Thắp lửa khát vọng cho học sinh nghèo vùng thượng Kỳ Anh
12 năm gắn bó với vùng thượng, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Trường THPT Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) đã để lại dấu ấn đậm nét trong mỗi thế học sinh về lòng yêu nghề, sự sáng tạo, nhiệt huyết và tình thương yêu học sinh hết mực.
Ngôi trường THPT Kỳ Lâm, nơi cô Hương và các thầy cô giáo đã dìu dắt biết bao thế hệ học sinh nghèo trưởng thành
“Cô ơi! Kết thúc năm học vừa rồi em lại được tuyên dương sinh viên xuất sắc tiếp cô à… Nhớ lại ngày còn ở trường, giữa lúc em gặp khó khăn, tuyệt vọng nhất thì chính là lúc cô luôn ở bên… Có lẽ từ “cảm ơn” sẽ không bao giờ đủ để nói hết lòng biết ơn của em về tấm lòng của cô. Em chỉ biết phải cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ lòng cô”.
Đây là những lời trong bức thư của cô học trò cũ Phạm Thị Hiền (khóa 2016 – 2019), hiện là sinh viên năm thứ 2 Khoa Sư phạm tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế viết cho cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên bộ môn Văn, Trường THPT Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh.
Em Phạm Thị Hiền (trái) chụp ảnh lưu niệm với cô giáo Hương (Ảnh tư liệu)
Sinh năm 1987 tại xã Kỳ Lâm (nay là xã Lâm Hợp), là học sinh cũ của Trường THPT Kỳ Lâm, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Thị Thu Hương đã mơ ước rất nhiều về một ngày được trở thành cô giáo, được đứng trên bục giảng để truyền đạt những những kiến thức và nhiệt huyết của mình cho con em của các xã nghèo vùng thượng. Thế rồi ước mơ đã trở thành hiện thực khi vào năm 2009, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, cô giáo Hương được nhận nhiệm vụ về giảng dạy tại mái trường cũ thân yêu của mình.
Sau một thời gian công tác, cô lập gia đình cùng thầy giáo Nguyễn Đình Hành, dạy môn Toán cùng trường, quê ở huyện Can Lộc và quyết định gắn bó lâu dài với quê hương vùng thượng.
Một tiết dạy Ngữ văn của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương trong năm học mới 2021-2022.
Trở lại với câu chuyện của cô học trò Phạm Thị Hiền, em mồ côi bố, mẹ sức khỏe yếu nên gia đình hết sức khó khăn. Biết không đủ điều kiện để vào đại học, mặc dù học rất chắc, Hiền đã chấp nhận số phận với suy nghĩ chỉ học đủ lấy tấm bằng tốt nghiệp THPT, sau đó ở nhà đi làm. Là cô giáo chủ nhiệm, hơn ai hết, cô Hương hiểu được khả năng học tập và tâm trạng của em; một mặt hỏi han, động viên em cố gắng, mặt khác cô dày công tiếp cận gia đình tuyên truyền, vận động mẹ của Hiền cố gắng sắp xếp để em được tiếp tục học tập.
Đặc biệt, ngoài việc kèm cặp ở lớp, cô Hương đã bố trí cho em được ăn học ngay trong nhà mình để giảm bớt gánh nặng chi phí cho gia đình, đồng thời có điều kiện thường xuyên động viên, hỗ trợ em học tập.
Video đang HOT
Với tình cảm và trách nhiệm của một cô giáo, một người mẹ, kết quả năm 2019, Hiền đã đạt thủ khoa điểm xét tuyển đại học khối C của Trường Đại học Sư phạm Huế. Trong 2 năm học vừa qua, Hiền luôn đạt thành tích xuất sắc.
Bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm, cô Hương đã truyền ngọn lửa khát vọng cho nhiều lớp học trò nghèo vùng thượng biết vượt khó vươn lên để chiếm lĩnh những giá trị của cuộc sống.
Em Phạm Thị Hiền chỉ là một trong rất nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cô giáo Hương và các thầy cô ở Trường THPT Kỳ Lâm nâng bước. Hầu hết các em đã thành đạt và không quên những ân tình sâu nặng của thầy cô.
Ở nơi vùng thượng xa xôi, cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; việc học của con em cũng không được quan tâm. Điều đáng ngạc nhiên là mảnh đất này lại sinh ra nhiều học sinh có tố chất vượt trội. Mặc dù vậy, vì hoàn cảnh quá khó khăn, rất nhiều em đã phải ngậm ngùi gác lại ước mơ của mình.
Và những người thầy, người cô ở nhiều vùng quê trong tỉnh đã hội tụ về đây, sẵn sàng hy sinh, bám trụ trường lớp với tất cả những tình cảm, niềm đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ, tất cả vì đàn em thân yêu.
Cô Hương đứng lớp trong một buổi thao giảng liên trường về đổi mới phương pháp dạy học (Ảnh tư liệu).
12 năm làm người “chèo đò”, không chỉ miệt mài bên những trang giáo án và cháy hết mình trên bục giảng, cô cũng chưa bao giờ quản ngại vượt hàng chục cây số đường rừng đến với các gia đình phụ huynh tuyên truyền, vận động người dân cho con em đi học.
Cũng không biết bao lần cô được chứng kiến những niềm vui của các em khi được sự sát cánh động viên, hỗ trợ kịp thời của mình, đã vượt qua số phận để vươn tới đỉnh vinh quang và cả không ít những tiếc nuối, xót xa khi không thể giúp được những “hạt giống đỏ” có cơ hội được nảy mầm do hoàn cảnh quá đặc biệt…
Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cô giáo Hương luôn cố gắng phấn đấu tự học, tự nâng cao trình độ và tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Ảnh tư liệu
Cô Hương tâm sự: “Khi đã xác định làm một giáo viên nơi vùng sâu, vùng xa với nhiều khó khăn thì ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ đứng trên bục giảng, thương yêu học sinh hết mực còn phải rèn cho mình khả năng đồng cảm cao với các em, biết lắng nghe, thấu hiểu và đặc biệt là làm tốt vai trò một tuyên truyền viên để tuyên truyền, vận động gia đình tạo điều kiện cho các em học tập”.
Thầy giáo Võ Tiến Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Không chỉ yêu thương học sinh hết mực, cô Hương còn là một chi ủy viên Chi bộ nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Là người đặc biệt quan tâm công tác phát triển Đảng, mỗi năm học cô bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp được 5 – 10 học sinh vào Đảng. Nhiều năm liền là điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là tấm gương trong thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và là một Phó Chủ tịch Công đoàn tận tụy, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đoàn viên”.
Cô trò cùng đọc chung tác phẩm văn học yêu thích tại thư viện nhà trường (Ảnh tư liệu).
Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cô luôn cố gắng phấn đấu tự học, tự nâng cao trình độ; tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy, vì vậy hằng năm, cô luôn đạt kết quả cao trong kỳ thi giáo viên giỏi của trường. Từ năm 2016 đến nay, bộ môn Ngữ văn do cô bồi dưỡng, ôn luyện, đã có 11 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong nhiều năm liền, cô có hàng chục sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp sở.
Bằng tình thương và trách nhiệm với học sinh, sự nỗ lực không ngừng và những kết quả cao trong giảng dạy, nhiều năm liền cô Nguyễn Thị Thu Hương là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện và ngành. Đặc biệt, cô là một trong 2 cá nhân điển hình của huyện Kỳ Anh được vinh danh về thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW giai đoạn 2016 – 2021 của toàn tỉnh.
Trao 100 triệu đồng giúp đỡ học sinh nghèo mua máy tính học trực tuyến
Sáng ngày 24/9, bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã trao 100 triệu đồng tới Hội Khuyến học huyện Sóc Sơn, Hà Nội, để mua máy tính giúp học sinh gặp khó khăn trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao thiết bị học trực tuyến cho các em học sinh nghèo trên địa bàn huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Trọng Trinh).
Tiếp tục hưởng ứng Chương trình "Sóng và Máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng ngày 24/9, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã trao số tiền 100.000.000 đồng đến Hội Khuyến học huyện Sóc Sơn (Hà Nội), để giúp đỡ các em học sinh nghèo tại huyện Sóc Sơn đang thiếu thốn về trang thiết bị học trực tuyến.
Hội Khuyến học huyện Sóc Sơn đón nhận số tiền 100 triệu đồng từ Quỹ Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Trọng Trinh).
Phát biểu tại buổi trao tiền hỗ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã biểu dương tinh thần hưởng ứng Chương trình "Sóng và Máy tính cho em" mà huyện Sóc Sơn đã làm được và yêu cầu lãnh đạo Hội Khuyến học các huyện thực hiện nghiêm túc việc sử dụng nguồn tiền trợ cấp để mua sắm trang thiết bị tặng các em học sinh.
Đặc biệt, trang thiết bị để cho các em học tập phải là những trang thiết bị mới, không dùng máy cũ. Có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị sản xuất để mua được giá gốc, đảm bảo chất lượng cho các em có trang thiết bị mới, phục vụ việc tiếp thu những kiến thức mới.
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu trong buổi trao tiền hỗ trợ đến Hội Khuyến học huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Trọng Trinh).
Theo bà Nguyễn Thị Doan, ngay ngày đầu tiên Chương trình "Sóng và Máy tính cho em" do Chính phủ phát động đã huy động được hơn 1 triệu máy tính, một con số khá ấn tượng. Nhưng nhu cầu thực tế của các em học sinh cần trang thiết bị học tập trực tuyến là rất lớn.
Chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn, có điều kiện về kinh tế, vậy mà có 77 nghìn cháu không có trang thiết bị để học tập trực tuyến. Vì thế, hơn một triệu máy tính huy động được, tuy là lớn nhưng so với nhu cầu thực tế thì chưa thấm tháp gì, đấy là chưa kể đến nhiều thầy cô giáo rất nghèo, không mua nổi cho mình một chiếc máy tính hay điện thoại mới để phục vụ giảng dạy tốt hơn.
Ông Nguyễn Nam Hà, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Sóc Sơn trân trọng gửi lời cảm ơn đến Hội Khuyến học Việt Nam đã quan tâm đến học sinh nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên địa bàn huyện nhà. (Ảnh: Trọng Trinh).
Ông Nguyễn Nam Hà, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Sóc Sơn bày tỏ, "hôm nay tiếp tục được đón nhận số tiền hỗ trợ của Hội Khuyến học Việt Nam, đây là món quà quý giá, kịp thời để góp sức với ngành giáo dục huyện Sóc Sơn đảm bảo tốt công tác học tập cho các em học sinh nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19".
Ông Hà cho biết thêm, quy mô của ngành giáo dục huyện Sóc Sơn về trường học, thầy cô giáo có số lượng lớn nhất trong các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Trong điều kiện kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện đã tập trung đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Phong trào khuyến học của huyện được phát động rộng khắp ở các địa phương trên địa bàn huyện với nhiều mô hình khác nhau.
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn công tác của Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Trọng Trinh).
Dịch Covid-19 bùng phát khiến học sinh không thể đến trường học tập, nhiều thầy cô giáo đã chủ động đến tận nhà giao bài tập, sửa bài tập cho các em học sinh không có đủ trang thiết bị học trực tuyến.
Khi Chính phủ phát động Chương trình "Sóng và Máy tính cho em" ngành giáo dục huyện Sóc Sơn đã chủ động tham mưu, huy động ngay từ các thầy cô giáo và những nguồn lực khác trên địa bàn huyện. Chỉ trong một thời gian ngắn huyện Sóc Sơn đã vận động được số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Theo thống kê trên địa bàn huyện, hiện tại có khoảng 155 cháu chưa có trang thiết bị học trực tuyến.
1.000 học sinh nghèo Đà Nẵng được tặng thiết bị học trực tuyến Ngày 24.9, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết vừa tiếp nhận thiết bị hỗ trợ giúp học sinh nghèo có thể học trực tuyến. Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng (trái) nhận bảng tượng trưng trao tặng 1.000 thiết bị học trực tuyến - NGỌC HÀ Cụ thể, Sở GD-ĐT Đà Nẵng phối hợp với Phân hiệu...