Tháng cô hồn mà giá nhà, giá xe vừa túi, có tiền vẫn mua thôi!
Dân gian cho rằng, tháng cô hồn không tốt vì thế không nên thực hiện mua, bán vào thời gian này, tuy nhiên theo PGS. TS Trần Lâm Biền, việc kiêng kỵ là tùy theo lòng tin của từng người. Có tiền thì cứ mua!
Tháng 7 âm lịch quan niệm dân gian cho là tháng cô hồn, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều không thực hiện.
Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, quan niệm này đã mai một khi rất nhiều người muốn quyết định mua những tài sản đắt tiền vì cơ hội chỉ có 1 không .
Liệu có nên mua nhà, mua xe hay mua vàng trong tháng 7 âm này không? PV Infonet đã gửi băn khoăn và thắc mắc đến các chuyên gia để lý giải về vấn đề này!
Trao đổi với PV, KTS Hoàng Trà – Phó Viện trưởng Viện Lý học Phương Đông cho hay: Về bản chất, nếu xét về thời xa xưa, việc tháng Ngâu hay không Ngâu cũng không phải là điều chi phối hay ảnh hưởng đến các hoạt động như mua nhà, mua xe của người dân.
Có nên mua nhà, mua xe, mua vàng trong “tháng cô hồn” không?
Khi bắt đầu vào thời kỳ người dân tiếp xúc nhiều đến Phật pháp thì tháng 7 âm lịch thường là tháng Vu Lan báo hiếu.
“Tháng 7 thường kiêng làm những việc như động thổ xây nhà, mua nhà, mua xe, cưới xin… họ kiêng vì cho rằng tháng 7 phần âm rất vượng nên người dương đa số ít người hiểu biết về tâm linh, lễ bái, thường nếu không làm đúng thì phạm âm, mà phạm âm hay vướng những chướng ngại. Do đó, người ta thường kiêng làm những việc lớn trong tháng 7″, ông Trà nói.
Theo KTS Hoàng Trà, thực ra, việc mua xe cũng không cần kiêng kỵ lắm, bởi nếu mua xe trong tháng 7 cũng là phương tiện để đi lại, hưởng thụ.
Còn đối với việc nhà cửa, động thổ xây nhà cần kiêng kỵ nhưng nhà đang xây thì vẫn tiếp tục hoàn thiện. Với nhà nhiều tầng, mái bê tông đang đổ ở tầng giữa thì vẫn đổ được.
Video đang HOT
Còn theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, theo quan niệm dân gian thì trong số những việc không nên làm trong tháng 7 âm lịch là không khởi công, động thổ, cất nóc, nhập trạch về nhà mới; không mua các phương tiện như xe máy, ô tô dùng để đi trong khoảng ngày 12 đến 18/7 âm lịch; không mua bán nhà cửa, đất đai dùng để ở trong khoảng ngày từ 12 đến 18/7 âm lịch.
Tuy nhiên, bà Hà cho rằng, những điều nên làm hay không nên làm trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian theo kinh nghiệm truyền lại mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn chú trọng làm theo.
Ở khía cạnh khác, PGS.TS Trần Lâm Biền lại cho rằng, việc kiêng kỵ là tùy theo lòng tin của từng người. Việc kiêng kỵ là phi thực chứ không dính đến tâm linh.
Tháng 7 là tháng Ngâu, tháng không tốt nên nhiều người kiêng kỵ cũng là một lĩnh vực của văn hóa, trong đó yếu tố tốt hoặc yếu tố xấu. Yếu tố tốt hoặc sai, điều này phụ thuộc vào nhận thức của con người.
Lý do kiêng mua nhà, mua xe, mua vàng trong tháng Ngâu là bởi tháng 7 trời mưa nhiều, là tháng có nhiều điều không tốt thì họ kiêng để tránh xui xẻo. Việc kiêng kỵ này khó có thể giải thích được.
Song, ông Biền cho rằng, những người không kiêng kỵ mà vẫn mua thì cũng chẳng có ảnh hưởng gì cả.
“Thực ra không cần kiêng kỵ. Nhưng vì lòng tin của người ta nên khó cấm đoán. Còn việc nên mua hay không nên mua là tùy thuộc vào từng người, tùy tâm từng người, chứ không phải ở vấn đề kiêng kỵ hay không kiêng kỵ thì bị làm sao.
Có tiền thì đi mua, mua nhà, mua xe, mua vàng trong tháng 7 hay tháng 8 cũng vậy thôi. Tất cả nằm ở nhận thức và lòng tin của con người”, ông Biền nói.
Các hãng ô tô giảm giá mạnh nhằm kích cầu tháng "cô hồn"
Nhiều người quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "cô hồn" hay tháng "ngâu" nên hạn chế mua bán tài sản lớn. Tuy nhiên, thời điểm này nếu khách hàng mua ô tô lại nhận được rất nhiều ưu đãi từ các hãng xe.
Tháng giảm giá, khuyến mại
Tháng "cô hồn" đến, cộng với việc dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại khiến nhiều khách hàng e ngại việc xuống tiền mua xe. Điều này đang đe doạ đến doanh số bán hàng của các hãng ô tô tại thị trường Việt Nam mới hồi phục trong 2-3 tháng trở lại đây.
Để kích thích sức mua, ngay từ đầu tháng 8, các hãng xe và đại lý kinh doanh đã chủ động giảm giá, khuyến mại sâu nhằm tăng doanh số.
Hyundai đang có chính sách giảm giá bán từ 10 - 30 triệu đồng tuỳ mẫu xe từ nay đến hết tháng 9/2020.
Ngoài việc giảm trực tiếp vào giá bán, nhiều đại lý còn tặng thêm những gói phụ kiện hay dịch vụ cho khách mua hàng trong tháng "cô hồn".
Trong đó, mẫu xe Crossover Hyundai Kona cũng giảm đến 20 triệu đồng. Cụ thể, Kona phiên bản 2.0 AT giảm 13 triệu đồng; bản 2.0 AT đặc biệt giảm 15 triệu đồng; bản 1.6 Turbo giảm 20 triệu đồng,...
Từ đầu tháng 8/2020, Ford cũng áp dụng các chương trình giảm giá cho các dòng xe của hãng 25 - 80 triệu đồng/chiếc, kèm theo đó là nhiều khuyến mại, ưu đãi như thuế trước bạ hay gói bảo hành,...
Đặc biệt, Ford Everest phiên bản Titanium 2.0L AT 4WD giảm sâu đến 200 triệu đồng, kéo giá xe xuống mức 1,199 tỷ đồng. Các phiên bản khác như Titanium 4x2, Ambient AT hay Trend được giảm 60 - 85 triệu đồng.
Ford Everest phiên bản Titanium 2.0L AT 4WD giảm sâu đến 200 triệu đồng
Còn Toyota Việt Nam vẫn giữ nguyên chương trình ưu đãi dành cho mẫu Toyota Fortuner 2019. Theo đó, từ nay đến hết ngày 31/8 khách hàng mua các phiên bản 2.4 MT 4x2 và 2.4 AT 4x2 sản xuất trong nước được nhận gói quà tặng trị giá 55 triệu đồng.
Kia cũng giảm 30 - 60 triệu đồng cho 3 mẫu là Cerato, Soluto và Sedona để kích thích mua hàng. Trong đó, chiếc MPV cỡ lớn Sedona được giảm giá nhiều nhất, lên đến 60 triệu đồng.
Để thu hút người mua, ngay cả những mẫu xe mới vừa ra mắt như: Honda CR-V 2020, MG HS và ZS, Mazda6 2020, Suzuki Ertiga Sport,... cũng được các đại lý giảm giá từ 10 - 50 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ phí trước bạ, tặng kèm phụ kiện,...
Nhiều mẫu xe mới ra thị trường cũng có khuyến mại "khủng" trong thời gian này
Một số đại lý, ngoài mức giảm giá theo chương trình khuyến mại của hãng cũng sẵn sàng giảm thêm khoảng 1 - 2% giá bán để tăng doanh số trong tháng "cô hồn" này.
Nhìn chung, việc giảm giá kèm theo một số khuyến mại giúp khách hàng có được cơ hội tốt để sở hữu chiếc xe với mức giá hợp lý trong thời điểm này.
Giảm giá để đẩy hàng tồn
Việc giảm 50% phí trước bạ cho các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước từ 29/6 tới nay đã khiến thị trường xe tại Việt Nam có sự chuyển biến đáng kể. Điều này đã tạo nên một cú hích, giúp thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 7 vừa qua có sự tăng trưởng khá so với tháng 6.
Các mẫu xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi giảm 50% phí trước bạ cũng giảm mạnh giá bán, đồng thời còn tặng thêm các gói khuyến mại để cạnh tranh với các xe sản xuất trong nước.
Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia Marketing Nguyễn Văn Phương nhận định, việc giảm giá, khuyến mại để kích cầu là chiến lược thường thấy của các hãng xe nhằm tăng doanh số bán hàng tại một thời điểm nhất định.
Thực tế thì cứ vào đầu tháng 8 hàng năm (nhằm tháng 7 âm lịch), các hãng xe bắt đầu có những động thái giảm giá nhằm "cứu vớt" doanh số trong tháng "cô hồn". Đây là chiến thuật thông minh vì giai đoạn giữa năm cũng có vai trò rất quan trọng, tạo bước đà vững chắc cho những tháng cuối năm.
"Đôi khi, việc giảm giá sâu, thậm chí cắt lỗ đối với một mặt hàng nào đó còn giúp doanh nghiệp xả được hàng tồn, điều này cũng rất quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là những mặt hàng dễ bị lỗi mốt như ô tô", vị chuyên gia này chia sẻ.
Chiến thuật này hoàn toàn có cơ sở trong bối cảnh toàn thị trường ô tô bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Theo đó, doanh số 7 tháng đầu năm 2020 giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), mặc dù lượng tiêu thụ xe ô tô trong tháng 7 có sự tăng trưởng nhưng lượng hàng tồn kho trong quý II tăng rất cao, tới 129,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Thời gian tới tình hình kinh doanh sẽ khó khăn, đồng thời nhiều mẫu xe mới sắp ra mắt khiến các đại lý phải tích cực đẩy bán nhanh lượng xe đời cũ còn tồn kho. Dự kiến từ nay đến cuối năm, giá ô tô có thể giảm thêm nữa vì dịch bệnh bùng phát trở lại" - đại diện VAMA nhận định.
Trước đó, VAMA cũng đưa ra dự báo năm 2020, thị trường ô tô sẽ tăng trưởng âm 15%. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, sản lượng cũng như doanh số tiêu thụ ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
3 con giáp vướng hạn nặng, xui xẻo trăm đường trong tháng cô hồn và cách hóa giải giúp giảm bớt nghiệp Dưới đây là những con giáp xui xẻo trong tháng cô hồn, gặp nhiều chuyện tai họa khó lường và những cách hóa giải đơn giản giúp vận trình thuận lợi hơn. Tuổi Sửu Trong tháng cô hồn, Sửu là con giáp xui xẻo, vướng nhiều họa thị phi từ trên trời rơi xuống. Bạn không nhận được nhiều sự tín nhiệm của...