Thành tích đáng nể của nam sinh Hà Nội trúng 6 nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Đỗ cùng lúc 6 nguyện vọng nhưng điều đáng phục nhất là Gia Khánh gần như không tham gia các lớp học thêm bên nhà trường mà chủ yếu tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự động viên của bố mẹ.
Tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội vừa qua, thí sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng nhất là em Phạm Gia Khánh (Trường THCS Giảng Võ) khi trúng tới 6 nguyện vọng. Trường này cũng chiếm 11/14 thí sinh đỗ 5 nguyện vọng của Hà Nội.
Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ cho biết, trong 11 học sinh đỗ cả 5 nguyện vọng, các em đều đỗ vào trường THPT thuộc top của Hà Nội như THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chu Văn An…
Em Phạm Gia Khánh trúng 6 nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội.
Được biết, Gia Khánh sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Bố là giảng viên đại học, mẹ làm nhân viên kinh doanh. Với nền tảng gia đình và sự giáo dục của bố mẹ, ngay từ nhỏ, Gia Khánh đã sớm bộc lộ sự thông minh và khả năng học ngoại ngữ rất tốt.
Từ khi còn học tiểu học, Khánh không chỉ luôn dẫn đầu lớp trong các môn học mà cậu còn luôn dẫn đầu trong các cuộc thi của nhà trường.
Hồi học tiểu học, tuy là học sinh lớp tiếng Pháp nhưng Gia Khánh lại giành giải Nhất cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp thành phố – một tiền lệ chưa từng có ở giải thưởng này.
Gia Khánh – học sinh Trường THCS Giảng Võ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Lên cấp THCS cũng thế, Khánh có mặt trong cả đội tuyển Toán và Khoa học của Trường THCS Giảng Võ.
Video đang HOT
Không chỉ có giải thưởng trong các cuộc thi tiếng Anh, Toán, Khoa học mà Gia Khánh còn là nhà tranh biện đầy tài năng trong tương lai bởi cậu đã giành được những giải thưởng rất thuyết phục như Huy chương Vàng trong cuộc thi IVYPREP SCHOLAR CUP 2018; Huy chương Vàng cá nhân trong cuộc thi hùng biện WORLD SCHOLAR CUP 2019 khu vực châu Á.
Điều đáng phục nhất là Gia Khánh gần như không tham gia các lớp học thêm bên nhà trường mà chủ yếu tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự động viên của bố mẹ.
Ngoài thành tích học tập đáng nể, Gia Khánh còn rất tài năng trong âm nhạc và các hoạt động thể thao. Năm 2018, cậu giành được chứng chỉ Karatedo cấp 4 đai xanh; Huy chương Đồng bóng rổ giải câu lạc bộ Jun Sport 2019. Gia Khánh cũng đã giành được chứng chỉ piano quốc tế cấp 6 -TRINITY COLLEGE LONDON.
Trong mắt bạn bè, Gia Khánh cũng là một người thân thiện, hòa đồng. Em luôn nhiệt tình với các phong trào của trường, của lớp. Cậu còn được biết đến khi là nam sinh thường chơi đàn trong các chương trình sinh hoạt tập thể. Hồi học lớp 7 cậu tự thiết kế phần mềm quay xổ số để giúp lớp tìm ra những người trúng thưởng từ các vé số mà các bạn đã rất nỗ lực khi đạt điểm tốt.
Gia Khánh chia sẻ: “Việc tham gia các hoạt động phong trào cùng thầy cô, bạn bè không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, điều này giúp em giải tỏa những căng thẳng trong học tập và thêm gắn kết với thầy cô, bạn bè”.
Nói về những dự định trong tương lai, Gia Khánh cho biết em sẽ theo học hệ song ngữ tiếng Pháp của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam vì đó là ước mơ mà em ấp ủ bao lâu nay
Phải sớm có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường
Nhà trường cần có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý để hỗ trợ học sinh.
Trong tuần qua, bài viết "Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường" đăng trên Pháp Luật TP.HCM đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Nhiều bạn đọc nêu ý kiến ủng hộ đề xuất mỗi trường nên có một giáo viên chuyên trách về công tác tham vấn tâm lý học đường tại các trường ở TP.HCM.
Trước sự tác động của môi trường mạng xã hội hiện nay các em ít nhiều sẽ ảnh hưởng bởi lối sống, cách suy nghĩ tiêu cực. Để kịp thời nắm bắt và định hướng hỗ trợ phát triển tâm sinh lý cho học sinh (HS) thì rất cần người làm công tác tâm lý chuyên nghiệp trong nhà trường.
Học sinh cần được hỗ trợ về tâm lý
Ông Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT quận 3, cho biết sau đại dịch COVID-19, có nhiều trẻ em khó khăn, rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. Các em bị rơi vào sang chấn tâm lý nhưng hiện nay ở các trường chưa có biên chế nhân viên tâm lý học đường. Điều này khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, phát hiện và hỗ trợ cho các em.
Ông Khoa kiến nghị TP cần tính toán cấp biên chế, đào tạo giáo viên tâm lý chuyên nghiệp để có nguồn lực, hỗ trợ kịp thời cho HS trong quá trình theo học.
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 12 trong một hoạt động ngoại khóa ở trường. Ảnh: PHẠM ANH
Lãnh đạo một trường THCS tại TP Thủ Đức cũng bày tỏ cần thiết phải có giáo viên tâm lý chuyên trách ở trường học cấp tiểu học và THCS. Trong đó cấp THCS là cấp thiết nhất vì đây là lứa tuổi các em bước vào giai đoạn dậy thì, phát triển tâm sinh lý, xa rời dần vòng tay cha mẹ.
Thực tế đã có nhiều vụ bạo lực học đường hay tự tử, tự hành hạ bản thân... chủ yếu rơi vào lứa tuổi 14-15. Việc học ở giai đoạn này cũng bắt đầu áp lực vì những kỳ thi cuối cấp, trong khi cha mẹ bận rộn với công việc và đặt những kỳ vọng lên con cái khiến các em bị áp lực, ít được vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa.
Theo vị này, qua thời gian dịch bệnh phải học online, nhiều HS có tâm lý bị ảnh hưởng, học thiếu tập trung và sống nội tâm hơn.
Vì vậy, việc sớm phát hiện biến đổi tâm lý ở các em là cần thiết nên rất cần bổ sung chuyên viên tâm lý. Chuyên viên này sẽ có chuyên môn để nhận biết cũng như tiếp cận chứ trông chờ giáo viên chủ nhiệm là rất khó vì khối lượng công việc nhiều và thiếu nghiệp vụ tiếp cận. Thế nhưng TP hiện nay không có biên chế này, trường nào muốn có cũng tuyển dụng rất khó vì nguồn tuyển ít, chế độ lương và đãi ngộ hạn chế.
"Tôi nghĩ cần có chính sách phù hợp và đặt hàng nguồn đào tạo lực lượng này. Nếu sức khỏe tâm thần của HS không được hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều vấn đề khác" - vị này chia sẻ.
Cần người có chuyên môn
ThS tâm lý Lê Minh Huân phân tích: Giáo viên chuyên trách tâm lý ở trường học đóng vai trò quan trọng, họ vừa là nhà tư vấn tâm lý vừa là nhà giáo dục, có kỹ năng tiếp cận HS, giải quyết vấn đề tốt.
Họ còn có thể là trợ thủ đắc lực cho ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch dã ngoại giúp cho HS tiếp cận, trải nghiệm giáo dục thông qua thực tế; hỗ trợ cho phụ huynh giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến nhà trường...
"Vai trò của giáo viên chuyên trách tâm lý gắn bó mật thiết với ba lực lượng là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, HS là trung tâm" - ThS Huân ý kiến.
ThS Huân nêu: Thực tế Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 31/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông.
Theo thông tư thì người làm tư vấn tâm lý học đường trong trường tốt nhất vẫn là người có chuyên ngành tâm lý, tư vấn học đường.
Trường hợp nhà trường không đủ lực lượng chuyên trách thì có thể tổ chức cho các giáo viên được lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng. Những giáo viên được lựa chọn sẽ được bồi dưỡng, đào tạo thông qua một khóa học tại trường đại học. Sau khi được đào tạo, giáo viên sẽ làm việc một cách bài bản hơn.
"Trên thực tế, có một số trường không có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý mà chỉ là một giáo viên bộ môn kiêm nhiệm. Dù nhà trường có sự quan tâm, giáo viên bộ môn có lòng nhiệt tình nhưng người làm tư vấn học đường mà không có chuyên môn thì có thể để lại hậu quả không tốt cho người được tư vấn tâm lý" - ThS Huân ý kiến.
Phụ huynh cần sự hỗ trợ từ giáo viên tham vấn tâm lý
Từ bài viết "Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường", nhiều bạn đọc đã quan tâm bình luận:
- "Con tôi đang là học sinh cấp II. Ở nhà cháu vẫn sinh hoạt bình thường nhưng kết quả học tập lại sa sút, chỉ nói rằng không thích học nữa. Tôi hỏi thăm cô chủ nhiệm cũng không tìm ra được nguyên nhân. Nếu như có giáo viên tâm lý trong trường học tốt biết mấy" - bạn đọc Thanh Hà.
- "Đọc mấy vụ HS bị trầm cảm rồi tự tử trong thời gian gần đây, tôi thấy lo quá. Thời của tôi không bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội nên cách suy nghĩ về cuộc sống cũng rất đơn giản. Giờ suy nghĩ bọn trẻ không thể đoán được nên bên cạnh gia đình thì cần sự quan tâm của giáo viên tâm lý, vì thời gian các con ở trường hết hai buổi/ngày rồi" - bạn đọc Trần Khoa.
Học sinh trở lại trường: Dạy bài mới kết hợp củng cố kiến thức Gần 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm học song nhiều nơi học sinh tiểu học lần đầu tới trường hoặc vừa trở lại sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch. Buổi học trực tiếp đầu tiên của học sinh Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội). Dạy học trong bối cảnh đó đòi hỏi các nhà trường, giáo...