Thanh Hóa: Hàng trăm trẻ vùng cao phải ngồi học trong giá rét
Tại tỉnh Thanh Hóa, ở môt sô xa biên giơi giap vơi nươc ban Lao môi khi tiêt trơi sang đông là ca vùng núi như chim trong cai lanh tê tai. Hàng trăm học sinh phai ngôi hoc trong phong tranh tre, nưa la trong cái rét buốt thấu da thịt.
Để chống lại cái rét buốt cắt da cắt thịt, học sinh vùng cao phải đốt lửa để sưởi ấm
Chúng tôi đến xã Tam Thanh (xã vùng biên giáp nước bạn Lào) thuộc huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong một ngày cuối năm. Cái lạnh giá đã bao trùm toàn bộ vùng núi rừng nơi biên giới.
Điểm đặt chân đầu tiên của chúng tôi là khu Ngàm thuộc bản Ngàm. Khoảng cách từ khu Ngàm đến trung tâm xã Tam Thanh chỉ khoảng 3,5km nhưng con đường với những khúc cua tay áo, dốc trơn trượt khiến người đi phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới vào đến nơi.
Nhìn ngôi nhà tranh, tre, nứa lá và khoảng sân lầy lội, không giống với một trường mầm non mà giống với một lán trại được dựng lên ở một công trường.
Khu Ngàm với 61 học sinh, có 5 phòng học tranh tre đã xuống cấp không thể ngăn nổi cái lạnh lúc đông về, 24 bộ bàn ghế được các phụ huynh làm bằng gỗ rừng cũng đã đến lúc xập xệ.
Học sinh ở đây hầu hết là người dân tộc Thái. Hiện tại, bản Ngàm đã có điện thắp sáng, nhưng khu Ngàm dành cho học mầm non lại chưa có điện chiếu sáng nên dẫn đến việc nóng bức vào mùa hè, thiếu ánh sáng vào mùa đông.
Cô giáo, phụ huynh phải thay nhau kiếm củi về đốt sưởi ấm cho học sinh
Video đang HOT
Ngoài điểm trường bản Ngàm, một số khu khác của trẻ mầm non nơi đây gồm hàng trăm cháu như khu Mò, khu Pa… cũng chung cảnh ngộ với những căn nhà tranh tre nứa lá do phụ huynh dựng lên, điện sáng cũng chưa có.
Năm học 2016-2017, Tam Thanh có gần 300 trẻ mầm non ở 7 khu lẻ phải ngồi học sinh cảnh mùa đông gió rít từng hồi, cái lạnh buốt thấu tận da thịt.
Các phòng học tranh tre nứa lá của nhà trường đều do phụ huynh học sinh, người dân địa phương đóng góp như luồng, vầu, nứa, lá kè, lá cọ dựng lên.
Gần 300 học sinh ở Tam Thanh còn phải ngồi học trong phòng tranh tre nứa lá
Cô giáo Vi Thị Diêm cho biết: “Mùa đông ở miền núi trời rất lạnh, nếu có đợt nào lạnh quá sẽ buộc phải cho học sinh nghỉ học. Những hôm trời lạnh hoặc có sương muối chúng tôi buộc phải kiếm củi để đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Học sinh ở đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về quần áo ấm trong mùa đông. Để giữ ấm cho học sinh cô giáo chỉ còn biết cách đốt lửa sưởi ấm”.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh – cô Hà Thị Tiếp cũng ngậm ngùi khi kể về những ngày cái lạnh giá bủa vây các bản, để học sinh không phải nghỉ học, cô giáo phải cử nhau đi nhặt củi để đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Do trường làm bằng tranh tre gỗ dễ cháy nên các cô không dám đốt lửa trong nhà mà phải mang củi ra ngoài sân để đốt.
Cô Tiếp bộc bạch ước mơ bình dị của mình rằng, chỉ mong có bức tường ngăn để gió đỡ lùa vào, mong có sân chơi bằng bê tông để trời mưa những đứa trẻ chân trần không còn bì bõm lội bùn nữa.
Đươc biêt, năm học 2017-2018, tỉnh Thanh Hóa có 671 trường Mầm non, nhưng mới chỉ có trên 3.800 phòng học kiên cố, 1.075 phòng học bán kiên cố, 483 phòng học mượn và 966 phòng học tranh tre, nứa lá. Như vậy, tỉnh Thanh Hóa còn thiếu 1.404 phòng học mầm non. Những đia phương thiếu phòng học mâm non chu yêu tai cac khu vưc miên nui.
Theo Dân Trí
Tình nguyện dạy thêm cho học sinh vùng cao
Gần 6 năm nay, hệ thống các trường tiểu học và các trường phổ thông dân tộc bán trú và tiểu học trên địa bàn Kbang (Gia Lai) đã tổ chức dạy thêm miễn phí cho các em HS.
ảnh minh họa
Thầy Lê Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết: Qua việc kiểm soát chất lượng giáo dục hàng năm để đánh giá thực chất việc học sinh nắm chắc kiến thức hay không, nhất là những em học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết quả cho thấy kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em còn chưa thành thạo.
Để biết được chất lượng có thực hay không, trong những năm qua Phòng đã đổi mới cách thức kiểm tra.
Theo đó, thay vì kiểm tra trên sổ sách, bảng điểm thì chúng tôi đã khảo sát các em học sinh bất kì ở các lớp để đánh giá đúng năng lực của từng em và chất lượng đầu vào...
Mới đầu thực hiện thì kết quả đánh giá rất thấp, chính vì vậy với phương án thống nhất là các trường có thể chủ động dạy thêm, phụ đạo cho các em, nhất là các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhờ sự tận tụy trong việc dạy thêm miễn phí của các cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện Kbang mà công tác giáo dục vùng cao như được trỗi dậy. Tỉ lệ học sinh đồng bào nghe, nói, đọc viết đều đã cải thiện rất nhiều."
Các thầy cô giáo huyện Kbang thường tranh thủ những thời gian rảnh để dạy phụ đạo, dạy thêm miễn phí cho các học sinh vùng cao
Thầy Nguyễn Trọng Hoàng (Phó Hiệu trưởng trường Kon Lơng Khơng (xã Kon Lơng Khơng, huyện Kbang) : "Hàng năm, trường đã tổ chức khảo sát chất lượng để lên kế hoạch tổ chức lịch dạy thêm, dạy phụ đạo cho các em học sinh.
Tùy theo điều kiện thời gian của các thầy cô để tổ chức dạy thêm, nhưng theo các thầy cô thống nhất 2 buổi/tuần. Nếu có lớp nào yếu thì giáo viên có thể dạy thêm nếu cần. Các thầy cô trong nhà trường đều với tinh thần tự nguyện dạy thêm, phụ đạo mà không cần một khoản phụ cấp nào.
Các thầy cô giáo huyện Kbang thường tranh thủ những thời gian rảnh để dạy phụ đạo, dạy thêm miễn phí cho học sinh vùng cao
Dù ở cách xa nhà hàng chục cây số nhưng cô Nguyễn Thị Bích (nhân viên Thư viện trường TH Kon Lơng Khơng) vẫn tranh thủ lên mở thư viện để đưa sách truyện cho các học sinh đọc. Đặc biệt, cô Bích trước cũng là một giáo viên nhưng do sức khỏe nên cô được phân công làm cán bộ thư viện. Nhưng ngoài giờ làm việc thì cô Bích đã cùng với cô giáo chủ nhiệm kèm cặp các học sinh yếu kém.
"Tôi đã gắn bó với các em học sinh đồng bào ở xã nghèo này hàng chục năm rồi. Tuy vì lý do sức khỏe tôi không dạy được, nhưng tôi vẫn tranh thủ nếu có lớp nào yếu thì cùng hỗ trợ, phối hợp với cô giáo chủ nhiệm để kèm cặp từng em một...
Tôi thấy cách này rất hay nhưng đòi hỏi những giáo viên phải có tâm hy sinh thời gian công sức của mình để dạy miễn phí cho các em...", cô Bích bộc bạch.
Theo thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng Trường PTDT BT và TH Kon Pne): "Với tính chất là trường nội trú, các giáo viên thường dạy 1 buổi/ngày. Nhưng ở đây 100% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ tiếp thu của em còn thấp vì vậy một buổi thì các em không thể tiếp thu kịp kiến thức.
Theo đó, nhà trường đã cùng với giáo viên tiến hành dạy phụ đạo kèm cặp thêm cho các em vào buổi chiều. Tối đến, tôi cũng phân công thêm cho các thầy cô đến từng phòng để giám sát các em học nhóm và cùng các em sinh hoạt chung, học các kĩ năng sống...".
"Tôi biết như vậy thì sẽ thiệt thòi cho các thầy cô, nhưng vì việc dạy thêm xuất phát từ tinh thần tự nguyện với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Qua đóng góp ý kiến thì các thầy cô rất ủng hộ và công việc này đã gắn kết thêm tình cảm của những thầy giáo "cắm bản" với học sinh vùng cao...", thầy Hinh cho biết thêm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Những bông hoa núi rừng - món quà hạnh phúc của cô giáo vùng cao Trên tay là những đóa hoa dã quỳ giản dị được hái trên đường đến lớp, các em học sinh H'Mông lớp 2 háo hức làm quà tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 16/11, cô giáo Vũ Thảo Viết, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán, huyện Trạm Tấu,...