mọi thứ đều mông lung. Cô đã định bỏ về nhưng vì nghề nên cố gắng ở lại.


Điểm trường Mầm non Ngải Thầu cách trung tâm hơn 10 km, nhưng đường trơn trượt, gồ ghề nên đi mất gần một giờ đồng hồ, đây là điểm xa nhất của xã Dề Thàng. Cô giáo Tuyết và cô giáo Hương gắn bó với điểm trường này 5 năm rồi, nhiều lần đi ra đi vào bị ngã xe, lấm lem bùn đất, nhưng đi nhiều, ngã nhiều rồi cũng quen. Năm học 2019 - 2020, điểm bản có 41 cháu mầm non, con em của đồng bào dân tộc Mông.


"Khó khăn như vậy nhưng khi nhìn thấy học sinh thân yêu, lòng yêu nghề lại trỗi dậy mạnh mẽ. Các em học sinh mặt nhem nhuốc, mắt đen lay láy vô tư tinh nghịch. Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, còn nhỏ tuổi, nhưng các em học sinh đã phải vừa giúp đỡ việc gia đình vừa đi học. Học sinh chăm ngoan, nghe lời, đã bù đắp lại những khó khăn thiếu thốn của các thầy cô giáo cắm bản nơi đây", cô giáo Trương Bích Hương cho hay.

Bài 2: Dạy chữ nơi có nhiều 'không'

Việt Hoàng - Lục Thu - Khánh Cường

Theo TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

1 ngày "sóng gió" của vợ Xuân Son: Chiều lên đồ đi cổ vũ chồng, tối túc trực ở bệnh viện1 ngày "sóng gió" của vợ Xuân Son: Chiều lên đồ đi cổ vũ chồng, tối túc trực ở bệnh viện
09:52:07 06/01/2025
Bức ảnh đáng sợ nhất Cbiz: Lần lượt từng sao hạng A dính phốt động trời, 1 người còn thành "nỗi xấu hổ" tại xứ tỷ dânBức ảnh đáng sợ nhất Cbiz: Lần lượt từng sao hạng A dính phốt động trời, 1 người còn thành "nỗi xấu hổ" tại xứ tỷ dân
10:36:58 06/01/2025
Trường Giang sững người vì bị mắng thẳng mặt ngay nơi công cộngTrường Giang sững người vì bị mắng thẳng mặt ngay nơi công cộng
11:55:11 06/01/2025
Khung ảnh 4 cầu thủ ăn mừng chiến thắng, nhưng 1 người bỗng lạ lắm luôn: Lộ ra danh tính tất cả sốc!Khung ảnh 4 cầu thủ ăn mừng chiến thắng, nhưng 1 người bỗng lạ lắm luôn: Lộ ra danh tính tất cả sốc!
09:40:11 06/01/2025
Sao Hàn 6/1: Lee Jung Jae hẹn hò nữ đại gia, cảnh nóng của Gong Hyo Jin gây sốtSao Hàn 6/1: Lee Jung Jae hẹn hò nữ đại gia, cảnh nóng của Gong Hyo Jin gây sốt
10:39:31 06/01/2025
Dân mạng chế ảnh hài hước, mừng chiến thắng lịch sử của đội tuyển Việt NamDân mạng chế ảnh hài hước, mừng chiến thắng lịch sử của đội tuyển Việt Nam
11:19:20 06/01/2025
Khách Tây sốc khi lần đầu "đi bão" mừng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF CupKhách Tây sốc khi lần đầu "đi bão" mừng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup
08:41:23 06/01/2025
Phát hoảng với sao Hoa ngữ giảm cân quá đà: Người đột quỵ, người da bọc xươngPhát hoảng với sao Hoa ngữ giảm cân quá đà: Người đột quỵ, người da bọc xương
11:50:37 06/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quân A.P bị tóm gọn dắt bạn gái xuất ngoại, tay trong tay chính thức công khai?

Quân A.P bị tóm gọn dắt bạn gái xuất ngoại, tay trong tay chính thức công khai?

Sao việt

14:32:26 06/01/2025
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ rầm rộ khoảnh khắc bắt gặp Quân A.P tay trong tay với một cô gái tại nước ngoài. Cụ thể, một nhóm bạn TikToker cùng nhau đi du lịch tại xứ sở kim chi và quay vlog để làm kỷ niệm.
Ngọc Thanh Tâm gây tranh cãi khi hát cải lương

Ngọc Thanh Tâm gây tranh cãi khi hát cải lương

Tv show

14:22:57 06/01/2025
Khi tham gia tiết mục Em không thể trong Công diễn 5 Chị đẹp đạp gió, Ngọc Thanh Tâm đã nhờ NSND Bạch Tuyết hướng dẫn hát cải lương để tạo điểm nhấn.
Không thời gian - Tập 24: Tin đồn ma rừng xuất hiện, đội của Đại gặp khó khăn

Không thời gian - Tập 24: Tin đồn ma rừng xuất hiện, đội của Đại gặp khó khăn

Phim việt

14:18:36 06/01/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 24, sau khi xảy ra vụ nổ ruộng ngô nhà Phìn Hoa, Trung tá Đại đã tới bệnh xá trấn an Hoa. Anh cũng dò hỏi về chuyện hôm vụ nổ xảy ra.
Quả Cầu Vàng 2025: Squid Game 2 trắng tay trước 1 siêu bom tấn, nữ diễn viên gốc Việt xuất sắc nhận giải thưởng lớn

Quả Cầu Vàng 2025: Squid Game 2 trắng tay trước 1 siêu bom tấn, nữ diễn viên gốc Việt xuất sắc nhận giải thưởng lớn

Hậu trường phim

14:13:48 06/01/2025
Dù đã được khán giả châu Á đặt kỳ vọng cao nhưng đáng tiếc khi cuối cùng, Squid Game 2 trắng tay trước đối thủ nặng ký Shgun
Mua nhà 1,1 tỷ đồng nhưng bỏ trống, 28 năm sau giá nhà tăng 20 lần, định đến ở thì phát hiện người lạ chiếm giữ: "Chúng tôi cũng trả đủ tiền"

Mua nhà 1,1 tỷ đồng nhưng bỏ trống, 28 năm sau giá nhà tăng 20 lần, định đến ở thì phát hiện người lạ chiếm giữ: "Chúng tôi cũng trả đủ tiền"

Netizen

14:10:09 06/01/2025
Vào năm 1992, bà Trương Thụy Phương (tên giả) đã mua một căn hộ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) với giá 330.000 NDT (khoảng 1,15 tỷ đồng).
Mối liên hệ giữa tập thể dục với việc phòng ngừa sa sút trí tuệ

Mối liên hệ giữa tập thể dục với việc phòng ngừa sa sút trí tuệ

Sức khỏe

14:10:00 06/01/2025
Ngoài Alzheimer, các dạng sa sút trí tuệ khác bao gồm bệnh mạch máu não và các bệnh thoái hóa thần kinh. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh thường liên quan đến lối sống ít vận động và tình trạng suy nhược cơ thể.
1 nam diễn viên mất tích bí ẩn khi đi quay phim, bạn gái đăng đàn cầu cứu giữa đêm

1 nam diễn viên mất tích bí ẩn khi đi quay phim, bạn gái đăng đàn cầu cứu giữa đêm

Sao châu á

14:03:34 06/01/2025
Tối ngày 03/01, thông tin nam diễn viên Tinh Tinh đột nhiên mất tích, bạn gái phải đăng đàn cầu cứu giữa đêm nhận được sự quan tâm lớn trên mạng xã hội.
Xuân Son bật khóc, ôm HLV Kim Sang Sik khi được trao huy chương vô địch

Xuân Son bật khóc, ôm HLV Kim Sang Sik khi được trao huy chương vô địch

Sao thể thao

13:55:35 06/01/2025
HLV Kim Sang Sik và tiền đạo Xuân Son có khoảnh khắc đáng nhớ khi tới sân bay chuẩn bị về nước.Sáng 6/1, Xuân Son cùng các đồng đội ở ĐT Việt Nam có mặt tại sân bay để về nước.
GDA 2025: Nhóm nam triệu bản tiếp tục càn quét Daesang, nhóm nữ bị ghét nhất Kpop hoá "trò đùa"

GDA 2025: Nhóm nam triệu bản tiếp tục càn quét Daesang, nhóm nữ bị ghét nhất Kpop hoá "trò đùa"

Nhạc quốc tế

13:54:08 06/01/2025
Hoạt động đến năm thứ 10, SEVENTEEN vẫn giữ nhịp comeback đều đặn 2 lần 1 năm, lần nào trở lại cũng phá đảo doanh thu.
Người đàn ông chặn đầu ô tô, cầm đá đập nát kính chắn gió ở TPHCM

Người đàn ông chặn đầu ô tô, cầm đá đập nát kính chắn gió ở TPHCM

Pháp luật

13:49:49 06/01/2025
Người đàn ông lái xe máy chặn đầu chiếc ô tô trên đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú (TPHCM) rồi dùng tay đấm cửa kính, dùng đá đập nát kính chắn gió.
Địa chỉ nghỉ dưỡng cho lính Ukraine bị thương trên chiến trường

Địa chỉ nghỉ dưỡng cho lính Ukraine bị thương trên chiến trường

Thế giới

13:46:36 06/01/2025
Các tu viện ở bán đảo Athos phía bắc Hy Lạp là địa chỉ để binh sĩ Ukraine tới cầu nguyện và chữa lành những vết thương trên chiến trường.