Thanh Hóa: Thiếu hơn 5.000 giáo viên, nhân viên ở nhiều cấp học
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Năm học 2019 – 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu hơn 5.000 giáo viên và nhân viên hành chính ở nhiều cấp học.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa, trong thời gian qua, toàn ngành đã từng bước khắc phục bước đầu về tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế trong ngành giáo dục theo Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Thanh Hóa còn thiếu hơn 5.000 giáo viên, nhân viên nhiều cấp học trong năm học 2019 – 2020.
Video đang HOT
Đến nay, ngành giáo dục Thanh Hóa đã thực hiện tinh giản biên chế được 227 người; trong đó Mầm non 27 người, Tiểu học 119 người, THCS 72 người và THPT 9 người.
Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Cụ thể, khối trường trực thuộc UBND huyện quản lý thiếu 2.783 giáo viên Mầm non; thiếu 1.753 giáo viên Tiểu học; khối trường THPT thiếu 280 giáo viên và hơn 200 nhân viên hành chính; riêng khối THCS dư 948 giáo viên.
Như vậy, trước thềm năm học mới 2019 – 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu 5.016 giáo viên, nhân viên hành chính các cấp học so với quy định.
Năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định phê duyệt đề án nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
Để bổ sung đội ngũ giáo viên tiếng Anh vào giảng dạy, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong các trường Tiểu học, THCS, đã có 104 giáo viên tiếng Anh được UBND tỉnh cho phép các huyện tuyển dụng bổ sung.
Trong năm học 2019 – 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc đảm bảo các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo, các chuẩn được ban hành; phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
Theo đó, sẽ sắp xếp, điều chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên từ nơi thừa sang nơi thiếu để khắc phục tình trạng thừa, thiếu hiện nay đối với các trường Tiểu học, THCS; bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính của 8 trường THPT giải thể, sáp nhập năm 2019, hoàn thành trong tháng 8/2019.
Trên cơ sở rà soát thực tế, ngành giáo dục sẽ tham mưu với UBND tỉnh Thanh Hóa kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên hiện còn thiếu so với quy định.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Không nên cứng nhắc khi đưa kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm vào tiêu chí thi đua
Theo quy định và hướng dẫn xét thi đua hằng năm của ngành giáo dục thì SKKN là một trong những tiêu chí quan trọng để bình xét các danh hiệu thi đua.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc viết SKKN là một tiêu chí bắt buộc với cán bộ quản lý và giáo viên nếu muốn có danh hiệu thi đua, do đó, hằng năm có rất nhiều người đăng ký viết SKNN.
Người có khả năng viết đã đành, nhiều giáo viên mới ra trường không có khả năng, kinh nghiệm cũng tham gia. Nếu giáo viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của SKKN và thực hiện bằng tất cả trách nhiệm, khả năng của mình thì không có gì phải bàn. Nhưng, có không ít giáo viên luôn đặt nặng vào những danh hiệu cuối năm nên dù chưa thực sự hiểu thế nào là "SKKN" vẫn đăng ký đề tài và viết. Viết SKKN có nhiều cái lợi với người tâm huyết đầu tư, như phải tìm tòi, đào sâu suy nghĩ nội dung cần viết, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn áp dụng vào thực tế, nhưng với cách làm hiện nay, việc viết SKKN cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, không nên quá cứng nhắc khi lấy kết quả của việc viết SKKN để đưa vào tiêu chí bình xét thi đua. Nhất là ở cấp học mầm non, khi đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, thời gian dành cho việc chăm sóc, giáo dục các cháu ở trên lớp chiếm phần lớn nên không còn nhiều thời gian để dành cho việc nghiên cứu, đầu tư viết SKKN theo đúng yêu cầu là phải có sự đổi mới, sáng tạo...
Lê Thị Đông
Phó hiệu Trưởng Trường Mầm non Hoằng Thành (Hoằng Hóa)
Theo baothanhhoa
Gỡ 'vòng kim cô' cho giáo viên Câu chuyện giáo viên được đặt ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học mới diễn ra vào ngày 6-8 trong bối cảnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã cận kề. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị, lắng nghe cá ý kiến và chỉ đạo ngành...