Thanh Hóa: Cánh đồng làng bỗng sáng choang khiến nhiều người bất ngờ ngỡ như Tết đến nơi rồi
Người dân trồng hoa tại làng hoa Đông Cương (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bật điện chong đèn cho hoa Tết.
Nông dân chong đèn cho hoa hoa cúc, để cây “không ngủ” kịp bán đúng dịp Âm lịch Nhâm Dần-Tết 2022.
Với cách làm chong đèn cho hoa cúc đơn giản này, giúp cho nhiều hộ dân trồng hoa Đông Cương “ép” hoa nở đúng vụ, bán giá cao.
Chong đèn cho hoa cúc Tết
Có mặt tại cánh đồng hoa Đông Cương vào 22 giờ tối, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN mãn nhãn với màn chong đèn cho hoa cúc, “ép” hoa cúc không được “ngủ” để kịp bán Tết 2022.
Theo quan sát của phóng viên, hàng nghìn chiếc đèn cùng ánh sáng màu đẹp lung linh…được thắp lên từ những bóng đèn huỳnh quang loại nhỏ công suất từ 15-20W.
Ông Nguyễn Hữu Nghị (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ việc chong đèn giúp hoa cúc nở đúng dịp Tết 2022. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Nguyễn Hữu Nghị (làng hoa Đông Cương, phường Đông Cương) chia sẻ: “Tôi đã trồng hoa bán Tết được 20 năm, các loại cây hoa như: Cúc, hồng, ly…Thường cây hoa cúc về mùa đông thời gian ánh sáng ít, nên chúng tôi chong đèn cho hoa khoảng 4 tiếng/ngày, thời gian còn lại để cho cây hoa cúc nó nghỉ ngơi”.
Video đang HOT
Khoảng cách chong đèn cho hoa từ 2-2,5 mét/bóng đèn. Ảnh: Vũ Thượng
“Phương pháp chong đèn cho hoa vào ban đêm là kỹ thuật phổ biến của người trồng hoa làng hoa Đông Cương. Đặc biệt, việc chong đèn không cho hoa cúc “ngủ” cũng nhằm kích hoa, tạo đứng cây để kịp bán đúng dịp Tết 2022″, ông Nguyễn Hữu Nghị chia sẻ thêm.
Việc chong đèn cũng nhằm “kích” độ cao của cây hoa cúc lên. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo ông Nghị, việc chong đèn khiến hoa cúc không “ngủ”, biến đêm thành ngày để kiểm soát thời gian thu hoạch. Ngoài ra, chong đèn nhằm giúp cây có thể đạt được độ cao 70-80cm, sau đó thì người dân sẽ tắt đèn để cây ra nụ.
Hạn chế tưới nước khi thấy cây hoa cúc nở muộn
Ngoài việc chong đèn cho hoa cúc kịp bán đúng dịp Tết 2022, thì bà con nông dân làng hoa Đông Cương cũng chú trọng đến khâu điều chỉnh quá trình ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao và đường kính của thân cây.
Thường vào vụ hoa Tết, ông Nghị thức xuyên đêm để kiểm tra những bóng đèn, tưới nước cho cây hoa. Ảnh: Vũ Thượng
Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề trồng hoa bán đúng dịp Tết, ông Nguyễn Hữu Nghị “mách nước”. Nếu hoa có biểu hiện nở muộn hơn so với thời gian dự kiến thì cần tưới phân Kali cho cây hoa cúc với lượng 20g pha trong 10 lít nước với chu kỳ 3 ngày/lần. Đồng thời, bổ sung phân vi lượng Bo với 1g pha với 50 lít nước để phun tưới cho cây hoa cúc.
Việc phủ lớp lưới đen lên trên các luống hoa nhằm tạo tạo độ ấm cho cây hoa về đêm Ảnh: Vũ Thượng
Đặc biệt, hạn chế tưới đẫm nước cho cây hoa cúc nở muộn, chỉ tưới nhấp để cây đủ ẩm kích thích quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra nhanh. Bên cạnh đó, tăng cường chiếu sáng cho cây nhiều hơn bằng biện pháp chong đèn cho cây hoa vào buổi tối.
Người dân làng hoa Đông Cường dùng những chiếc bóng đèn công suất từ 15-20W để thắp cho cây hoa cúc nhằm tiết kiệm điện. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, nghề trồng hoa ở phường Đông Cương (thành phố Thanh Hóa) đã có gần 30 năm, bình quân thu nhập từ 500-550 triệu đồng/ha. Với thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nhiều gia đình đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy 4.390 mét lưới dùng bẫy chim trời trái phép
Từ đầu năm đến nay, lực lượng Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Hà trung (tỉnh Thanh Hóa) đã phối hợp với UBND các xã, phường, lực lượng chức năng trên địa bàn, tổ chức kiểm tra, tháo dỡ và tiêu hủy 4.390 mét lưới, 280 cọc giăng lưới...dùng để bẫy chim trời.
Thực hiện công văn số 14276/UBND-NN ngày 12/11/2018, của UBND tỉnh Thanh Hóa về quản lý, bảo vệ, bảo tồn kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hành vi bẫy bắt, vận chuyển và buôn bán các loài chim hoang dã trái phép.
Qua đó, lực lượng Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã phối hợp với UBND các xã, phường, lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng thuộc địa bàn đơn vị quản lý với 126 lần với 387 người tham gia.
Kể từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Hà trung (tỉnh Thanh Hóa) đã tiêu hủy 4.390 mét lưới giăng bẫy chim trời. Ảnh: P V
Cụ thể, lực lượng chức năng phát hiện và thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm 14 vụ (thẩm quyền Hạt trưởng xử lý 13 vụ, Chủ tịch xã xử lý 1 vụ). Thu nộp ngân sách nhà nước 37.800.000 đồng.
Hàng loạt lưới giăng bẫy chim trời trên các cánh đồng huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) bị thu giữ. Ảnh: P V
Ngoài ra, lực lượng chức năng còn tiếp nhận, bàn giao và thả lại môi trường tự nhiên 4 cá thể động vật hoang dã gồm: 2 cá thể cu li, 1 trăn gấm, 1 cá sấu. Đặc biệt, kiểm tra, tháo dỡ và tiêu hủy 4.390 mét lưới, 280 cọc giăng lưới nhằm bẫy chim trời.
Lưới, cọc giăng bẫy chim trời sau khi thu giữ sẽ tiến hành tiêu hủy trực tiếp ngoài cánh đồng. Ảnh: PV
Được biết, Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung được giao tham mưu, quản lý địa bàn 4 huyện, thị gồm: Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc và Thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa.
Tính riêng trên địa bàn huyện Nga Sơn, kể từ đầu năm đến nay đã thành lập 11 tổ liên ngành, thu giữ, tháo gỡ 3.520 mét lưới, 280 cọc giăng lưới dùng để bẫy chim trời.
Những chiếc lưới mờ bẫy chim trời bị tiêu hủy. Ảnh: P V
Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung còn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, ký cam kết...tới mọi tầng lớp nhân dân không vi phạm các qui định của nhà nước về mua bán, bẫy bắt chim trời .
Còn 10 bệnh nhân bị phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 đang điều trị Hiện còn 10 bệnh nhân bị phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Thanh Hóa đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh này. Trưa 26/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thông tin, hiện đơn vị đang chăm sóc, điều trị cho 10...