Thanh niên mang 200 triệu đồng mệnh giá 2 nghìn đồng đi gửi ngân hàng
Câu chuyện về những người mang bao tải hoặc hàng thùng tiền lẻ đi gửi ngân hàng hoặc đi mua những món đồ có giá trị cao đôi khi lại xuất hiện trên mạng xã hội và khiến cư dân mạng tò mò theo dõi.
Bởi vậy, khi một nam thanh niên mang 3 thùng tiền lớn tới để gửi ngân hàng, anh ta lập tức khiến tất cả mọi người xung quanh nhìn chăm chú với ánh mắt ngạc nhiên.
Tài khoản C.L.C là người chia sẻ câu chuyện về nam thanh niên nói trên. Theo đó, nam thanh niên mang theo những thùng tiền cỡ lớn và xuất hiện tại ngân hàng đã đủ khiến mọi người xôn xao. Ngay sau đó, khi người này mở 3 chiếc thùng các-tông ra, tất cả đều phải choáng váng bởi trong các thùng là những tập tiền dày cộp, tập nào cũng có mệnh giá 2 nghìn đồng.
Những thùng tiền lẻ gây sốc. (Ảnh: FB C.L.C)
Theo như thông tin trên mạng xã hội, nam thanh niên tới ngân hàng để gửi 200 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm. Cư dân mạng đã nhanh chóng nhẩm tính ra anh chàng tích góp tới tận 100 nghìn tờ tiền có mệnh giá 2 nghìn đồng. Điều mà ai cũng muốn biết, đó là nhân viên ngân hàng phải tốn bao nhiêu thời gian để đếm hết được từng ấy tiền. Câu chuyện này đã xảy ra từ năm 2019 nhưng thỉnh thoảng nó lại được nhắc lại trên mạng xã hội.
Theo tính toán từ cư dân mạng, nam thanh niên có tới 100 nghìn tờ tiền mệnh giá 2 nghìn đồng. (Ảnh: FB C.L.C)
Gần đây hơn, vào năm 2020, lại có thêm một chàng trai mang theo bọc ni-lông màu trắng, bên trong là nhiều xấp tiền lẻ với mệnh giá 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng cho tới 20 nghìn đồng để mua iPhone 12 trị giá 32 triệu đồng. Các xấp tiền này được sắp xếp rất cẩn thận, buộc lại gọn gàng. Mặc dù sau khi clip đăng tải, thanh niên này gặp phải một số bình luận không hay về việc mang tiền lẻ tới là có mục đích trêu chọc, làm khó nhân viên nhưng anh thẳng thắn đáp trả: “Tiền do chính tay mình làm ra, không có gì phải nhục.”
Thanh niên và nhân viên cửa hàng cùng đếm tiền. (Ảnh cắt từ clip)
Cư dân mạng có những phản ứng khá trái chiều trước các trường hợp nói trên. Một số cho rằng những người này đang làm khó, gây mất thời gian cho nhân viên khi họ phải bỏ ra một thời gian khá lớn để đếm hết cả “núi tiền lẻ” như vậy. Số khác thậm chí còn khẳng định đây là cách họ chơi trội, “tạo nét”.
“Chắc để thu hút sự chú ý chứ bình thường làm gì có ai vác cả đống tiền lẻ ra đường như thế, chẳng lẽ không đi đổi được à? Ví dụ như để được tầm 100 nghìn đồng là đổi cho hàng tạp hóa, họ bán hàng sẽ rất thích có tiền lẻ.”
Video đang HOT
“Đúng là tạo nét thôi, bình thường làm gì có ai rảnh mang cả đống tiền lẻ ra đường. Trộm cướp thấy cả bao cả bọc thì lại nguy hiểm.”
Tuy nhiên, một số khác cảm thấy đây là những đồng tiền chân chính, kiếm được bằng chính sức lao động của mình nên không có gì phải ngại ngùng. Từ đó, cũng không ít người nhớ tới câu chuyện thiếu niên 16 tuổi để dành tiền ăn sáng từ năm lớp 7 tới khi lên cấp 3 để mua được chiếc iPhone XS mà mình mơ ước. Cậu bé đã đạp xe, mang tới cửa hàng một ba lô tiền lẻ trị giá 25 triệu đồng trước sự ngạc nhiên của các nhân viên bán hàng. Trong trường hợp này, không một ai có thể nói rằng cậu bé đang muốn thể hiện hay chơi trội cả.
Cậu bé dùng 25 triệu đồng tiền lẻ để mua chiếc điện thoại mơ ước. (Ảnh: Yêu Quảng Bình)
Những trường hợp nói trên mỗi khi xuất hiện sẽ lại trở thành câu chuyện để cư dân mạng bàn luận sôi nổi. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này, hãy chia sẻ với YAN nhé!
Nhà sáng lập nền tảng quản lý tài chính hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch chi tiêu và xem xét ngân sách hợp lý trong vòng 1 năm
Tasha và Joseph Cochran là những người sáng tạo ra One Big Happy Life, một nền tảng trực tuyến giúp kiểm soát cuộc sống và tiền bạc sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn giữ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cao nhất có thể.
Tasha Cochran, 38 tuổi, cho biết: "Chúng tôi đã sáng tạo ra một công cụ theo dõi giá trị ròng miễn phí và khuyến khích mọi người sử dụng để theo dõi quá trình thu nhập và tiêu tiền của họ. Nó sẽ hướng dẫn mọi người về cách tính giá trị ròng và cách số tiền đó hoạt động hiệu quả nhất".
Ứng dụng này cũng khuyến khích người dùng xem xét tổng chi tiêu của họ trên các danh mục trong một năm để họ có thể phân bổ thu nhập cho phù hợp.
Tasha và Joseph Cochran là những người sáng tạo ra One Big Happy Life, một nền tảng trực tuyến cố gắng giúp mọi người kiểm soát cuộc sống và tiền bạc theo mục tiêu đã đề ra.
"Tôi từng phải theo dõi chi tiêu của mình đến từng xu. Nhưng một khi có phương pháp này thì chỉ cần vào cuối năm, tôi sẽ lập một kế hoạch chi tiêu cho một năm hoàn toàn mới rất hiệu quả", Joseph Cochran cho biết.
Kế hoạch tiếp tục phát triển nhiều năm sau đó khi cô gặp Tasha khi cả hai đang làm việc cho Cơ quan Phát triển Đô thị Hoa Kỳ ở Dallas.
"Chúng tôi nói kế hoạch chi tiêu một năm, không phải ngân sách thu nhập trong một năm, bởi vì chúng tôi muốn mọi người ngừng kết hợp cảm giác muốn tiêu với kế hoạch chi tiêu và cách họ lập kế hoạch tài chính. Chúng tôi muốn họ biết rằng họ đang trao quyền cho bản thân để chọn cách tiêu tiền của riêng mình, điều đó thật thú vị".
Cách hoàn thành kế hoạch chi tiêu một năm được gợi ý:
1. Tầm nhìn tài chính
Tasha Cochran nói: "Hãy suy nghĩ về những điều quan trọng đối với bạn và xác định những thứ bạn muốn để có thể chi tiêu tiền bạc của mình. Điều đó sẽ được phản ánh trong kế hoạch mà bạn đang tạo".
2. Thu nhập
"Bạn lấy thu nhập hàng năm chia cho 12 và sau đó tính tiền mỗi tháng để bạn biết mình đang tiêu bao nhiêu tiền trong kế hoạch", cô nói thêm.
3. Tính khoản chi phí bắt buộc hàng tháng
Cochrans cho biết cách tốt nhất để xác định chi phí là xem xét những gì bạn đã chi tiêu trong tháng trước và sau đó điều chỉnh.
Các chi phí nằm trong danh mục này bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, bất cứ thứ gì theo hợp đồng như hóa đơn điện thoại hoặc cáp và chi phí sinh hoạt tối thiểu của bạn.
Ảnh minh họa.
4. Tính tiền tiết kiệm được
Để tính toán điều này, hãy lấy thu nhập của bạn và trừ chi phí hàng tháng.
Tasha Cochran nói: "Tiền tiết kiệm hàng tháng của bạn là số tiền bạn có hàng tháng để hướng tới các mục tiêu tài chính lớn và hướng tới các mục tiêu về lối sống, chẳng hạn như có thể đi nghỉ ngơi với chuyến du lịch cùng gia đình trong vài tháng".
5. Liệt kê các mục tiêu tài chính, chi phí và thời điểm bạn muốn đạt được chúng
Tại đây, Cochrans cho biết hãy suy nghĩ về các mục tiêu bạn có thể tập trung vào năm tới cũng như những điều dài hạn hơn, chẳng hạn như nghỉ hưu.
Tasha Cochran nói: "Lý tưởng nhất là bạn sẽ bỏ tiền ra dài hạn, đầu tư để tăng số tiền tiết kiệm của mình. Bạn cũng sẽ dành một số tiền để xây dựng sự ổn định tài chính cho tương lai. Một khi bạn biết những mục tiêu đó sẽ tốn kém bao nhiêu, bạn có thể bắt đầu đưa chúng vào kế hoạch chi tiêu của mình".
6. Điều chỉnh ngân sách của bạn khi cần thiết
"Kế hoạch chi tiêu một năm không cố định", Tasha Cochran nói. "Nó có nghĩa là một kế hoạch chi tiêu sống động và dễ thở cho cuộc sống của bạn và bạn có thể quyết định xem bạn muốn chi tiêu nhiều hơn cho một danh mục hay ít hơn cho một danh mục khác trong bất kỳ tháng nhất định nào".
4 chiến thuật "nhỏ mà có võ" giúp các cặp vợ chồng không còn đau đầu vì tiền Dưới đây là 4 cách để vợ chồng bạn luôn là một đội, không gặp vướng mắc trong tiền bạc và ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Thiết lập ngân sách là điều đầu tiên mà bạn và nửa kia của mình cần làm để xây dựng chế độ tài chính bền vững. Tuy nhiên, đó mới chỉ là...