Thành tích đáng nể của cậu học sinh lớp 7 đa tài
Thể hiện tài năng từ những ngày còn nhỏ tuổi, Võ Minh Quang – học sinh lớp 7 trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) không chỉ giành giải thưởng ở lĩnh vực âm nhạc mà còn đa tài ở tất cả các môn năng khiếu cũng như học văn hóa.
Cô giáo chủ nhiệm của Minh Quang cũng từng thốt lên: “Hiếm có học sinh nào đa tài như thế”.
Võ Minh Quang, học sinh lớp 7 trường THCS Giảng Võ.
“4 tuổi Minh Quang đã đọc sách vanh vách, hơn 5 tuổi học đàn. Trong 1 tiết học con đã đọc nhớ hết các nốt nhạc, 1 tuần sau con đã đàn cho cô nghe hầu hết các bài trong giáo trình, trong khi giáo trình dạy là 3 tháng.
Trong gần 1,5 năm học, con đã hoàn thành chương trình học cơ bản 6 năm tại trung tâm. Đặc biệt hết lớp 1 của bậc tiểu học, con đã hoàn thành xong chương trình lớp 5 của Hội đồng Liên kết các Trường Âm nhạc Hoàng Gia tại Anh”, chị Trần Thị Thanh Hà – mẹ của Võ Minh Quangchia sẻ.
“Gia đình tôi không có ai theo nghệ thuật, tuy vậy được thầy cô giáo hướng dẫn, tôi đã đồng hành cùng con trong quãng thời gian học âm nhạc. May mắn, khi thi đỗ thủ khoa vào Học viện Âm nhạc, mẹ con tôi lại gặp được thầy giáo tận tâm, định hướng cho Quang theo học nhạc chuyên nghiệp. Và thế là, may mắn, nỗ lực cứ đem đến những thành công” – chị Hà cho biết thêm.
Vóc dáng nhỏ nhắn, Võ Minh Quang là cậu bé hạt tiêu thường xuyên đạt giải Nhất trong các cuộc thi âm nhạc không chỉ trong nước mà còn quốc tế.
Võ Minh Quang từng đạt Huy chương vàng bảng 11-13 tuổi – Cuộc thi Music quốc tế Manhattan lần thứ 4 “4th Manhattan International Music Competition” tổ chức tháng 06/2019; Giải nhất bảng IV (14-16 tuổi) – Cuộc thi tài năng trẻ Châu Á & Châu Đại Dương lần thứ 2; Giải nhất bảng A (18-24 years) cuộc thi Piano quốc tế CHOPIN lần thứ 5 của Thái Lan;
Video đang HOT
Dấu ấn đáng nhớ trong hàng loạt thành tích là Giải nhất bảng Concerto và Giải nhì bảng Solo dành cho nghệ sỹ trẻ lứa tuổi 18-29 tuổi trong cuộc thi Putra International Piano Competition tại Malaysia 09/2019. Đây là dấu mốc rất đặc biệt ghi dấu kỷ niệm lần đầu tiên em được nhận 3 chiếc cúp trong một cuộc thi.
Minh Quang cũng đã vinh hạnh được chơi với dàn nhạc Klpacorchestra – Kula Lumpur dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Kok Leong Lee nhờ đứng đầu cuộc thi và cùng tham gia biểu diễn trong đêm Winners’ Gala Concert 2019 với các thí sinh giải nhất ở các bảng khác và trưởng ban giám khảo, nghệ sỹ piano nổi tiếng Armen Babakhanian…
Mới 14 tuổi, Võ Minh Quang đã được công nhận “Danh hiệu nghệ sỹ năm 2019″.
Bên cạnh Bảng vàng thành tích trong lĩnh vực âm nhạc, Võ Minh Quang còn có năng khiếu ở nhiều bộ môn khác như đá bóng, vẽ tranh. Đặc biệt, dù học lớp chuyên Toán nhưng Quang còn học rất giỏi tiếng Anh và từng đạt giải cao. Ngoài ra, cậu bé này còn học thêm 4 ngoại ngữ.
Quang chia sẻ: “Em không chán một môn học nào. Mỗi một môn học, em được khám phá những điều mới mẻ và thấy rất thích thú. Mong muốn hiện tại của em là có một cây đàn Steinway cùng phòng tập đạt chuẩn. Em ước trở thành một nghệ sĩ piano tài năng, mang tiếng đàn của mình bay khắp năm châu bốn biển”.
Mẹ của Quang cũng cho biết, hiện nếu đầu tư một phòng tập chuyên nghiệp và một cây đàn như mong muốn của con trai thì chi phí khá lớn, khoảng 3-4 tỷ đồng. Chính vì vậy, dù đồng hành, động viên và ủng hộ con trong mọi hoạt động nhưng mong muốn này của Quang vẫn chưa thể thành hiện thực.
Năm 2018, Võ Minh Quang đã trở thành “Gương mặt trẻ triển vọng”. Quang cũng đang là đề cử bình chọn “10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019″.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai
Con không đi học thêm, phụ huynh vẫn đóng tiền học cả năm
Con không có nhu cầu đi học thêm nhưng để yên tâm, cả năm qua, phụ huynh vẫn đăng ký, đóng tiền học cho con. Chỉ có điều, cháu không đi học và cô giáo vẫn vui vẻ, không ý kiến.
Câu chuyện được một vị phụ huynh ở Gò Vấp, TPHCM chia sẻ tại một tọa đàm về giáo dục. Anh Nguyễn Chí Trung (tên nhân vật được thay đổi) kể, cô giáo con mình bậc tiểu học dạy thêm tại nhà nhưng gia đình không có cho bé đi học. Họ xác định bé học văn hóa ở trường, ngoài giờ học để vui chơi, giải trí hay sinh hoạt các môn năng khiếu, thể thao mà con yêu thích.
Tuy nhiên, để "mua" một sự yên tâm, gia đình vẫn đăng ký, đóng tiền hàng tháng, chỉ có điều... con không đến nhà cô học. Thời gian đầu, anh Trung nói rằng, bố mẹ bận, gia đình kẹt việc nên không đưa đón cháu đi được. Sau đó, cháu không đến lớp cô cũng không hỏi nữa dù vẫn thu tiền hàng tháng.
Cô giáo con anh năm nay không dạy thêm nên gia đình "thoát" được điều này.
Anh Trung cho biết, không chỉ mình mà một người bạn của mình cũng áp dụng cách này. Đăng ký, đóng tiền nhưng tháng nhiều lắm con đi học được 1 - 2 buổi vì thực chất họ không có nhu cầu.
Nhiều phụ huynh còn tiết lộ với nhau, cô dạy thêm, họ không cho con theo học thì âm thầm thực hiện nhiều cách khác với suy nghĩ mong con được "an toàn". Có phụ huynh hàng tháng đều có quà cáp cho cô, nhiều phụ huynh thì tranh thủ các dịp lễ lạt đi phong bì tìm một sự thông cảm.
Việc dạy thêm học thêm luôn được nói là xuất phát từ nhu cầu của người học. Điều này có nhưng xuất phát từ nhu cầu của dạy cũng không hề ít.
Ở bậc tiểu học, giáo viên thường phàn nàn, đánh vào điểm yếu và cũng là nỗi lo sợ của phụ huynh bằng những nhận xét như con chậm hơn bạn bè, trên lớp theo bài không kịp, cần hỗ trợ thêm... Ở thế của phụ huynh, khi nhận được những phản hồi này thì ai cũng lo lắng, không nhiều người đủ "cứng" để không cho con đi học thêm. Không đi thì cũng ở tâm trạng thon thót.
Nhiều phụ huynh, học sinh gánh áp lực "học thêm" từ phía giáo viên (Ảnh minh họa)
Ở bậc lớn hơn, giáo viên có không ít "chiêu" để làm khó học trò. Những em nào không đi học thêm thì thường xuyên bị thầy gọi kiểm tra bài, bị làm khó, hay vào những giờ kiểm tra, chỉ những em nào đi học thêm với thầy mới thoát được "kiếp nạn".
Như mới đây, ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh xảy ra sự việc đề kiểm tra 15 phút tại một lớp của khối 11 giống y chang bài thầy ôn ở lớp dạy thêm. Trước đó, nhiều lần thầy gợi ý, nhiều học trò đã nườm nượp đến chỗ thầy dạy thêm để theo học.
Đây không phải là trường hợp cá biệt, việc học sinh đi học thêm với thầy mới làm được bài kiểm tra, đề kiểm tra ở lớp chính khóa là bài ở lớp học thêm đã từng diễn ra rất nhiều. Học sinh không đi học thêm chẳng những khổ sở vì điểm số mà một khi thầy đã có ý như vậy thì các em cũng "ngạt thở" trong giờ học.
Rất nhiều quy định về dạy thêm, học thêm đã bị chính giáo viên ngó lơ. Như quy định không dạy thêm ở bậc tiểu học nhưng giáo viên tiểu học dạy thêm tại nhà diễn ra nhan nhản khắp nơi. Quy định cấm giáo viên không dạy thêm với học sinh chính khóa nhưng giáo viên "kèo" học sinh trên lớp đến nhà, đến điểm mình dạy thêm diễn ra không ít.
Một chuyên viên phòng chuyên chuyên môn ở Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ, người thầy lên lớp có thể có lúc nóng nảy, sai phạm, yếu kém nhưng việc khó chấp nhận nhất là hành vi, thái độ ép học sinh học thêm. Theo ông, đó không chỉ là thiếu đạo đức mà còn là những người bất tài
Người thầy thiếu tâm, thiếu tài nhưng một khi họ muốn thì không thiếu cách để o ép học sinh đi học thêm. Và "nạn nhân" của họ, nhiều phụ huynh, học sinh cũng xoay xở tìm cách để "vượt khó", có người chọn cách đóng tiền không đi học như gia đình anh Trung hay cách "bôi trơn" bằng quà cáp, phong bì.
Ở đây, đồng tiền không phải để mua đồ dùng, vật chất mà là để "mua" sự an toàn, yên tâm. Điều này để lại hậu quả về sự đổ vỡ về niềm tin trong giáo dục, về nhân cách con người.
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không xét hoàn thành nhiệm vụ đối với giáo viên tham gia dạy thêm sai quy định. Nếu vậy, giáo viên sẽ không được xét chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03, khoản thu nhập khá cao ở riêng TPHCM.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Chuyện về tài năng piano 14 tuổi 14 tuổi, tài năng trẻ piano Võ Minh Quang sở hữu hàng chục giải thưởng âm nhạc danh giá trong và ngoài nước. Đó là kết quả của niềm đam mê, luyện tập và sự thấu hiểu, đồng hành của gia đình. Võ Minh Quang biểu diễn cùng dàn nhạc Klpacorchestra - Kula Lumpur- Malaysia - ẢNH: NVCC Gặp Võ Minh Quang ở...