Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trang bị sách giáo khoa điện tử miễn phí cho học sinh
Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch trang bị sách giáo khoa cho các thư viện trường học, dùng ngân sách trang bị 100% đầu sách giáo khoa điện tử, cung cấp miễn phí cho học sinh và giáo viên.
Ngày 3/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2022-2023.
Theo báo cáo, giai đoạn 2016-2020, thành phố cần bổ sung 14.097 phòng học ở tất cả các cấp, nhưng số phòng học đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung đã đưa vào sử dụng chỉ mới đạt khoảng 43,8%, dẫn đến áp lực việc đảm bảo chỗ học cho người dân, quy chuẩn trường lớp.
Dự báo giai đoạn 2021-2025, toàn thành phố cần bổ sung 9.405 phòng học. Đến tháng 10.2022, tỷ lệ giải ngân từ các dự án đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách tập trung của thành phố vẫn còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.
Hiện, thành phố có 10/22 địa phương (chiếm tỷ lệ 45%) đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi), 55% địa phương còn lại đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Qua tổng hợp báo cáo từ các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch trang bị sách giáo khoa cho thư viện để học sinh có thể mượn sử dụng trong suốt năm học, đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch trang bị sách giáo khoa cho thư viện để học sinh có thể mượn sử dụng trong suốt năm học. Ảnh: Trường Tiểu học -Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen
Cụ thể, sử dụng ngân sách, kinh phí huy động từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa, ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện chính sách như học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh mồ côi, gia đình thương binh, liệt sĩ, con em công nhân, hộ nhập cư, gia đình có hoàn cảnh khó khăn… có nhu cầu mượn sách giáo khoa để sử dụng trong suốt năm học – áp dụng cho cả cơ sở giáo dục công và ngoài công lập.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngành giáo dục còn sẽ phát động phong trào, tuyên truyền, vận động học sinh bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa sau khi sử dụng, để có thể trao lại cho các học sinh lớp sau. Kế hoạch này nhằm đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để đến trường học tập hàng năm.
Bên cạnh đó, ngân sách thành phố sẽ trang bị sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, ban hành sử dụng, để thực hiện đổi mới dạy học khi cần thiết, đáp ứng nguồn tài liệu nghiên cứu cho học sinh và giáo viên.
Ngân sách cũng sẽ trang bị 100% đầu sách giáo khoa điện tử, cung cấp miễn phí cho học sinh và giáo viên trên thư viện điện tử hay thư viện dùng chung của đơn vị.
Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng đề án thư viện điện tử hay thư viện dùng chung cho toàn ngành giáo dục, gửi Sở Thông tin và Truyền thông trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh duyệt chủ trương, ghi vốn thực hiện trong năm 2023.
Trong năm học 2022-2023, 100% trường công lập áp dụng phần mềm làm công cụ quản lý trực tuyến các nguồn thu, hướng đến mục tiêu 70% giao dịch nộp học phí và các khoản thu khác bằng phương pháp thanh toán điện tử. Từ năm học tiếp theo, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu 100% giao dịch thực hiện bằng phương thức thanh toán điện tử.
Tham khảo thêm
Thời đại 4.0: Sách giáo khoa và máy tính bảng
Trang bị SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn mượn suốt năm học
Chiều 2-12, Sở GD-ĐT TPHCM đã có báo cáo gửi UBND TPHCM về tình hình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.
Theo đó, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn trung hạn 2016-2020, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, toàn thành phố cần bổ sung 14.097 phòng học ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, số phòng học đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung đưa vào sử dụng mới đạt 43,38% dẫn đến áp lực đối với việc đảm bảo chỗ học cho người dân và quy chuẩn về trường lớp.
Tính đến tháng 10-2022, tỉ lệ giải ngân các dự án giáo dục đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung thành phố vẫn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.
Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị các quận, huyện và các chủ đầu tư dự án lưu ý đẩy nhanh thủ tục đầu tư, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn của các dự án.
Theo thống kê từ TP Thủ Đức và 21 quận, huyện toàn thành phố có 10/22 địa phương (chiếm tỉ lệ 45%) đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi), còn 12/22 địa phương (tỉ lệ 55%) đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn ngân sách, quỹ đất sạch phù hợp với quy hoạch giáo dục cơ bản, còn nhiều dự án vướng công tác bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm triển khai thực hiện.
Riêng đối với công tác trang bị sách giáo khoa (SGK), qua tổng hợp báo cáo từ các quận, huyện và TP Thủ Đức, căn cứ khả năng cân đối ngân sách thành phố để trang bị SGK cho thư viện trường học, Sở GD-ĐT TPHCM nghiên cứu trình UBND TPHCM ban hành Kế hoạch trang bị SGK trong thư viện cho học sinh mượn sử dụng suốt năm học, đảm bảo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Cụ thể, sử dụng ngân sách và kinh phí huy động từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa, ưu tiên cho các đối tượng diện chính sách gồm học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh mồ côi, gia đình thương binh, liệt sĩ, con em công nhân, hộ nhập cư, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... có nhu cầu mượn SGK sử dụng trong suốt năm học, áp dụng cho cả cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Học sinh tìm mua SGK đầu năm học 2022-2023
Song song đó, ngành giáo dục sẽ phát động phong trào, tuyên truyền, vận động học sinh bảo quản, giữ gìn SGK sau khi sử dụng để trao lại cho học sinh các lớp sau. Kế hoạch nhằm đảm bảo 100% học sinh có đủ SGK để học tập hàng năm.
Bên cạnh đó, ngân sách thành phố sẽ trang bị các đầu SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt ban hành sử dụng tối thiểu 50 quyển/đầu sách để thực hiện đổi mới dạy học khi cần thiết, đáp ứng nguồn tài liệu nghiên cứu cho học sinh và giáo viên.
Đồng thời, ngân sách cũng trang bị 100% đầu SGK điện tử cung cấp miễn phí cho học sinh và giáo viên trên thư viện điện tử - thư viện dùng chung của đơn vị.
Hiện nay, Sở GD-ĐT TPHCM đã xây dựng đề án xây dựng thư viện điện tử - thư viện dùng chung cho toàn ngành giáo dục gửi Sở Thông tin-Truyền thông trình UBND TPHCM phê duyệt chủ trương và ghi vốn thực hiện năm 2023.
Đối với công tác bố trí giáo viên, Sở GD-ĐT TPHCM đã xây dựng kế hoạch chuyển công tác đối với viên chức thừa ở một số đơn vị và nắm lại nhu cầu thiếu giáo viên. Dự kiến, đợt tuyển dụng thứ 2 trong năm học 2022-2023 sẽ diễn ra trong tháng 2-2023 đối với các đơn vị chưa được phân cấp tuyển dụng. Riêng các đơn vị đã được phân cấp tuyển dụng và tự chủ tài chính thì tổ chức tuyển dụng theo khả năng và nhu cầu.
Ngoài ra, để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, ngành giáo dục hướng dẫn tất cả đơn vị trực thuộc chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn với điều kiện các ứng viên đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, sở này đang phối hợp với các sở ban ngành xây dựng Đề án "Chế độ chính sách đối với viên chức là giáo viên cấp tiểu học các bộ môn tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật trước yêu cầu đổi mới giáo dục khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".
Đối với Đề án "Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại TPHCM giai đoạn 2021-2030", hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cơ sở giáo dục đã nhận thức được vai trò, lợi ích của giáo dục thông minh, từ đó thúc đẩy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy.
Trong năm học 2022-2023, 100% đơn vị trường học áp dụng phần mềm làm công cụ quản lý trực tuyến các nguồn thu tại trường công lập, đồng thời hướng đến mục tiêu 70% các giao dịch nộp học phí và các khoản thu khác bằng phương thức thanh toán điện tử.
Từ năm học 2023-2024, ngành giáo dục phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% giao dịch thực hiện bằng phương thức thanh toán điện tử.
Hơn 1 triệu học sinh tiểu học được trang bị kiến thức an toàn trên internet Ngày 25-11, Google phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông tổng kết dự án giáo dục "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google" sau hơn 1 năm triển khai tại Việt Nam. Google cùng các đối tác, đơn vị tổ chức đào tạo trực tiếp chương trình "Em...