Thắp sáng đường đến trường
Dịch bệnh Covid-19 khiến không ít học sinh trở thành trẻ mồ côi, xót xa hơn, có em mất cả cha lẫn mẹ.
Cô giáo chủ nhiệm lớp 1/2 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đón học sinh trong ngày tựu trường.
Năm học mới cận kề, ngoài sự quan tâm, lo lắng của người thân từ bộ quần áo đến sách vở, bút mực, các em còn được tiếp sức bởi cộng đồng xã hội. Dù không thể bù đắp hết mất mát nhưng tất cả đều mong các em vững bước trên con đường đến trường.
Anh trai dắt em gái tựu trường
Tính đến đầu tháng 2/2022, TPHCM ghi nhận hơn 2.200 trẻ mồ côi vì Covid-19. Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện chính sách chăm lo của Trung ương, TPHCM đã tích cực chăm lo cho trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19. Ngoài tiền mặt, các em còn nhận quà là cặp sách, vở viết, đồ dùng học tập, gói an sinh gồm gạo, mì, dầu ăn… Đặc biệt, nhiều tổ chức, cá nhân còn cam kết đỡ đầu cho các em đến năm 18 tuổi.
Gần 1 năm nay cuộc sống của chị Huỳnh Thị Mỹ Linh, trú tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức (TPHCM) vất vả, tất bật hơn bội phần. Bởi từ khi chồng nhiễm Covid-19 qua đời, người phụ nữ 38 tuổi này vừa là người mẹ vừa là trụ cột cho 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.
Chị Linh cho biết, năm học 2022 – 2023, để tiết kiệm chi phí mua sách, vở và dụng cụ học tập, các con phải mặc đồng phục từ năm trước và những bộ đồ cũ của họ hàng cho. Chỉ riêng con gái thứ ba là Nguyễn Huỳnh Nhã Uyên năm nay bước vào lớp 1, Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP Thủ Đức), dù đã được tặng đồng phục cũ nhưng vì mặc quá rộng chị phải mua mới.
Chị Linh hiện làm bảo mẫu ở một trường phổ thông tư thục cách nhà hơn 10 cây số. Để kịp lo bữa sáng cho các con trước khi đến trường, hàng ngày chị thức dậy từ 4 giờ sáng. 6 giờ kém 15 phút chị lên xe buýt đi làm đến hơn 5 giờ chiều mới về. Vì thế việc cho các con ăn sáng và đưa đón đi học đều phải nhờ bà ngoại sống gần đó và con gái đầu năm nay bước vào lớp 11 lo toan.
Theo chia sẻ của chị Linh, mỗi tháng chi phí lo ăn học cho các con mất gần 10 triệu đồng. Trong khi đó tiền lương của chị không đủ nên phải nhờ đến sự hỗ trợ từ những đồng lương làm công nhân của nhà ngoại.
Em Uyên, con gái thứ ba của chị Linh năm nay bước vào lớp 1.
Ngày tựu trường, những em nhỏ khác đều được bố mẹ đưa đón, thế nhưng vì mẹ bận công việc nên Uyên được anh trai Nguyễn Tấn Kiệt năm nay lên lớp 7 cùng bà ngoại đưa đến lớp.
“Anh trai trước đây học tại trường này nên biết rõ đường đi, vì thế cháu cùng bà ngoại đưa em đến trường. Bữa đó, tôi đi làm về nghe ngoại kể khi đến trường bà đợi ở cổng còn Kiệt dẫn em vào lớp rồi giới thiệu với cô giáo mà tôi không cầm được nước mắt”, chị Linh kể và bùi ngùi tâm sự: “Trước đây chồng tôi làm nghề lái xe, ngày nào có việc mới đi, nên thời gian rảnh anh đưa đón và lo cơm nước cho các con. Giờ anh không còn nữa việc đến trường của các con có hôm nhờ bà ngoại, nếu những hôm ngoại bận thì lại nhờ cậu, bác và người thân bên nhà chồng.
Nhìn những đứa trẻ khác được cha mẹ đưa đón thực sự tôi rất thương các con. Sắp tới khai giảng năm học, bản thân cũng muốn xin nghỉ để đưa cháu đến trường, nhưng công việc hiện tại rất bận rộn nên tôi đành chịu. May mắn hai cháu đầu từ năm cuối cấp tiểu học đến nay đã tự đạp xe đến trường. Còn việc đưa đón cháu Uyên và đứa con út đang học mầm non đều phải nhờ người thân hai bên nội ngoại”.
Ngọc Mai vui mừng khi nhận học bổng và đồ dùng học tập từ nhà hảo tâm trước năm học mới.
Video đang HOT
Tự lực đến trường
Cũng có người thân mất vì dịch bệnh Covid-19, nhưng với em Trần Thị Ngọc Mai, năm nay học lớp 4, Trường Tiểu học Khánh Hòa Đông, huyện Đức Hòa (Long An) lại có phần đau xót hơn. Bởi, bố mất từ khi còn nhỏ, mọi chi phí sinh hoạt của gia đình và chăm lo cho hai đứa con ăn học đều dựa vào những ngày đi bán vé số của người mẹ. Thương mẹ vất vả, chị gái Ngọc Mai chỉ học đến lớp 9 đành nghỉ học phụ mẹ kiếm tiền. Thế nhưng đợt dịch vừa qua, mẹ Ngọc Mai bị nhiễm Covid-19 và qua đời.
Từ ngày mẹ mất, hai chị em Ngọc Mai về sống với ông bà nội. Hàng ngày, chị gái đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về nên không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc em mình. Trong khi đó, ông bà nội đã lớn tuổi, bệnh tật nên không thể đưa đón Ngọc Mai đi học. Ngọc Mai nói: “Trước đây, mỗi sáng trên đường đi làm, mẹ chở con đến lớp, chiều về đón còn mua kẹo bánh. Giờ mẹ không còn nữa, ông bà đi lại khó khăn nên em tự đạp xe đến trường”.
Năm học mới này em Nguyễn Đức Bảo xác định sẽ phấn đấu học tập để thi đậu vào đại học.
Ngồi bên cạnh cháu nội, ông Nguyễn Văn Dư (sinh năm 1954) cho biết: “Năm học mới này may mắn được nhà hảo tâm ở TPHCM, cô chú công tác tại xã Khánh Hòa Đông và nhà trường hỗ trợ tiền, quần áo, sách vở và dụng cụ học tập nên tôi không phải mua sắm thêm. Nhưng nghĩ đến ngày khai giảng mà thương cháu không cầm được nước mắt. Bởi trước đây dù công việc bận thế nào đầu năm học mẹ cháu đều tận dụng thời gian để đưa đón đến lớp, thế nhưng từ ngày mẹ mất Ngọc Mai phải tự đạp xe đến trường. Trong lòng tôi rất muốn đưa cháu đến trường ngày khai giảng nhưng do đi lại khó khăn, cũng không còn cách nào!”.
Khi được hỏi mong ước trong thời gian tới, Ngọc Mai cho biết: “Điều em mong muốn nhất là hằng ngày vẫn được đến trường. Đặc biệt là mong ông bà có nhiều sức khỏe để sống cùng hai chị em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng ông bà nội, mẹ và chị”.
Bà Phan Thị Dạ Thảo, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Long An cho biết: “Khi học sinh trở lại học trực tiếp sau đợt dịch lần thứ tư bùng phát, sở đã yêu cầu các trường rà soát, lập danh sách trẻ có cha, mẹ mất trong mùa dịch Covid-19 để hỗ trợ kịp thời như: Miễn giảm học phí, dụng cụ học tập. Đặc biệt, khi có nhà hảo tâm đến hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì ưu tiên những em mồ côi cha mẹ vì dịch bệnh trước để tạo động lực cho các em vững tin tới trường”.
Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An và ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BITEX GROUP tặng học bổng cho học sinh mồ côi cha, mẹ vì dịch bệnh Covid-19.
N ỗ lực bước vào giảng đường đại học
Cách đây tròn 1 năm, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của bố và mẹ Nguyễn Đức Bảo. Nỗi đau mất người thân đã bao trùm lên hai anh em. Đặc biệt gánh nặng đè lên đôi vai của Bảo vì phải chăm người anh trai mắc hội chứng Down từ nhỏ.
Kìm nén nỗi đau, Bảo đã không ngừng nỗ lực trong học tập và chăm sóc anh trai Nguyễn Đức Thiên Ân. Đến nay, cậu học sinh năm cuối Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) đã học được cách sắp xếp cuộc sống gia đình. Hàng ngày, em dậy từ 5 giờ sáng, học bài một tiếng sau đó chuẩn bị đồ ăn. 6 giờ 30 phút, Bảo đánh thức anh trai dậy cùng ăn. Để Bảo yên tâm lên lớp, đặc biệt, các bác và dì ở gần hàng ngày qua phụ giúp chăm sóc anh trai. Mọi người thay phiên nhau mang đồ ăn trưa đến, Bảo chỉ phải nấu bữa chiều. Trước đó, nam sinh ít khi vào bếp nhưng nay đã tự học làm được các món mỳ Ý, Pizza, hay món mẹ thường nấu (canh chua, thịt kho tàu, cá kho) để đổi bữa, kích thích anh trai ăn nhiều hơn.
Dù còn nhỏ tuổi nhưng 4 người con của chị Linh rất ngoan ngoãn, lễ phép và thương mẹ.
Bảo tâm sự: “Những ngày qua ngoài sự giúp đỡ của người thân, em và anh trai còn được cô chú ở địa phương, nhà trường, phụ huynh các bạn trong lớp và kể cả những người không quen biết đến động viên tinh thần và chia sẻ gánh nặng kinh tế. Năm học mới này, em được mẹ của một bạn trong lớp hỗ trợ sách, vở và đồng phục nên mọi thứ phục vụ năm học mới đã đầy đủ”.
Trước đây, Bảo đặt ra mục tiêu phấn đấu học tập để thi đậu vào ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) được mẹ đồng tình ủng hộ. Bảo chia sẻ: “Mẹ thường nói, ba mẹ luôn ủng hộ, giúp đỡ em thực hiện ước mơ mà bản thân lựa chọn. Những ngày điều trị Covid-19 trong bệnh viện thu dung cũng vậy, lúc bớt mệt, mẹ lại dặn dò em. Mẹ mong muốn em thực hiện được hai việc đó là học hành để có việc làm ổn định và chăm sóc, lo lắng cho anh Ân thay cha mẹ”.
Năm học 2021 – 2022 với Bảo là khoảng thời gian không thể nào quên. Nhưng vì ba mẹ, anh Ân, nam sinh cố nén nỗi đau, nỗ lực học tập. Cuối năm học, em đứng thứ 7 của lớp về thành tích học tập. “Năm học mới này, em xác định sẽ nỗ lực học tập và thi đậu vào ngôi trường đại học mong ước”, Bảo thổ lộ.
Nói về trường hợp của Bảo, thầy Nguyễn Đức Chính, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân cho biết: “Toàn trường duy nhất có trường hợp em Bảo diện người thân mất trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Nhà trường đã miễn giảm tất cả các khoản thu cũng như tiền ăn bán trú buổi trưa. Những khoản hỗ trợ từ nhà hảo tâm, nhà trường đã giúp em làm sổ tiết kiệm để quản lý và chi tiêu trong cuộc sống. Ngoài ra, ban giám hiệu, thầy cô giáo, phụ huynh luôn cảm thông và hỗ trợ, động viên, tạo mọi điều kiện để Bảo có điều kiện học tập tốt nhất”.
Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Tỉnh có 144 trẻ bị mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Tỉnh đã giao Sở Lao động, Thương Binh & Xã hội quản lý với những trường hợp trẻ đặc biệt khó khăn. Từ đó có chính sách, cơ chế để hỗ trợ các em. Ngoài việc duy trì sổ tiết kiệm, địa phương còn có chính sách hỗ trợ các điều kiện về học tập như: Máy tính, học phí, dụng cụ học tập,… giúp các em có nghị lực, niềm tin để vượt lên khó khăn và học tập thật tốt.
Tranh luận có nên quy định 'ai là người đứng đầu' cơ sở giáo dục đại học
Đại diện nhiều trường đại học có ý kiến đóng góp về việc sửa đổi Nghị định 99/2019/NĐ-CP trong đó có liên quan đến việc quy định người đứng đầu.
Ngày 13/8, hội thảo lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các trường từ Đà Nẵng trở vào.
Đại diện nhiều trường đại học có ý kiến đóng góp liên quan đến việc sửa đổi nghị định này trong đó gồm những quy định về người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học; vị trí pháp lý của hội đồng trường trong cơ cấu tổ chức của trường đại học; về thành phần tập thể lãnh đạo và người chủ trì các cuộc họp tập thể lãnh đạo; về thành viên hội đồng trường (nhân sự chủ tịch, bổ nhiệm, thay thế thành viên, tuổi thành viên,...); về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình,...
Đông lãnh đạo nhiều trường đại học từ Đà Nẵng trở vào tham dự hội thảo lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP (Ảnh: L.P)
Phát biểu tại hội thảo, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn-Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Luật Giáo dục đại học 2018 ban hành cách đây 4 năm, sau đó Nghị định 992019/NĐ-CP được ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học. Hai văn bản này có tác động vô cùng lớn với hệ thống giáo dục đại học.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, sau 4 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2018 và gần 3 năm thực hiện Nghị định 99, kiểm nghiệm trên thực tế có những sự thay đổi rất thuận lợi. Tuy nhiên, có những quy định còn có vướng mắc hay còn có cách hiểu chưa được thống nhất. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện rà soát, lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để đề xuất ban soạn thảo trong xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 99 thời gian tới.
Cần chú ý đến tính đặc thù của đại học vùng, đại học lớn
Phát biểu tại hội thảo, Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Công Pháp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (thuộc Đại học Đà Nẵng) cho rằng đối với đại học vùng, cần xem xét có nên có hội đồng đại học như hội đồng trường của các trường bên ngoài không?
Theo ông Pháp, đại học vùng là một đại học chứ không phải là một cơ quan chủ quản. Các trường thành viên được sự chỉ đạo, giám sát, thông qua các chủ trương lớn của đại học vùng. Nhưng trường thành viên còn thêm chỉ đạo của đảng ủy trường, thông qua hội đồng trường của chính cơ sở giáo dục đại học đó nữa. Như vậy, khi ra một quyết định gì đó nếu qua các trình tự trên thì sẽ quá vòng vèo, tạo cơ chế không nhanh được.
Vì thế, ông Pháp kiến nghị nên xem xét có cơ chế đối với đại học vùng cũng như xem xét lại hội đồng trường của các trường thành viên.
Còn Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết hiện nay ngày càng nhiều trường đại học muốn trở thành đại học nhưng trong Nghị định 99/2019/NĐ-CP có một số vấn đề chưa rõ, chưa mang tính đặc thù, như việc bầu hội đồng đại học.
Trong quy định này, hoặc là người lao động hoặc đại biểu cần ít nhất thành viên tham gia bầu trên tổng số người lao động. Nhưng với đại học vùng với quy mô khoảng 3.000 hoặc 4.000 người lao động thì bầu 1 hội đồng phải có gần 2.000 người, vậy tập trung kiểu gì?", ông Vũ đặt câu hỏi.
"Vừa qua, khi bầu Hội đồng đại học của Đại học Đà Nẵng, theo quy định cần trên 50% và chúng tôi đáp ứng được khoảng 1.700 người, tổ chức bầu ở tất cả hội trường của các trường thành viên.
Với các trường đơn lẻ, việc quy định hơn 50% là hợp lý nhưng với các đại học vùng, đại học quốc gia thì thành phần bầu cần phải khác vì đông quá cũng không giải quyết được việc gì. Đây là một ví dụ cho tính đặc thù cần tính thêm trong nghị định", ông Vũ nêu.
Có nên để hiệu trưởng kỷ luật phó hiệu trưởng?
Cũng tại hội thảo góp ý Nghị định 99, nhiều ý kiến tập trung bàn luận về thủ tục thay thế thành viên hội đồng trường, thẩm quyền kỷ luật phó hiệu trưởng.
Theo Giáo sư Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, về việc bổ sung, thay thế thành viên hội đồng trường mặc dù tại nhà trường chưa gặp phải nhưng theo thủ tục thì đây là việc rất phức tạp. Ông kiến nghị trong nghị định cần thay đổi để làm thế nào việc này thực hiện gọn hơn.
"Trước khi bổ sung hoặc thay thế một thành viên thì phải họp tập thể lãnh đạo, sau đó trình qua hội đồng trường để biểu quyết và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định", ông Phong nêu.
Bên cạnh đó, trong vấn đề kỷ luật ông Phong cho rằng cấp nào bổ nhiệm thì sẽ ra quyết định kỷ luật. "Ai là người được kỷ luật phó hiệu trưởng nếu người này vi phạm? Riêng trường tôi, hội đồng trường mà thay mặt là chủ tịch hội đồng trường sẽ ký quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng. Nếu người này vi phạm thì chính hội đồng trường quyết định và chủ tịch hội đồng trường là người ký quyết định kỷ luật", ông Phong chia sẻ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thủy Tiên- Chủ tịch hội đồng trường Trường Đại học Tài chính - Marketing cũng đồng tình với ý kiến của ông Phong trong quy trình bổ sung, thay thế thành viên hội đồng trường.
"Khi khuyết một thành viên hội đồng trường thì tập thể lãnh đạo nhà trường sẽ xem xét, đề cử một thành viên thay thế để trình ra hội đồng trường biểu quyết chứ không nhất thiết phải triệu tập hội nghị toàn thể trường để bỏ phiếu bổ sung thành viên đó", Tiến sĩ Thủy Tiên nêu ý kiến.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch hội đồng trường Trường Đại học Y dược Cần Thơ thì cho rằng: "Khoản 2 của Điều 7a nêu hiệu trưởng thực hiện trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu trong đó có phần kỷ luật với phó hiệu trưởng. Khoản này tôi không đồng ý. Bởi vì phó hiệu trưởng là do hội đồng trường bầu và chủ tịch hội đồng trường ký nghị quyết bầu, người nào bầu sẽ có thẩm quyền kỷ luật. Do đó, nên bỏ nội dung hiệu trưởng có quyền kỷ luật đối với phó hiệu trưởng".
Ai là "người đứng đầu" trường đại học
Cũng theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, dù Bộ Tư pháp nói rằng không cần người đứng đầu một trường đại học nhưng ông kiến nghị cần phải có người đứng đầu.
"Bất cứ tập thể nào cũng cần có người đứng đầu, trong điều kiện bình thường không có gì nhưng khi xảy ra việc gì thì ai là người giải quyết, cần phải rõ. Trong tập thể lãnh đạo của Đại học Đà Nẵng, đương nhiên khi họp Đảng ủy thì bí thư Đảng ủy, họp Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng, họp Ban giám đốc thì Giám đốc đại học chủ trì nhưng có những cuộc họp mà trước đây Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thủ trưởng đơn vị chủ trì, nếu không có quy định cụ thể rất lúng túng", Phó giáo sư Ngọc Vũ phân tích.
Đồng quan điểm, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Diệp Tuấn - Chủ tịch hội đồng trường Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: "Người đứng đầu trường đại học không nên né tránh mà cần được xác định rõ".
Ông Tuấn lý giải: "Dù có ý kiến cho rằng nên "để trống" nhưng từ góc độ quản trị một tổ chức mà không có người đứng đầu là không thể. Chủ trương và hành động phải nhất quán mà muốn vậy thì ít nhất phải có người đứng đầu và sự phân quyền, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta mới đang giai đoạn bước đầu chập chững với mô hình hội đồng trường mà không tạo sự ổn định thì sẽ tạo ra sự không ổn định".
Bên cạnh đó, ông Tuấn nhấn mạnh vấn đề phân quyền trong các cơ sở giáo dục đại học. "Bí thư đảng ủy và chủ tịch hội đồng trường phải là người đứng đầu đơn vị. Bộ chủ quản sẽ "nắm" hội đồng trường, hội đồng trường sẽ tìm hiểu, phát hiện và bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu trưởng sẽ bổ nhiệm phó hiệu trưởng. Nếu phân quyền rõ như thế thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề như bãi nhiệm, miễn nhiệm, hệ số phụ cấp, ai kỷ luật ai, ai chủ trì cuộc họp...", Giáo sư Tuấn nói.
Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang lại có quan điểm khác về điều này. "Trường công rất quan tâm đến vai trò người đứng đầu nhưng trường tư không ai thắc mắc vì đã rất rõ. Nhưng trường công có những quy định rất khó khăn nên tôi thống nhất quan điểm người đứng đầu trong từng lĩnh vực, công việc gì mới quan trọng. Nghị định 99/2021/NĐ-CP có thể xử lý theo hướng có sự tham chiếu của mô hình nhà nước để có sự đồng thuận", Tiến sĩ Trí nói.
Hơn 2.500 sinh viên Trường ĐH Mở Hà Nội được nhận bằng tốt nghiệp Ngày 13/8, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp đại học đợt 2 năm 2022 cho hơn 2.500 sinh viên. Sáng 13/8, tại Hà Nội, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho gần 2.200 sinh viên Nỗ lực vượt khó Đợt tốt nghiệp này gồm các ngành thuộc chương trình đào tạo bậc...