Thắng kịch tính, nam sinh Hà Nội vào cuộc thi quý Olympia
Trải qua 4 phần thi kịch tính, Nguyễn Trọng Đăng Dương (THPT Thực nghiệm, Hà Nội) đã xuất sắc giành tấm vé cuối cùng bước vào cuộc thi quý IV của Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Nguyễn Trọng Đăng Dương giành vé vào quý IV.
Cuộc thi tháng cuối cùng của Quý IV Đường lên đỉnh Olympia 2020 phát sóng chiều 6/9 chứng kiến sự so tài của 4 nhà leo núi: Lê Minh Hoàng (THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam), Bùi Nữ Minh Ngọc (THPT Nguyễn Tất Thành, Kon Tum), Nguyễn Trọng Đăng Dương (THPT Thực nghiệm giáo dục Hà Nội) và Phạm Quốc Việt (THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ).
Minh Hoàng đã khuấy động trường quay với điệu nhảy trên nền nhạc Đội kèn tí hon. Điệu nhảy sôi động giúp các thí sinh thoải mái hơn khi bước vào phần thi đầu tiên.
Kết thúc phần thi Khởi động, Đăng Dương dẫn đầu với 80 điểm. Theo sau đó là Minh Hoàng, Quốc Việt cùng số điểm 60 và Minh Ngọc giành được 20 điểm.
Trong phần thi Vượt chướng ngại vật, liên tiếp đáp án 4 câu hỏi của hàng ngang gợi ý đều không được lật mở.
Cụ thể, hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi Từ nào còn thiếu trong đoạn thơ sau: “Lần tràng hạt niệm Nam mô phật? Cửa từ bi công đức biết là bao/Càng trông… càng yêu?”, Đăng Dương là thí sinh duy nhất đưa ra đáp án song không đúng.
4 thí sinh tại cuộc thi tháng Olympia.
Hàng ngang thứ 2 có câu hỏi: “Từ tháng 4/2015 tỉnh nào của đồng bằng sông Hồng có hai thành phố trực thuộc tỉnh?”, cả bốn thí sinh có đáp án nhưng không chính xác.
Trước khi có hàng ngang thứ 3 được lựa chọn, Minh Ngọc bấm chuông trả lời từ khóa với đáp án “Tam Đảo”, nhưng không chính xác. Tiếp đó, Đăng Dương nhấn chuông và đưa ra đáp án không chính xác là “Bảo Đại”.
Hàng ngang thứ 4 có câu hỏi: Những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, được trang bị tiện nghi nhằm mục đích chính là kinh doanh dịch vụ lưu trú, được gọi là gì?, Minh Hoàng ghi được điểm với đáp án “Khách sạn”; còn Quốc Việt cũng tìm được đáp án nhưng gõ không đúng chính tả nên không được tính điểm.
Minh Hoàng liền nhấn chuông đưa ra đáp án từ khóa là “Resort” song không chính xác.
Quốc Việt là thí sinh cuối cùng dự phần thi Vượt chướng ngại vật và chinh phục được câu hỏi gợi ý ở ô trung tâm từ nào còn thiếu của tên gọi giải đua xe đạp hấp dẫn nhất thế giới hiện “… de France”? khi đưa ra đáp án “Tour”, đồng thời tìm ra từ khóa cần tìm là “ Du lịch”.
Sau phần thi này, Quốc Việt và Đăng Dương cùng dẫn đầu với 80 điểm. Minh Hoàng 70 điểm; Minh Ngọc 20 điểm.
Phần thi Tăng tốc, Minh Hoàng, Quốc Việt và Đăng Dương lần lượt trả lời nhanh nhất và chính xác 3/4 câu hỏi. Song Đăng Dương là người có phần bứt tốc thành công nhất để vươn lên dẫn đầu với 180 điểm. Tiếp đến Quốc Việt 170 điểm; Minh Hoàng 140 điểm; Minh Ngọc 40 điểm.
Với số điểm không quá chênh lệch giữa vị trí Nhất, Nhì, Ba nên khi bước vào phần thi Về đích, các thí sinh đã thể hiện tinh thần chơi hết mình, mang đến cuộc đua kịch tính, hấp dẫn.
Là người về đích đầu tiên, nhưng Minh Hoàng rất bình tĩnh lựa chọn gói câu hỏi 20-20-30 và trả lời chính xác cả 3 câu.
Không dừng ở đó, Minh Hoàng tiếp tục giành thêm 20 điểm của Quốc Việt khi đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi bằng tiếng Anh và nâng tổng số điểm lên 230 điểm, tạm thời giữ vị trí dẫn đầu đoàn leo núi.
Đăng Dương bước vào phần thi Về đích với gói câu hỏi 10-20-30. Nhanh chóng trả lời chính xác cả 3 câu hỏi, Đăng Dương tiếp tục giành lại ngôi vị với 240 điểm.
Phần thi Về đích của Minh Ngọc.
Minh Ngọc là thí sinh cuối cùng của phần thi Về đích. Dù biết chắc sẽ không giành chiến thắng, nhưng Minh Ngọc vẫn chơi hết mình khi lựa chọn gói câu hỏi 30-30-30. Tuy nhiên, nữ sinh Kon Tum chỉ giành cho mình 30 điểm ở câu hỏi cuối cùng.
Kết quả chung cuộc, Đăng Dương xuất sắc giành chiến thắng với 240 điểm để lọt vào dự trận thi quý IV. Minh Hoàng giành được 200 điểm, Quốc Việt 170 điểm và Minh Ngọc 70 điểm.
Sau trận thi tháng cuối cùng, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã xác định được 4 thí sinh tham dự trận thi quý IV: Tạ Quang Hưng (THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh), Lưu Đào Trí Dũng (THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội), Lê Minh (THPT Sơn Tây, Hà Nội) và Nguyễn Trọng Đăng Dương (THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục, Hà Nội).
Nữ sinh Kon Tum vô địch Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế"
Minh Ngọc miêu tả bản thân là "người bên ngoài ấm áp, bên trong thiếu tiền". Do vậy, nữ sinh Kon Tum cố gắng vào càng sâu càng tốt ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế".
Nữ sinh Kon Tum vô địch Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế"
Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia Tuần 2 Tháng 3 Quý 4 gồm bốn thí sinh: Phạm Quốc Việt (THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ), Võ Dương Vĩnh Thắng (THPT Bùi Thị Xuân, TP Hồ Chí Minh), Vũ Thảo Nguyên (THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội), Bùi Nữ Minh Ngọc (THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum).
Quốc Việt là thí sinh đầu tiên dự thi Khởi động. Cậu ghi được 70 điểm trong phần thi của mình. Đây cũng là điểm số của Minh Ngọc. Vĩnh Thắng ghi được 50 điểm. Thảo Nguyên dẫn đầu đoàn leo núi với điểm số 90.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, chương trình yêu cầu các thí sinh tìm ra từ hàng ngang gồm 6 chữ cái. Khá bất ngờ khi các thí sinh không thể giải mã được ô chữ hàng ngang gợi ý đầu tiên. Và phải tới khi chương trình đã đọc tới câu hỏi gợi ý thứ 4 mới có một thí sinh bấm chuông xin trả lời ô chữ từ khóa.
Người bấm chuông là Minh Ngọc. Cô đưa ra đáp án chính xác là "Quan họ".
Minh Ngọc chia sẻ rằng cô có phần tiếc nuối vì sự thận trọng của mình, khiến cho cô không thể giành nhiều điểm hơn ở phần thi Vượt chướng ngại vật.
Ngọc chia sẻ là đáp án này đã nảy ra trong đầu cô từ sớm, Tuy nhiên vì an toàn, đến phút cuối Ngọc mới bấm chuông xin trả lời. Đây là điều mà Ngọc tiếc nuối vì cô cho rằng bản thân đã quá thận trọng, dẫn tới chỉ giành thêm được 20 điểm. Dẫu vậy, Minh Ngọc vẫn vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với số điểm 110.
Bước sang phần thi Tăng tốc, diễn biến cuộc thi thay đổi nhanh chóng. Quốc Việt thể hiện bản lĩnh phản ứng nhanh nhạy, vươn lên vị trí số 2 đoàn leo núi với 210 điểm. Vị trí số 1 vẫn thuộc về Minh Ngọc với số điểm 240 điểm. Lúc này, Vĩnh Thắng có 120 điểm, Thảo Nguyên có 130 điểm.
Với khoảng cách khá xa giữa top 2 và top 3, Minh Ngọc và Quốc Việt trở thành đối thủ trực tiếp ở phần thi Về đích.
Quốc Việt là đối thủ trực tiếp giành vị trí số 1 với Minh Ngọc. Cậu có số điểm chung cuộc khá cao là 270 điểm.
Quốc Việt chọn gói câu hỏi 10-20-30 điểm. Việt xuất sắc trở lời được cả 3 câu hỏi chương trình đưa ra, giành được thêm 60 điểm, tạm vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với 270 điểm.
Vĩnh Thắng chọn gói câu hỏi 20-30-30 điểm. Câu hỏi đầu tiên của Thắng được hỏi bằng Tiếng Anh. Thắng không trả lời được nên đã để mất 20 điểm về tay của Minh Ngọc. Sau khi hoàn thành gói câu hỏi của mình, Thắng về chỗ với 130 điểm.
Người tiếp theo Về đích là Thảo Nguyên chọn gói câu hỏi 10-20-20 điểm. Nguyên dễ dàng vượt qua gói câu hỏi của mình, về vị trí với 160 điểm.
Minh Ngọc là người cuối cùng dự thi Về đích. Ngọc chọn gói câu hỏi 20-20-20 điểm. Ngọc thể hiện rằng Tiếng Anh là sở trường của cô khi giành được 20 điểm ở câu hỏi đầu tiên. Tiếp đó, Ngọc thành công giành điểm ở câu hỏi thuộc lĩnh vực Lịch sử, nhưng không có thêm điểm ở câu hỏi Toán học cuối cùng.
Tuy nhiên điểm số của cuối cùng mà Minh Ngọc đạt được đã chạm mốc 300. Số điểm này giúp cô gái đến từ Kon Tum giành vòng nguyệt quế và bước vào cuộc thi Tháng.
Minh Ngọc giành phần thưởng 4 triệu đồng, thỏa mong muốn "cải thiện khí khon kinh tế" của cô.
Bên cạnh đó, Ngọc cũng đã thỏa mãn mục tiêu được cô đặt ra khi tham gia chương trình là "cải thiện tình trạng kinh tế khó khăn" của bản thân nhờ giành được số tiền thưởng của người chiến thắng.
Ở đầu chương trình, Minh Ngọc miêu tả bản thân là "người bên ngoài ấm áp, bên trong thiếu tiền". Do vậy, nữ sinh Kon Tum cố gắng vào càng sâu càng tốt ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế".
Với điểm số khá cao là 270, Quốc Việt vẫn có cơ hội vào chơi cuộc thi vòng trong.
Á khoa khối A toàn quốc đạt 29,55 điểm, ước mơ làm kỹ sư công nghệ thông tin Lê Hồng Đức, học sinh lớp 12 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hùng Vương là á khoa khối A cả nước với tổng điểm thi 29,55 (Toán 9,8, Vật lý 9,75; Hóa 10). Lê Hồng Đức cũng là thí sinh có điểm thi cao nhất tỉnh Phú Thọ. Để có kết quả này, Hồng Đức rèn luyện bền bỉ ngay khi vào lớp...